Nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 27 - 31)

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.2. nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

2.2. Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn mẫu giáo lớn

Truyện cổ tích với mục đích trên hết là tính giáo dục cho trẻ em. Nó hư cấu nên một thế giới thần tiên huyền ảo, những cuộc phiêu lưu ly kỳ với những khó khăn mà một con người cần phải vượt qua để đạt được một các kết có hậu. Truyện cổ tích là một món ăn tinh thần không thể thiếu được với mỗi trẻ thơ. Bởi truyện cổ tích vẽ lên một thế giới tươi đẹp, ở đó cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Thế giới đó có phần giản đơn và phản ánh một cái nhìn hồn nhiên những ước mơ của con trẻ. Vì thế, truyện cổ tích sinh ra là để dành cho trẻ em.

Thế giới truyện cổ tích là một thế giới tràn đầy cái “đẹp” lung linh những sắc màu thần thoại. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mỹ và trí tưởng tượng phong phú như thế chính là trẻ đã đạt được phát triển về mặt tâm hồn. Từ những chiến thắng cái thiện trước cái ác, truyện cổ tích có tác dụng định hướng đạo đức cho trẻ nhỏ.

Như vậy, truyện cổ tích là một phương pháp giáo dục mang lại hiệu cao trong công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, qua những chi tiết cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và cho trẻ làm quen với truyện cổ tích nói riêng, trẻ lĩnh hội được cả một nền văn hóa dân tộc và góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục mầm non chính là phát triển ngôn ngữ của trẻ, bởi ngôn ngữ là gắn liền với tư duy. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn thì nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ càng cần được quan tâm, để trang bị cho trẻ một vốn ngôn ngữ nhất định, để trẻ lĩnh hội tri thức và nền văn hóa của nhân loại khi đến trường phổ thông. Với nhiệm vụ này thì việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói chung đặc biệt là truyện cổ tích sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như nhà giáo dục nổi tiếng người Nga V.Axukhomlinxki đã cho rằng:“Truyện cổ tích là một môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát , thổi bùng ngọn lửa tư duy và

ngôn ngữ của trẻ” [12]

Thật vậy, truyện cổ tích là “Cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp trẻ nhận biết môi trường xung quanh: các hiện tượng tự nhiên, thế giới thiên nhiên, loài vật, cây cỏ, đồ vật hoặc các mối quan hệ trong xã hội, từ đó mở rộng nhận thức cho trẻ. Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng thì trẻ còn học được những cách diễn đạt mạch lạc giàu hình ảnh và biểu cảm do các em học được những cách diễn đạt sinh động trong tác phẩm và trong mỗi câu chuyện cổ tích lý thú.

Qua đó, chúng tôi thấy rằng, việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với những câu chuyện cổ tích lý thú, hấp dẫn là tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ cả về mặt vốn từ, kỹ năng phát âm, rèn khả năng nói đúng ngữ pháp, biểu cảm là nền tảng phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp Một.

2.2.1. Truyện cổ tích - điều kiện để chuẩn mực kỹ năng phát âm chính

xác cho trẻ

Một trong những điều kiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là chuẩn mực kỹ năng phát âm.

Khi tham gia kể chuyện, trẻ một mặt phải tích lũy vốn từ cho mình để có thể kể chuyện tốt. Nhưng mặt khác, trẻ phải phát âm chính xác từ ngữ của câu chuyện thì mới tự tin kể được những câu chuyện hay và hấp dẫn. Do đó, chuẩn mực kỹ năng phát âm là một nhiệm vụ rất quan trọng. Dạy trẻ kỹ năng phát âm là dạy chúng biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cường độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói. Rèn luyện cho trẻ sử dụng ngữ điệu tạo nên sự biểu cảm về phương diện âm thanh lời nói [8;18].

Xalaviova, một nhà sư phạm Nga đã viết: “Trước mắt, một nhà sư phạm đặt ra nhiệm vụ giáo dục trẻ phát âm rõ ràng, đúng các âm trong từ, phát âm đúng các từ tương ứng với chuẩn mực ngữ âm tiếng Nga; giáo dục

phát âm rõ nét và giáo dục tính biểu cảm trong lời nói cho trẻ” [8;64]. Như

vậy, theo ông Xalaviova thì chuẩn mực kỹ năng phát âm là tập cho trẻ phát âm chính xác và biểu cảm. Điều này không chỉ đúng với cả trẻ em và ngữ âm tiếng Nga mà còn đúng với cả trẻ em và ngữ âm tiếng Việt.

Qua những giờ học phát triển ngôn ngữ, trẻ được hướng dẫn cách phát âm đúng, chính xác tất cả các âm vị trong tiếng Việt; được rèn luyện về khả năng phát âm, bộ máy phát âm cũng như rèn luyện về hơi thở ngôn ngữ.

nghĩa là trẻ biết sử dụng và kết hợp nhịp nhàng tạo điều kiện cho khả năng

nói những câu dài một cách thoải mái [8;65]. Khi trẻ thở ngôn ngữ đúng thì

sẽ phát âm rõ nét, giữ được cường độ nói phù hợp, nhịp nhàng.

Mặt khác, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non là hoạt động vui chơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Chính vì thế, cần tạo cho trẻ một cách học tự nhiên, thoải mái nhất. Theo Goodman, nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ có hiệu quả nhất theo ông: “Luyện tập ngôn ngữ đạt hiệu quả khi nào? Khi chúng ta lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong trạng thái đã lựa chọn trên sự tự giác của người học (tức là người học cảm thấy việc học ngôn ngữ không

phải bị bắt buộc mà tự mình muốn tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ),

luyện tập khi gặp tình huống phải sử dụng trong hoạt động luyện tập ngôn ngữ), (thấy được sự cần thiết của hoạt động sử dung ngôn ngữ), đồng thời dựa vào ý nghĩa khi sử dụng trong tình huống thực tế” [12]. Đây chính là nguyên tắc quan trọng mà mỗi nhà giáo dục phải nắm được để tổ chức cho trẻ các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải đảm bảo nguyên tắc trên thì hoạt động dạy ngôn ngữ mới đạt hiệu quả cao. Truyện cổ tích là một trong những phương pháp đạt yêu cầu của nguyên tắc trên.

Thật vậy, khi tổ chức tiết Kể chuyện cho trẻ nghe, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi hướng trẻ tới nội dung truyện như: tên truyện, tên nhân vật trong truyện, các tình tiết truyện. Đặc biệt cần chú ý tới lời đối thoại giữa các nhân vật, các từ mới và khó phát âm, chẳng hạn như câu chuyện Cây khế trẻ sẽ được rèn kỹ năng phát âm những từ khó như: “lười biếng”, “sung sướng”,

lụp xụp”, “mơn mởn”, “lúc lỉu”. Trong câu chuyện Thạch Sanh với các từ:

lủi thủi”, “rối rít”, “quằn quại”, “hoàn hồn”. Hay như truyện Cây tre trăm

đốt thì trẻ sẽ được rèn phát âm các từ sau: “nhọc nhằn”, “trăm công ngàn

việc”, “linh đình”, “sửa soạn”, “bạc phơ”, “hồng hào”. Qua đây, mỗi giáo

chung và truyện cổ tích nói riêng mà chủ yếu thông qua các tiết Kể chuyện,

Dạy trẻ kể lại chuyện, sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn kỹ năng phát âm chính xác.

Đồng thời, cần phải sửa lỗi phát âm cho trẻ một cách khéo léo và có hiệu quả. Để làm được điều đó thì mỗi giáo viên mầm non cần phải nắm được các quy tắc phát âm chuẩn, chính xác.

Tóm lại, truyện cổ tích là kho tàng ngôn ngữ mà trẻ rèn luyện phát âm chính xác. Không chỉ thế, nó còn là phương tiện để tích lũy, mở rộng vốn từ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)