Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN
2.2.4. Truyện cổ tích có ý nghĩa lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn
lạc cho trẻ mẫu giáo lớn
Phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển lời nói trẻ em.Theo nhà ngôn ngữ học người Nga Xôkhin đã đưa
ra định nghĩa về phát triển ngôn ngữ mạch lạc như sau: “Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định, được thực hiện một
cách lôgic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính biểu cảm” [8,125].
Ngữ pháp Xôkhin dùng ở đây là cách nói về văn bản chứ không nói về cú pháp nhiều người khi đọc định nghĩa này đã hiểu lầm (từ đó nêu ra một trong những tiêu chí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ là câu nói đúng ngữ pháp).
Như vậy, lời nói mạch lạc không tách rời thế giới tư duy: sự mạch lạc của lời nói chính là sự mạch lạc của tư duy. Lời nói mạch lạc phản ánh tư duy của trẻ, kĩ năng suy nghĩ về cái tiếp nhận được và phản ánh nó một cách đúng đắn. Theo mức độ trẻ nói ra suy nghĩ của mình có thể đánh giá được trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, tính tích cực tăng dần, lời nói đang hoàn thiện, trẻ có khả năng tự đặt ra các câu chuyện kể theo các bức tranh. Như vậy, khi dạy trẻ kể chuyện cô cần đưa ra những bức tranh minh họa các câu chuyện cổ tích để giúp trẻ tư duy một cách sáng tạo khi tham gia kể chuyện, đồng thời kết hợp những câu hỏi về nội dung, tình tiết của truyện để trẻ tự suy nghĩ hiểu câu hỏi của cô đưa ra và mạnh dạn tự tin kể bằng ngôn ngữ của trẻ.
Dạy trẻ kể lại truyện văn học là một trong năm hình thức quan trọng góp phần giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trong đó, truyện cổ tích là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh và logic. Sự logic của nó thể hiện ngay trong chính nội dung truyện cái gì có trước, cái gì có sau? Tất cả các tình tiết, diễn biến của cốt truyện luôn nhất quán với nhau một cách mạch và logic. Hơn nữa, thông qua các tiết Kể truyện văn học, đặc biệt là kể truyện cổ tích trẻ sẽ cảm nhận được sự diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc của các nhân vật, và cả lời kể mạch lạc của cô; trẻ cũng biết đưa ra những lời nhận xét về các nhân vật, những lời nhận xét các bạn kể. Từ đó, vốn ngôn ngữ của trẻ được diễn đạt một cách mạch lạc logic..
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ trung tâm đối với lứa tuổi