Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong vấn đề viện trợ quân sự

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 71)

1954 -1975

2.3.2. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong vấn đề viện trợ quân sự

Ngay khi những quả bom đầu tiên của bọn xâm lược Mỹ thả xuống nước VNDCCH, Chính phủ Liên Xô đã tuyên bố dứt khoát rằng: Liên Xô sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh và tăng cường khả năng quốc phòng cho nước XHCN anh em. Thực hiện lời tuyên bố đó, Liên Xô đã gửi tới VNDCCH nhiều loại vũ khí tấn công có uy lực mạnh như: tên lửa đất đối không, máy bay phản lực chiến đấu, súng phòng không và các trang thiết bị khác. Những vũ khí này đã trở thành chướng ngại vật nghiêm trọng đối với kẻ thù muốn đè bẹp ý chí của nhân dân Việt Nam bằng nỗ lực quân sự.

Sự giúp đỡ của Liên Xô tăng dần từ năm 1965 đến năm 1968. Năm 1965 Liên Xô cung cấp cho Việt Nam gần 200 triệu USD trang thiết bị quân sự.Tính đến năm 1967, sự giúp đỡ của Liên Xô đã chiếm 36,8% (608 triệu

USD) trong tổng số khoảng 1,5 tỷ Rúp (hơn 1,5 tỷ USD) mà các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam. Đến cuối năm 1967, sự giúp đỡ của Liên Xô đã chiếm tới 50% tổng giá trị giúp đỡ của phe XHCN, trong đó sự giúp đỡ về quân sự chiếm 2/3 tổng giá trị giúp đỡ của Liên Xô và đạt con số là 369,7 triệu USD. Năm 1968, Liên Xô đã dẫn đầu danh sách các nước XHCN giúp đỡ cho Việt Nam, với tổng giá trị đạt 542 triệu Rúp (582,2 triệu USD) [26,tr.235].

Cụ thể, ngay trong năm 1965, một số máy bay MIG 15,17 và IL-28 đã được chuyển đến Việt Nam [14, tr.19]. Cuối năm 1966, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 máy bay chiến đấu” [17, tr.73].Ngày 24/7/1965, lần đầu tiên tên lửa đất đối không do Liên Xô chế tạo bắn rơi một chiếc F4C của Mỹ ở phía tây bắc Hà Nội [26,tr.235].

Như vậy, Matxcơva đã gửi tới Hà Nội tên lửa đất đối không (SAM), máy bay phản lực chiến đấu, tên lửa, súng phòng không và các thiết bị quân sự khác, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam thời gian này là rất lớn. Tuy nhiên, một số hàng viện trợ đó đã nằm lại ở cửa khẩu Trung Quốc. Bởi thời điểm này, hải quan Trung Quốc ra quy định yêu cầu Liên Xô cũng như các nước khác có hàng viện trợ cho Việt Nam chuyển qua Trung Quốc phải trực tiếp làm thủ tục cho từng chuyến hàng. Quy định này làm chậm trễ việc cung cấp hàng viện trợ đặc biệt là trang bị vũ khí đang rất cần cho cách mạng Việt Nam. Nguyên nhân sâu sa của việc này chính là bắt nguồn từ mâu thuẫn Xô – Trung đang trở thành đối địch. Hai nước đã không có sự thống nhất trong hành động viện trợ và đều muốn giành mối lợi Việt Nam cho lợi ích riêng.

Cùng với viện trợ trang thiết bị quân sự, Liên Xô còn cử cố vấn, chuyên gia quân sự sang Việt Nam. Theo báo cáo cuối năm 1965 của Đại sứ quán Liên Xô, có 1.165 chuyên gia quân sự của Liên Xô, chủ yếu là kỹ thuật viên, phi công và nhân viên vận hành SAM[26,tr.235]. Theo tin tức của tình báo Mỹ

báo cáo: vào tháng 9/1965, có từ 1500 đến 2500 quân Liên Xô có lẽ đang có mặt ở Việt Nam… phần lớn các quân nhân Liên Xô này là nhân viên quân sự vận hành SAM, ngoài ra là các chuyên gia đào tạo và hỗ trợ [8,20]. Đồng thời, Liên Xô còn giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia quân sự tài giỏi, có kinh nghiệm vận hành loại vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Mỗi năm, trong cuộc chiến tranh Việt Nam có hàng nghìn chiến sĩ và sĩ quan Việt Nam được đào tạo tại các trường quân sự của Liên Xô. Riêng năm 1966, có 2.600 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo để phục vụ cho các lực lượng không quân và phòng không [26,tr.235]. Trong số những người được đào tạo tại Liên Xô, có những người sau này đã giữ vai trò chỉ huy quan trọng.

Sự giúp đỡ to lớn về khối lượng hàng quân sự của Liên Xô kể trên đã góp phần giúp nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự buộc Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc (1/1/1968). Sự giúp đỡ của Liên Xô là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam càng quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.Quân dân Việt Nam kết hợp với hai nước bạn Lào – Campuchia liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, đẩy địch vào sự bế tắc không lối thoát.

Sau Hiệp định Pari (27/1/1973), do tác động từ hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ nên viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đã giảm đi nhiều so với trước. Mặc dù vậy, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, nhân dân ta đã giành thắng lợi to lớn với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, viện trợ quân sự của Liên Xô là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.Sự xuất hiện của các vũ khí hiện đại, có uy lực mạnh trên chiến trường Việt Nam đã góp phần đưa cách mạng Việt Nam nhanh chóng đến thành công.Nếu không có nguồn viện trợ này, cuộc kháng chiến của nhân dân ta khó tránh khỏi những khó khăn và có thể còn kéo dài hơn nữa.

Tuy nhiên, có một điều đáng nói rằng: các nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ lưu tâm tới các mục đích chính trị, tư tưởng mà họ còn muốn thử nghiệm trên chiến trường các loại vũ khí tiên tiến nhất của Liên Xô và đây cũng là cơ hội để họ thu thập những thông tin về các loại vũ khí mới nhất của Mỹ. Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, Liên Xô điều chỉnh các loại vũ khí của mình cho phù hợp với trang thiết bị của Mỹ. TheoI. Gaiđuc thì: từ tháng 5/1965 đến đầu năm 1967, các chuyên gia Liên Xô đã thu thập và chuyển về nước hơn 700 mẫu các trang thiết bị quân sự của Mỹ, kể cả những bộ phận máy bay phản lực, tên lửa, rađa. Điều này có ý nghĩa nhất định trong việc Liên Xô giành thế cân bằng vũ khí tiến công chiến lược với Mỹ trong những năm 70 [26,tr.236].

2.3.3. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trên lĩnh vực kinh tế - thương mại

Kể từ năm 1965, Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định nhằm củng cố và xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn của miền Nam. Ngày 21/12/1965, tại Matxcơva, Liên Xô và Việt Nam đã ký hai hiệp định về viện trợ kinh tế bổ sung cho Việt nam trong những năm 1966, đồng thời Chính phủ Liên Xô cho chính phủ VNDCCH vay để trả đủ thanh toán bù trừ của năm 1965. Theo hiệp định này, khối lượng hàng hóa của Liên Xô được chuyển sang Việt Nam với trị giá khoảng 38,5 triệu rúp [26,tr.234]. Ngày 23/9/1967, hai bên ký tiếp hiệp định mới về việc Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam số tiền vay, về việc trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam – Liên Xô trong năm 1968, Liên Xô sẽ cung cấp cho nước VNDCCH các phương tiện quân sự, phương tiện giao thông, sản phẩm dầu lửa, sắt thép và kim loại màu, lương thực, phân bón hóa học, thuốc men, các vật liệu khác cần cho việc tăng cường lực lượng quốc phòng và phát triển kinh tế quốc dân của nước VNDCCH [27,tr.179].

Bên cạnh sự giúp đỡ từ phía nhà nước, sự ủng hộ giúp đỡ từ phía nhân dân Xô Viết cũng có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng Việt Nam. Trên khắp đất nước Liên Xô diễn ra phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam dưới mọi hình thức như: phong trào góp một ngày công, phong trào tình nguyện hiến máu, phong trào quyên góp tiền … Số tiền quyên góp được dùng để mua các mặt hàng: gạo, thuốc men, xe cấp cứu, cáchàng hóa khác rồi chuyển tới Việt Nam bằng đường thủy. Những con tàu chở hàng tới Việt Nam mang cả tấm lòng lớn của nhân dân Xô Viết đối với các bạn Việt Nam, nên nó được gọi bằng cái tên ý nghĩa: tàu thủy đoàn kết hay tàu thủy giáo dục (chở các thiết bị học tập giấy bút cho các em học sinh nhân dịp năm học mới). Để đưa số lượng hàng hóa này sang Việt Nam, các cán bộ, công nhân và thủy thủ Xô Viết đã làm việc quên mình, có người đã hy sinh trước sự tấn công của bom đạn Mỹ, nhằm bảo vệ đủ số hàng và vận chuyển kịp thời cho Việt Nam.

Sự giúp đỡ của nhân dân Xô Viết là biểu tượng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc tạo thành sức mạnh to lớn giúp nhân dân Việt Nam đập tan mọi sự đe dọa bằng vũ lực của Mỹ ở miền bắc Việt Nam góp phần chi viện tích cực cho chiến trường miền Nam.

Sau thắng lợi năm 1968, miền Bắc bước vào khôi phục và phát triển kinh tế trong hòa bình. Nhưng tình hình miền Bắc đang gặp rất nhiều khó khăn do cuộc tàn phá của Mỹ để lại. Các khu công nghiệp như: Thanh Hóa, Vinh, Ninh Bình… các nhà máy như: nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Uông Bí, các công trình thủy lợi, đường giao thông đều bị hư hại nặng. Lúc này, Việt Nam rất cần sự giúp đỡ và hợp tác hữu nghị với Liên Xô và các nước XHCN anh em khác. Trước tình hình đó ngày 25/11/1968, tại Matxcơva Chính phủ Liên Xô và Việt Nam đã ký kết các hiệp định về việc Liên Xô viện trợ không hoàn lại về kinh tế và quân sự cho nước VNDCCH, về việc cho vay dài hạn các khoản tiền mới, về trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên Xô trong năm 1969 cũng như một số vấn đề hợp

tác khác. Theo đó, Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 11,5 triệu rúp, trong đó cung cấp hàng hóa trong năm 1969 là 10 triệu rúp nhằm khắc phục những hậu quả của thiên tai và cung cấp dược phẩm, thuốc khử trùng, thiết bị và phương tiện vận tải cũng như cử chuyên gia sang Việt Nam với tổng giá trị là 1,5 triệu rúp, nhằm tiến hành việc chống sốt rét trong các năm 1969 -1970 [26,tr.265].

Trong các năm tiếp theo từ năm 1969 – 1972, Liên Xô và Việt Nam ký kết các hiệp định, nghị định về sự hợp tác kinh tế đó là: Hiệp định việc Liên Xô giúp đỡ về kinh tế cho VNDCCH (15/10/1969), Nghị định về việc thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế và khoa học giữa hai nước (9/12/1972). Trên tinh thần hiệp định đã ký kết, Liên Xô cho Việt Nam vay không phải trả lãi số tiền 152 triệu rúp, trong đó để thanh toán những hàng hóa cung cấp cho Việt Nam năm 1970 trị giá 127 triệu rúp và để thanh toán vấn đềgiúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức Liên Xô trong việc xây dựng các xí nghiệp, công trình và thực hiện các công tác khác trị giá 25 triệu rúp [26, tr.271].

Tháng 7/1973, trong chuyến thăm Liên Xô của đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước VNDCCH, Việt Nam và Liên Xô đã ký các hiệp định về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật và về trao đổi hàng hóa giữa hai nước trong những năm 1973 -1974. Một việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Liên Xô giúp Việt Nam phát triển năng lượng điện, công nghiệp than, xây dựng đường xá, thực hiện công tác thăm dò địa chất.

Tháng 12/1974, Việt Nam và Liên Xô ký hiệp định về việc Liên Xô giúp đỡ kinh tế và kỹ thuật cho nước VNDCCH. Theo đó, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các thiết bị công nghiệp, máy móc công nghiệp, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm cần thiết cho việc đảm bảo những nhu cầu của nhân dân và khôi phục nền kinh tế. Khối lượng hàng

hóa này có ý nghĩa rất lớn đối với đối với hậu phương miền Bắc, nhân tố quyết định sự thắng lợi của chiến trường miền Nam năm 1975.

Nhờ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô mà các ngành kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hóa chất, cơ khí luyện kim.

Trước tiên, phải kể đến đó là ngành công nghiệp năng lượng.Trong mười năm chống chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ (1965 -1975), sự giúp đỡ của Liên Xô không ngừng tăng lên để duy trì và khôi phục các cơ sở năng lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, quốc phòng nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngay chính trong giai đoạn gay go thử thách này, các công trình năng lượng mới có quy mô to lớn, có chất lượng cao hơn được hình thành và xây dựng như Nhà máy thủy điện Thác Bà (công xuất 108 MW) mở rộng đợt 2, đợt 3 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (105 MW), xây dựng các mỏ than Cao Sơn (2 triệu tấn/ năm) mỏ thanMông Dương, Vàng Danh, cải tạo và mở rộng các mỏ than lộ thiên [20,tr.41].

Các cơ sở vật chất do Liên Xô giúp đỡ đó là cái vốn ban đầu rất quý để ngành năng lượng phát triển với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn sau này.

Đối với ngành dầu khí, các chuyên gia khoan giàu kinh nghiệm như chánh kỹ sư Phriép đã hăng hái, xông xáo nhiệt tình đã sát cánh với các kỹ sư và công nhân khoan Việt Nam xây dựng lắp giàn khoan số 1 ở huyện Tiên Hưng (Thái Bình). Giếng khoan này sâu 3.300 mét, được tiến hành khoan trong những năm 1969 -1971 đã đánh dấu thêm một bước tiến mới trong quá trình phát triển ngành dầu khí non trẻ của nước ta.

Bắt đầu từ năm 1974, công tác tìm kiếm dầu khí được tiến hành rất khẩn trương, cùng thời gian đó việc thi công hàng loạt giếng khoan cũng được đẩy mạnh. Bộ địa chất Liên Xô đã thành lập Đoàn chuyên gia dầu khí tách

khỏi Đoàn chuyên gia địa chất khoáng sản và đã cử các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sang giúp đỡ ngành dầu khí Việt Nam. Sau một thời gian khoan tìm kiếm, tháng 1/1975, chúng ta đã phát hiện được mỏ Tiền Hải (Thái Bình) nhờ giếng khoan số 61và đã đi vào khai thác. Qua việc khai thác mỏ khí Tiền Hải, Liên Xô đã đào tạo cho chúng ta một đội ngũ cán bộ, công nhân ngành dầu khí, đã xây dựng cho chúng ta cơ sở vật chất – kỹ thuật bước đầu của ngành dầu khí. Việc tìm thấy mỏ khí Tiền Hải đã tăng niềm tin vào bước đường tiếp tục tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam.

Ngành công nghiệp hóa chất, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao được Liên Xô giúp đỡ xây dựng giai đoạn 1958 -1962, đến năm 1971, Liên Xô giúp đỡ mở rộng đợt 1, đưa công suất lên 180.000 tấn/ năm.

Trong lĩnh vực cơ khí và luyện kim, trong những năm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Đảng và Chính phủ Liên Xô vẫn liên tục chi viện cho ta nhiều mặt và có hiệu quả. Trong đó vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng một số nhà máy mới. Nhà máy dụng cụ cắt số 1 với sản lượng thiết kế 570 tấn/ năm, Nhà máy sửa chữa vòng bi Phổ Yên với sản lượng thiết kế 30 vạn vòng/ năm, nhà máy chế tạo giũa vời với sản lượng thiết kế là 2 triệu chiếc/ năm [20,tr.51].

Trong hoạt động thương mại, tiếp nối giai đoạn trước (1954 -1964), tới giai đoạn này, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 -1972), mặc dầu chúng mở nhiều đợt đánh phá ác liệt dài ngày vào các cơ sở sản xuất, hệ thống giao thông vận tải và phong tỏa các cửa khẩu, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu bị đánh phá nghiêm trọng, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy có gặp những khó khăn to lớn trong xuất khẩu, trong sáu năm 1965 -1970, mức xuất khẩu của nước ta sang Liên Xô vẫn cao hơn so với mức đã thực hiện bốn năm trước đó

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1954 1975 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)