THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON
3.2.3. Phát động phong trào sáng tác truyện cổ tích cho trẻ mầm non
Phong trào sáng tác truyện cổ tích là một trong những biện pháp thiết thực để phát triển truyện cổ tích trong các trường mầm non.
Việc sáng tác truyện cổ tích cho trẻ mầm non có thể do trẻ, các bậc phụ huynh hay các cô giáo ở trường. Những sáng tác đó có thể bằng văn xuôi, hoặc văn vần. Khi tham gia sáng tác truyện cổ tích cho trẻ mầm non thì người lớn cần lưu ý tới năm đặc trưng sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo tính hồn nhiên, ngây thơ của trẻ, tức người lớn
muốn sáng tác cho các em thì phải học được sự hồn nhiên ngây thơ của các em. Sự ngây thơ, hồn nhiên thể hiện trong tác phẩm là nội dung truyện trong sáng, hồn nhiên.
Thứ hai, truyện phải có dung lượng phù hợp ngắn gọn, rõ ràng phù hợp
với lứa tuổi của các em, chẳng hạn khi viết truyện bằng văn xuôi thì các câu trong truyện phải là câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức hợp. Tên của truyện bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính. Truyện có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng.
Thứ ba, truyện phải giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc đệm. Những hình
ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho câu chuyện thêm phần sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em.
Thứ tư, ngôn ngữ của truyện phải chọn lọc, trong sáng. Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc, tạo nên sắc thái vui tươi vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ.
Thứ năm, truyện phải mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng vì
lứa tuổi này chỉ có thể đọc truyện một cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hần như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi câu chuyện phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể thì sẽ đạt mục đích phát triển truyện cổ tích trong trường mầm non.
Đấy là yêu cầu đối với lực lượng sáng tác truyện là người lớn. Còn với trẻ thì khi sáng tác truyện, do vốn ngôn ngữ của trẻ chưa thể sáng tác một mạch một câu chuyện hoàn chỉnh. Vì vậy giáo viên cần phải hướng trẻ dần tới việc làm quen với sáng tác theo kiểu sáng tác từng đoạn của câu chuyện, mới đầu cô gợi ý trẻ sáng tác đoạn mở đầu của truyện, sau đó hướng dẫn trẻ sáng tác đoạn kết của truyện và cuối cùng dạy trẻ sáng tác theo chủ đề.
Việc phát động phong trào sáng tác truyện cổ tích cho trẻ mầm non sẽ giúp cho trẻ có thêm được những câu chuyện cổ tích hay, đồng thời nó cũng là công cụ để trẻ phát triển trí tưởng tượng và tăng niềm đam mê với truyện cổ tích.