Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
2.2.5. Truyện cổ tích góp phần phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn
không tách rời các nhiệm vụ trên mà nó hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú và hoàn thiện hơn.
Truyện cổ tích là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Chính vì vậy, qua mỗi câu chuyện cổ tích trẻ còn được làm quen với vô số những lời văn bóng bẩy, giàu hình ảnh, màu sắc nghệ thuật, là cơ hội tốt cho trẻ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.
2.2.5. Truyện cổ tích góp phần phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn mẫu giáo lớn
Văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ; và điều rất quan trọng là chúng có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói của trẻ.
Bằng các hình tượng, văn học cũng như truyện cổ tích mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, thế giới những tình cảm và các quan hệ qua lại của con người. Nó làm phong phú những xúc cảm, giáo dục trí tưởng tượng và đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ văn học dân tộc. Những truyện cổ dân gian mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, sự phong phú, chất hài hước, lối diễn đạt so sánh sinh động và giàu hình tượng.
Như trên chúng tôi đã trình bày ảnh hưởng của các tác phẩm văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hóa – bắt chước”. Trẻ bắt chước ngôn ngữ, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm mà trẻ được nghe. Chính vì vậy, quá trình trẻ nghe kể chuyện, nghe đọc thơ, đặc biệt là khi trẻ trực tiếp kể lại truyện, chính là quá trình trẻ tích lũy thêm được nhiều từ mới, đặc biệt là từ ngữ nghệ thuật (những từ tượng hình,
từ tượng thanh, từ láy, từ so sánh, miêu tả) và học thêm được những cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.Ví dụ trong truyện cổ tích Tấm Cám có rất nhiều hình ảnh ví von xuất hiện trong truyện : “Chuông khánh còn chẳng
ăn ai / nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”; trong truyện “mụ dì ghẻ độc ác”
: ( “Phượng Hoàng dang cánh nó bay / con gọi được nó, con rày nên thân”; “
con ơi cố luyện văn bà / mẹ nuôi con học thành tài, con ngoan”;…). Như vậy,
hầu hết những từ ngữ trong truyện cổ tích là những từ ngữ trong sáng, chính xác, nhiều màu sắc, có tính tạo hình, gợi tả và biểu cảm cao mà trẻ lại là đối tượng tiếp nhận văn học cũng như truyện cổ tích một cách gián tiếp. Vậy để truyện cổ tích phát huy thế mạnh của nó trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì giáo viên mầm non cần dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, các hình thức nghệ thuật của truyện cổ tích, dạy trẻ cách đánh giá các nhân vật trong truyện, dạy trẻ kể chuyện theo từng đoạn theo tranh, dạy trẻ đóng kịch. Đó cũng là nhiệm vụ của nội dung phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo lớn. Đồng thời, giáo viên phải là người cảm thụ các tác phẩm văn học, cũng như các câu chuyện cổ tích một cách sâu sắc, và khi kể chuyện cho trẻ nghe hay dạy trẻ kể lại chuyện thì cần biết kết hợp với việc sử dụng các thủ thuật kể chuyện như: thanh điệu, ngữ điệu, ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ giọng, để tiết Kể chuyện đạt hiệu quả tốt nhất.
Tóm lại, truyện cổ tích là cuốn sách giáo khoa đầu tiên giúp trẻ nhận biết về môi trường xung quanh: các hiện tượng tự nhiên, thế giới thiên nhiên, loài vật, cây cỏ, đồ vật hoặc các mối quan hệ trong xã hội. Như vậy, một logic ta dễ nhận thấy là việc mở rộng nhận thức bao giờ cũng là việc mở rộng vốn từ. Đồng thời, khi tham gia kể các câu chuyện cổ tích cùng cô và các bạn, thì trẻ sẽ được rèn kỹ năng phát âm chính xác, được tiếp xúc với vốn ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng, chọn lọc, tinh luyện và sáng tạo của nhân dân sẽ là cơ hội cho trẻ rèn kỹ năng nói đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cũng như phát
CHƢƠNG 3