Vốn từ thiên nhiên trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 31 - 33)

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.2.2.1. Vốn từ thiên nhiên trong truyện cổ tích

Hầu hết những câu chuyện cổ tích đều đem đến cho trẻ cả một thế giới tự nhiên nhiều màu sắc, bởi mỗi câu chuyện cổ tích là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Tuy nhiên, truyện cổ tích về loài vật cung cấp chủ yếu cho

trẻ vốn từ tự nhiên. Trong truyện cổ tích về loài vật thì từ những con vật có ích gần gũi với cuộc sống của con người như con chó, con mèo, con trâu, đến những con vật sống trong rừng như: con hổ, con khỉ, cả những con vật không có ích như con chuột, con châu chấu,… đều được nhân cách hóa như con người và hết sức đáng yêu trong mỗi câu chuyện. Thậm chí cả cỏ cây, hoa lá, những mảnh vườn, thửa ruộng, cây đa, bến nước cũng đẹp một cách lạ kỳ trong thế giới cổ tích. Chính vì vậy, thông qua mỗi câu chuyện, trẻ không chỉ có tấm lòng yêu thiên nhiên, mọi vật quanh mình mà trẻ còn được cung cấp một lượng kiến thức khá phong phú về các loài vật. Đó là những kiến thức về tên gọi của các loài vật, đặc điểm của một số con vật như con trâu biết cày ruộng trong truyện “Con Trâu, con Hổ và Người Thợ Cày, con chó có hai chân trong truyện “Chó ba cẳng”, con mèo chuyên bắt chuột trong truyện

“Chuột và Mèo”. Những câu chuyện này được kể đi kể lại nhiều lần và trong

hoạt động đàm thoại về nội dung truyện trong tiết Kể chuyện hay Dạy trẻ kể

chuyện thì vốn kiến thức này sẽ được trẻ ghi nhớ một cách không chủ định, do

đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn là ghi nhớ không chủ định phát triển mạnh. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, ghi nhớ có chủ định đã xuất hiện. Vì vậy, trong tiết Kể chuyện hay dạy trẻ kể lại chuyện giáo viên cấn đưa ra những yêu cầu mới khó dần theo độ tuổi, bằng những câu hỏi đàm thoại. Chẳng hạn, với những câu chuyện cổ tích về loài vật, cô cần yêu cầu trẻ mẫu giáo lớn so sánh những đặc điểm của các con vật, phân loại khái quát như: gà, vịt, chim, có hai chân và hai cánh, chúng ăn thóc, gạo; chó, mèo, trâu, bò, đều có bốn chân, chó, mèo ăn thịt, ăn cơm, trâu, bò ăn cỏ, ăn cám, thông qua các câu chuyện cổ tích về loài vật như: “Quạ và Công”, “Chó ba cẳng”, “Chuột và Mèo”.

Đồng thời cần cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên: cỏ, cây, hoa lá ,đặc điểm các mùa trong năm. Từ đó, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để nói về các mùa trong năm: mùa xuân ấm áp và có nhiều loài hoa

nở, mùa hè nắng chói chang. Đây chính là cơ hội tốt cho trẻ tích lũy vốn từ tự nhiên.

Như vậy, truyện cổ tích nói chung, đặc biệt là truyện cổ tích về loài vật nói riêng không chỉ góp phần giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên mà còn đưa các em đến gần với hệ thống vốn từ tự nhiên phong phú, giúp trẻ mở rộng nhận thức mà việc mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với mở rộng vốn từ [5;3]. Hơn nữa, những mối quan hệ gia đình, xã hội, những bài học giáo dục đạo đức đem đến cho trẻ vốn từ to lớn về xã hội.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)