THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON
3.2.7. Lấy truyện cổ tích làm phần thưởng cho trẻ
Việc khen thưởng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ. Bởi vậy, khi trẻ tỏ ra biết nghe lời, chăm học, ngoan ngoãn, lễ phép với các cô giáo và phụ huynh, cần khuyến khích và động viên trẻ bằng những cuốn truyện cổ tích mà trẻ thích, trẻ sẽ hiểu được đó là một món quà rất quý khi trẻ là một “Bé
ngoan”. Và như vậy mỗi câu chuyện cổ tích sẽ càng hấp dẫn đối với trẻ hơn.
Sự khen thưởng nên tiến hành theo quý, mỗi quý chọn ra năm trẻ ngoan nhất (đi học đầy đủ, vâng lời cô giáo và cha mẹ, tham gia nhiệt tình các hoạt động ở trường, lớp) sẽ được tặng một cuốn truyện cổ tích hấp dẫn. Từ phong trào, trẻ sẽ thi đua nhau chăm ngoan và trẻ sẽ biết yêu quý, trân trọng những câu chuyện cổ tích hơn.
Với kết quả thực nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát trẻ tại trường mầm non Tiên Dược – Sóc Sơn – Hà Nội đã khẳng định lại ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như: hình thành góc “Truyện cổ tích” trong lớp học; tổ chức cuộc thi “Bé với truyện cổ tích” hay “Bé tìm hiểu
về truyện cổ tích”; phát động phong trào sáng tác truyện cổ tích cho trẻ mầm
non nhằm phát triển truyện cổ tích trong trường mầm non; lựa chọn truyện cổ tích trong trường mầm non; xây dựng thế giới cổ tích trong trường mầm non; dạy trẻ một số thủ thuật kể chuyện; lấy truyện cổ tích làm phần thưởng cho trẻ. Tất cả những đề xuất đó nhằm mục đích phát triển truyện cổ tích trong trường mầm non.
KẾT LUẬN
Trong “Tư bản mệnh”, Các Mác đã nói: “ Con nhện thực hiện thao tác giống của một người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho các kiến trúc sư phải hổ thẹn. Nhưng một nhà kiến trúc sư có tồi đi chăng nữa thì ngay từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chỗ trước khi xây tổ, anh ta đã xây nó trong
óc của mình rồi ”. Qua cách nói bóng bẩy trên, Mác đã quan tâm và lưu ý đến
một đặc điểm cơ bản để phân biệt con người với con vật, đặc điểm đó là khả năng dùng đầu óc để suy nghĩ và tư duy.
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ lại không phải là bẩm sinh, di truyền. Bởi vậy, cuộc đào tạo và phát triển ngôn ngữ luôn là nội dung được coi trọng trong công tác giáo dục của nhà trường, đặc biệt là trường mầm non.
Đối với trẻ mầm non, thì việc phát triển ngôn ngữ trong đó có mở rộng vốn từ và chuẩn mực kỹ năng phát âm là một trong những nội dung nhằm trau dồi ngôn ngữ cho trẻ.
Với đề tài: “ Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ mẫu giáo lớn ”, chúng tôi đã thống kê các truyện cổ tích Việt Nam và
khảo sát tại trường mầm non Tiên Dược – Sóc Sơn – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy truyện cổ tích có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ mầm non. Từ đó chúng tôi tìm hiểu về nội dung, phân tích những đặc điểm để đưa ra những đề xuất nhằm phát triển truyện cổ tích trong trường mầm non, tạo điều kiện cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển và đưa ra năm kết luận sau:
Thứ nhất, truyện cổ tích là yếu tố ngôn ngữ bổ sung vốn từ tự nhiên và
vốn từ xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn.
Thứ hai, vốn từ là điều kiện cho trẻ mẫu giáo lớn rèn luyện chuẩn mực
Thứ ba, truyện cổ tích góp phần rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp.
Thứ tư, truyện cổ tích góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
mẫu giáo lớn.
Thứ năm, truyện cổ tích góp phần phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho
trẻ mẫu giáo lớn.
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu tốt hơn về truyện cổ tích Việt Nam và được bồi dưỡng thêm về kỹ năng tổ chức tiết Kể chuyện hấp dẫn, thú vị đối với trẻ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài nên chúng tôi chưa mở rộng được phạm vi nghiên cứu trên nhiều truyện cổ tích và tại nhiều trường mầm non khác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đề tài và để đề tài có giá trị ứng dụng thực tế nhất định, chúng tôi hy vọng sẽ được trở lại đề tài này với một phạm vi rộng hơn, để thấy rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của truyện cổ tích.