Sự giúp đỡ của Liên Xô là to lớn, toàn diện và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 90)

1954 -1975

3.1.2.Sự giúp đỡ của Liên Xô là to lớn, toàn diện và có hiệu quả

Ngay từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 và đặc biệt trong đường lối kháng chiến năm 1946, Đảng ta luôn đánh giá sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế là một trong các nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Trong các yếu tố quốc tế ấy, vai trò của Liên Xô đối với Việt Nam đứng ở vị trí hàng đầu. Liên Xô giúp đỡ Việt Nam toàn diện: chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa. Về quốc phòng, Liên Xô giúp Việt Nam với khối lượng chiếm 50% tổng khối lượng các nước XHCN [9,tr.35].Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước anh em khác có vai trò quyết định giúp ta nâng cao sức chiến đấu để chống chọi với quân xâm lược trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc cũng như trong chiến tranh tìm diệt ở miền Nam.

Về chính trị, Liên Xô đóng vai trò chỗ dựa vững chắc cho nhân dân ta. Liên Xô là nhân tố kiềm chế, răn đe đối với việc Mỹ leo thang chiến tranh. Sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước, nhân dân Liên Xô luôn luôn là nguồn cổ vũ có ý nghĩa đối với nhân dân ta trong khói lửa. Sự giúp đỡ của Liên Xô về văn hóa, giáo dục có ý nghĩa cơ bản và lâu dài.

Để thấy đúng mức sự vĩ đại trong việc Liên Xô giúp Việt Nam, cần thấy rằng để làm được như vậy, Liên Xô cũng có những hy sinh dân tộc nhất định và cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Trong thời gian này, đời sống nhân dân Liên Xô chưa cao.Để giúp Việt Nam, Liên Xô cũng phải cố gắng lớn, vì lúc này Liên Xô cũng phải viện trợ cho nhiều nước khác.Yêu cầu lớn nhất về đối ngoại của Liên Xô là hòa bình.Thời kỳ đầu Johnxon và Khơrutxôp đã có ý định tách cuộc chiến tranh Việt Nam ra khỏi quan hệ Xô – Mỹ, nhưng chiến tranh Việt Nam phát triển, ý định này không thể thực hiện được. Thực

tế là suốt năm, sáu năm chiến tranh Việt Nam ở đỉnh cao, quan hệ Mỹ - Xô không có tiến triển: không có thượng đỉnh, không có hội nghị quốc tế quan trọng nào, không có thỏa thuận quan trọng trên các vấn đề mà Liên Xô và Mỹ đều quan tâm như giải trừ quân bị, vấn đề Beclin, vấn đề Trung Đông, hòa hoãn Đông – Tây.

Giúp Việt Nam, Liên Xô cũng gặp khó khăn với Trung Quốc trên vấn đề thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam, vấn đề hàng của Liên Xô qua cảng Trung Quốc để vào Việt Nam, vấn đề bác bỏ các ý kiến của Trung Quốc cho Liên Xô giúp Việt Nam giả, làm ăn thật với Mỹ. Điều Liên Xô quan ngại nhất là Mỹ sử dụng ván bài hòa hoãn với Trung Quốc để tạo một Liên minh hai nước lớn chống Liên Xô.Mặc dù gặp khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ nhưng Liên Xô vẫn chủ động giúp đỡ Việt Nam.

Như vậy, trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ 1954 – 1975 là mối quan hệ toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế với Liên Xô thời kỳ này, Việt Nam chưa có khả năng hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi mà Việt Nam chủ yếu là nhận viện trợ không hoàn lại hoặc vay nợ với những điều kiện ưu đãi từ Liên Xô. So sánh đặc điểm này của quan hệ Việt Nam – Liên Xô với quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, quan hệ Việt Nam với Trung Quốc chúng ta thấy: giống với quan hệ Việt Nam với Trung Quốc nhưng lại khác với quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ 1954 – 1975. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ này chủ yếu là quan hệ về mặt chính trị, là sự ủng hộ nhau trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất mà chưa triển khai nhiều các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Quan hệ chính trị giữa hai nước là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam và Ấn Độ. Sự đòi hỏi bức xúc của mỗi bên trong việc nâng cao vị trí của mình trên trường quốc tế đã có ảnh hưởng đến việc tăng cường quan hệ chính

trị. Ấn Độ thiết lập và duy trì quan hệ chính trị với Việt Nam nhằm củng cố vai trò của mình ở Châu Á và trên thế giới, đặc biệt là vai trò trong phong trào không liên kết. Bởi lẽ, cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam ngày càng trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việt Nam trong thời kỳ này đang rất cần sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì độc lập và thống nhất Tổ quốc.Ngoài quan hệ gắn bó với các nước trong hệ thống XHCN, Việt Nam luôn chủ trương mở rộng quan hệ với các nước không cùng hệ thống chính trị, xã hội.Chính vì vậy, Việt Nam coi trọng quan hệ chính trị với Ấn Độ hơn là hợp tác trên các mặt kinh tế, văn hóa.

Một lý do khác là khả năng thực tế của hai nước đều gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hợp tác kinh tế và các mặt khác. Khi đó Việt Nam và Ấn Độ đêu là những nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi chế độ thuộc địa, vì vậy hợp tác bị hạn chế lớn cả về ngành nghề và khối lượng, chất lượng.Hơn nữa, Việt Nam đang phải dốc sức thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là kháng chiến chống xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài và gian khổ ngay trên đất nước mình không tạo cho Việt Nam điều kiện thực hiện được kế hoạch hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Ấn Độ một cách đầy đủ hơn. 3.1.3. Quan hệ với Việt Nam thời kỳ này Liên Xô giữ thái độ chân tình, bình đẳng và trọng thị

Trong quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô qua mỗi chặng đường, khi Việt Nam có khó khăn, Liên Xô đều chủ động bàn bạc.Các yêu cầu của Việt Nam về chính trị và viện trợ vật chất, phía Liên Xô đều nghiên cứu thấu đáo.Trong các cuộc gặp và giải quyết công việc, phía Liên Xô giữ thái độ bình đẳng, trọng thị với Việt Nam. Liên Xô có gợi ý, có ý muốn làm trung gian nhưng chưa thấy lần nào Liên Xô thúc ép, đe dọa với những đề nghị, yêu cầu của phía Việt Nam, phía Liên Xô đều cân nhắc và xử lý theo tinh thần hiểu biết. Khi Trung Quốc không còn đồng ý để Liên Xô lập căn cứ không

quân ở Hoa Nam, phía Việt Nam đề nghị Liên Xô tạm gác vấn đề, phía Liên Xô rất tiếc nhưng vẫn chấp nhận đề nghị của Việt Nam.

Khi chuẩn bị đón Nixơn, Liên Xô cân nhắc rất nhiều ý kiến của Việt Nam. Đón Kissinger, Liên Xô phái Catusép trong Ban Bí thư sang trao đổi chân tình với phía Việt Nam và khẳng định Liên Xô không có thỏa thuận gì với Mỹ về vấn đề Việt Nam. Một biểu hiện rõ nét về sự chân tình của Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam là Liên Xô rất coi trọng giới thiệu, tuyên truyền cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam cả đối nội và đặc biệt về đối ngoại. Nhân dân thế giới hiểu thêm con người Việt Nam, vận mệnh của Việt Nam là do Việt Nam cố gắng, nhưng một phần quan trọng là do Liên Xô và bạn bè góp sức vào. Việc làm này có lợi cho Việt Nam nhưng cũng góp phần để dư luận quốc tế thấy đúng vai trò của Liên Xô trong việc giúp Việt Nam.

Để làm rõ thái độ của Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam thời kỳ này, chúng ta đi tìm hiểu một số việc làm của Liên Xô mà lúc đó dư luận không đồng tình:

Việc Liên Xô hối thúc Hà Nội sớm đi vào nói chuyện với Mỹ và nên có nhân nhượng để sớm có hòa bình. Lúc này, Mỹ leo thang ác liệt, Liên Xô cũng chưa thật tin vào khả năng chống trả của Việt Nam, Liên Xô ngại chiến tranh ác liệt kéo dài. Đó là thời đầu cuộc chiến, khi Việt Nam đã chế ngự được quân xâm lược và đã ngồi với Mỹ ở Pari, thái độ của Liên Xô thân tình và hiểu biết hơn.

Việc Liên Xô muốn và hay làm trung gian chuyển ý kiến của Mỹ cho Hà Nội nhưng chúng ta cần thấy, làm trung gian giữa hai bên đối địch là việc bình thường. Cũng từ năm 1965 đến 1967, đại diện quan chức ngoại giao chính khách của 16 nước khác cũng tiếp xúc với Việt Nam, với ý định trung gian, trong đó có Anh, Pháp, Canada, Ấn Độ, Gana, Rumani. Mỹ rất muốn

qua Liên Xô chuyển ý kiến cho Việt Nam là nhằm tạo một chút sức ép. Liên Xô làm trung gian cũng giữ hòa hoãn với Mỹ và cũng để thăm dò ý tứ Việt Nam. Lãnh đạo Liên Xô cũng cho biết Hà Nội không muốn có trung gian. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô- Gromưcô nói với cán bộ ngoại giao Mỹ: “Bắc Việt Nam phản đối mọi sự trung gian trong quan hệ với Mỹ. Nếu Mỹ có đề nghị cụ thể nào thì cứ chuyển cho Hà Nội” [22,tr.36]. Điều quan trọng là khi chuyển ý kiến của Mỹ, chưa thấy lần nào Liên Xô thúc ép phía Việt Nam.

Một việc làm nữa của Liên Xô mà dư luận có nhiều ý kiến đó là việc Liên Xô đón Nixơn. Lúc này, Liên Xô cân nhắc nhiều giữa lợi ích chiến lược toàn cầu và quan hệ với Việt Nam. Về chiến lược, đây là thời điểm có lợi nhất để đi vào hòa hoãn với Mỹ trên thế có lợi. Nếu để chiến tranh Việt Nam kết thúc rồi thì Liên Xô mất con bài để mặc cả trên thế có lợi. Hơn nữa, Trung Quốc đã đón Nixơn nếu Liên Xô chậm chân sẽ có nhiều bất lợi trong quan hệ tam giác chiến lược.Trong mọi vấn đề quan hệ quốc tế, bao giờ lợi ích dân tộc cũng được đặt lên hàng đầu.Chúng ta phải hiểu được chiến lược và khó khăn của Liên Xô mới có thể đánh giá thái độ chân tình của Liên Xô với Việt Nam mà không mắc định kiến.

3.1.4. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô chịu ảnh hưởng lớn bởi nhân tố Trung Quốc Trung Quốc

Trung Quốc là nướcláng giềng của Việt Nam, có cùng chung biên giới dài 1.400 km, hơn nữa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc cũng là nước có vai trò lớn trong hệ thống các nước XHCN. Quan hệ Xô – Trung được coi là mối quan hệ giữa hai nước anh cả và anh hai trong hệ thống các nước XHCN. Sau hội nghị Giơnevơ, uy tín của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực lượng ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Á. Điều đó thể hiện trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Băng dung

năm 1955, gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc cũng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực thông qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, mâu thuẫn Xô – Trung chưa bộc lộ công khai. Liên Xô vẫn chủ trương nguyên tắc phân công trách nhiệm giữa Liên Xô và Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, theo đó “tất cả các vấn đề liên quan đến hợp tác chính trị và quân sự với VNDCCH, Liên Xô chỉ hành động thông qua các đồng minh Trung Quốc” [14,tr.17]. Như vậy, trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam quan hệ giữa Liên Xô – Trung Quốc vẫn tốt đẹp, mọi vấn đề hợp tác, giúp đỡ của Liên Xô đối với VNDCCH đều hành động thông qua đồng minh Trung Quốc.

Tới những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, sự bất đồng và công kích lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước mà còn gây mất lòng tin trong hệ thống XHCN và ảnh hưởng không tốt đến phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân tộc. Mặt khác, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, các nước phương Tây nhất là đế quốc Mỹ đã ra sức lợi dụng tình hình để khoét sâu mâu thuẫn Trung – Xô, chia rẽ các nước trong phe XHCN và tấn công phong trào giải phóng dân tộc.

Điều đáng nói là mâu thuẫn Trung – Xô nổ ra và phát triển vào thời điểm cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới: sau thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt vào giữa những năm 60, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở rộng các hoạt động quân sự ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, yêu cầu phối hợp hành động trên trường quốc tế ủng hộ Việt Nam là rất lớn cả về tinh thần và vật chất. Tháng 2/1965, sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưgin, Liên bang Xô Viết đề ra một kế hoạch hành động viện trợ quân sự mới cho Việt Nam nhưng phía Trung Quốc từ chối hành động cùng kế hoạch của Liên Xô. Tháng 4/1965, Trung Quốc hai lần bác bỏ đề nghị của Liên Xô về vấn đề thống nhất hành động để đảm bảo an ninh của

Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ lời đề nghị của Liên Xô muốn lập cầu hàng không qua Trung Quốc, lập các sân bay trên đất Trung Quốc để bảo vệ nước VNDCCH.

Ngày 28/12/1965, họ bác bỏ dự thảo do phía Việt Nam đề nghị các nước XHCN ra tuyên bố chung lên án Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam và gây chiến tranh chống nước VNDCCH.

Tháng 2/1966, Chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ việc thành lập Mặt trận quốc tế thống nhất ủng hộ Việt Nam được nêu rõ trong cuộc đàm phán cấp cao Xô – Trung.Không ủng hộ việc thành lập mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam theo sáng kiến của Việt Nam và Liên Xô, nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thành lập Mặt trận nhân dân thế giới do họ khống chế. Nghị quyết Hội nghị 11, Khóa VIII Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 8/1966 viết: “Cần phải thành lập mặt trận thống nhất quốc tế rộng rãi nhất chống đế quốc Mỹ và tay sai… Tất nhiên mặt trận đó không thể bao gồm họ (Liên Xô) được”.

Những người lãnh đạo Trung Quốc không bỏ qua cơ hội tranh thủ viện trợ cho Việt Nam để lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô “trong những cuộc hội đàm với phía Việt Nam năm 1963, họ tìm cách thuyết phục Việt Nam chấp nhận quan điểm của họ là phải phủ nhận hệ thống XHCN và mở cho họ một con đường xuống Đông Nam Á”.

Trong năm 1963 những người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra “Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào Cộng sản quốc tế” và đề nghị triệu tập hội nghị 11 Đảng cộng sản mục đích là để nắm rõ vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới và lập một Quốc tế cộng sản, và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Để đạt được mục đích, những người lãnh đạo Trung Quốc còn hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam nhiều hơn nữa. Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Việt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc

sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ Nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô.

Trước thái độ và hành động của Trung Quốc, Việt Nam đã khẳng định thái độ kiên quyết của mình bảo vệ sự thống nhất trong hệ thống XHCN, không tán thành việc họp Hội nghị 11 Đảng và không để những người lãnh đạo Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam làm bàn đạp cho mục đích của họ. Do thái độ kiên quyết của phía Việt Nam, Cương lĩnh 25 điểm không gây được tiếng vang, âm mưu lập “Quốc tế cộng sản” mới của Trung Quốc cũng không thành.

Năm 1968, khi Việt Nam đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ thì Trung Quốc cho rằng Việt Nam đàm phán với Mỹ là do nghe lời Liên Xô và yêu cầu phía Việt Nam lựa chọn. Ngày 9/10/1968, một nhà lãnh đạo Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 90)