THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON
3.2.1. Hình thành góc “Truyện cổ tích” trong lớp học
Hiện nay, ở mỗi lớp mầm non đều có năm góc học tập, bao gồm: Góc phân vai, góc xây dựng - lắp ghép, góc học tập và sách, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên. Mỗi góc có một đặc điểm và tác động giáo dục riêng đến sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non.
Ở góc phân vai trẻ được chơi trò chơi “Đóng vai theo chủ đề”, trẻ được thỏa mãn nhu cầu hóa thân thành người lớn, được sống và làm việc như một người lớn thực thụ. Qua đó trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội: Nguyễn Ánh Tuyết đã từng so sánh: Nếu trò chơi là trường học của cuộc sống thì trước hết đó phải là trò chơi đóng vai theo chủ đề [10;198].
Trong góc nghệ thuật, các em được thỏa sức sáng tạo và thể hiện những ước mơ của mình qua những bức tranh, những mẫu nặn,… Ở góc nghệ thuật, những năng khiếu bẩm sinh luôn có điều kiện để phát triển.
Đến với góc thiên nhiên trẻ được góp phần nhỏ bé của mình để chăm sóc những chậu hoa, cây cảnh của lớp, qua đó giáo dục tình yêu thiên nhiên cho các em.
Còn góc học tập và sách trẻ được là những nhà nghiên cứu tí hon khám phá thế giới xung quanh qua các chủ đề, chủ điểm, qua tranh truyện, sách báo, truyện cổ tích.
Hòa mình vào góc xây dựng - lắp ghép trẻ được trở thành kiến trúc sư sáng tạo, được là chú thợ xây cần mẫn đầy ngẫu hứng.
Tuy nhiên, theo chúng tôi trong một lớp mầm non nên tổ chức thêm góc truyện cổ tích. Bởi vậy theo Nguyễn Ánh Tuyết “Truyện cổ tích là một món ăn tinh thần không thể thiếu được với trẻ thơ” [10;248] và nhiều nhà
giáo dục khác đã khẳng định truyện cổ tích có tác dụng mạnh mẽ đối với việc giáo dục và bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, cảm xúc lành mạnh trong sáng, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ, góp phần giáo dụng toàn diện đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn, lứa tuổi đòi hỏi cao về nhu cầu khám phá thế giới xung quanh và nhu cầu giao tiếp.
Để góc “Truyện cổ tích” thực sự có ý nghĩa và tác động lớn lao đối với trẻ thì chúng tôi nghĩ cần lựa chọn những câu chuyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi, những câu chuyện cổ tích có cốt truyện đơn giản, gần gũi, trong sáng như truyện: Tích chu, Cô bé quàng khăn đỏ, Cây khế, Tấm Cám.
Ở góc truyện cổ tích thì cô và trẻ cùng nhau sáng tạo và vẽ những hình ảnh mang màu sắc cổ tích, trang trí khung cảnh của truyện cổ tích thật hấp dẫn, phù hợp.
Hơn nữa, qua góc Truyện cổ tích, cô có thể cùng trẻ kể chuyện và sửa lỗi phát âm cho trẻ; hay trong các tiết học khác hoàn toàn có thể lồng ghép những câu chuyện của môn môi trường xung quanh, Toán học, làm quen với chữ cái.