Truyện cổ tích phƣơng tiện rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 35 - 37)

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.2.3. Truyện cổ tích phƣơng tiện rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp

Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã biết sử dụng các câu đa dạng: các loại câu đơn mở rộng, câu đơn có các thành phần đẳng lập và câu ghép; trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ đối thoại trong các tiết Kể chuyện, do trẻ đã có khẳ năng phân biệt được ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình kể chuyện cùng cô và các bạn khác, trẻ gặp không ít khó khăn như: các hình thức câu ghép còn nghèo nàn; trẻ hay mắc lỗi khi nói các câu có cấu trúc phức tạp; khi trẻ kể đoạn đối thoại làm cho nội dung của truyện không còn được rõ ràng và tính biểu cảm của truyện chưa cao; các phương tiện liên kết trong truyện (các từ nối, các từ liên kết) còn ít gặp làm cho câu chuyện kể thiếu sự liên kết chặt chẽ. Có nhiều em còn dùng từ “xong là”,thì là” một cách tùy tiện làm cho câu chuyện thiếu

hẳn tính mạch lạc. Vì vậy, thông qua các tiết kể chuyện cho trẻ nghe hay dạy trẻ kể lại truyện mà chủ yếu là những câu chuyện cổ tích, giáo viên cần xây dựng tiết cho trẻ làm quen với tác phẩm nói chung và các tiết kể chuyện nói riêng theo từng độ tuổi và đặc điểm tâm lý của trẻ để đưa ra những yêu cầu phù hợp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng truyện cổ tích có vai trò quan trọng trong việc rèn kĩ năng nói đúng ngữ pháp của trẻ.

Thật vậy, “thông qua câu chuyện cổ tích mà trẻ được nghe đi nghe lại nhiều lần, được tham gia trực tiếp kể chuyện cùng cô và các bạn, trẻ sẽ học được cách diễn đạt ngôn ngữ một cách sinh động trong mỗi câu chuyện theo cơ chế “đồng nhất hóa – bắt chước”, trẻ bắt chước ngôn ngữ, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong mỗi câu

chuyện mà trẻ nghe được” [ 5;36]. Vì thế cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích

thì ngoài việc cung cấp vốn từ cho trẻ thông qua các câu hỏi đàm thoại về nội dung, những tình tiết cốt truyện, thì trẻ sẽ có cơ hội rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp. Với độ tuổi mẫu giáo lớn thì cần đưa ra những câu hỏi kích thích sự tư duy của trẻ, những câu hỏi tại sao? Như thế nào? Ví dụ trong truyện cổ tích

Tấm Cám”cô sẽ đưa ra các câu hỏi đàm thoại như: cháu thấy cô Tấm là

người như thế nào? Vì sao? Theo cháu mẹ con dì ghẻ là người như thế nào? Nhân vật nào cháu thích nhất vì sao? Khi mụ dì ghẻ sai Tấm đi chăn trâu, mụ đã dặn Tấm như thế nào? Hay trong câu chuyện “Cây khế” với những câu hỏi như: tại sao lại nói người em chăm chỉ và hiền lành? Cháu có thích nhân vật người anh không? Tại sao? Tại sao người em đi lấy vàng không bị chết mà người anh lại bị ngã xuống biển? Tất cả những câu hỏi đó ngoài mục đích giúp trẻ nhớ cốt truyện, nội dung truyện, qua đó giáo dục đạo đức cho trẻ và hơn hết là góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bởi để trẻ có thể trả lời các câu hỏi của cô và có khả năng tham gia kể chuyện cùng cô và các bạn thì trẻ

phải nhớ ngôn ngữ trong truyện, ngôn ngữ của cô để diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ trả lời cô cũng như tham gia kể chuyện thì cô cần sửa lỗi phát âm cho trẻ và giải tích từ mới đối với trẻ cũng như sửa lỗi ngữ pháp trong diễn đạt của trẻ; đồng thời cô cần đưa ra những cách diễn đạt khác nhau trong cùng một câu trả lời, một câu chuyện khi kể chuyện cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại chuyện chẳng hạn như: với cùng một câu hỏi “Theo con nghĩ cô Tấm là

người như thế nào?” nếu trẻ đưa ra câu trả lời của trẻ, cô có thể đưa ra thêm

câu trả lời của cô: theo cô, cô Tấm là một người xinh đẹp, hiền dịu, và chịu

thương chịu khó . Hoặc có thể kể chuyện cô Tấm theo kiểu dùng ngôn ngữ

của bản thân như : “Cô Tấm là một người con gái xinh đẹp, nết na, và chăm chỉ nhưng số phận của cô thật kém may mắn khi cô mồ côi mẹ từ nhỏ, ít lâu

sau bố cô lấy vợ lẽ, cô phải sống trong cảnh dì ghẻ con chồng,… ”. Hay trong

các câu chuyện cổ tích khác cũng vậy, chúng ta đều được phép kể bằng ngôn ngữ của mình và có thể thay đổi một chút nhưng không làm truyện bị biến dạng cốt truyện là được. Bởi truyện cổ tích mang đậm tính nhân dân, do nhân dân sáng tác, là thể loại truyền miệng trong dân gian. Chính sự điều chỉnh ngôn ngữ của cô đối với trẻ, cũng như dạy trẻ diễn đạt theo nhiều cách khác nhau thông qua các tiết cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và tiết kể chuyện, dạy trẻ kể lại chuyện nói riêng mà chủ yếu là những câu chuyện cổ tích, sẽ góp phần rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Tóm lại, truyện cổ tích là phương tiện rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển.

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)