1. Các giải pháp mang tầm vĩ mô
2.1. Xây dựng môi quan hệ với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Trước hết cần thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT ở Việt Nam sẽ khó có thể tự phát triển m à không có sự chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn Đ T N N hoạt động trong ngành công nghiệp c h ế tạo (đặc biệt trong lĩnh vực lắp ráp ôtô, xe máy, điện - điện tử vốn
đòi hỏi trình độ công nghệ cao). Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp này như thông qua việc đặt hàng linh phụ kiện của các doanh nghiệp đó. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ đó, trước mắt có thể phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trở thành cơ sớ gia công uy thác hoặc nhận thầu cho các doanh nghiệp này để tranh thủ được vốn và chuyển giao công nghệ.
Khi các doanh nghiệp trong nước có triển vọng trở thành doanh nghiệp gia công uy thác hay nhận thầu, Chính phủ cần xem xét việc áp dụng các biện pháp ưu đãi như cho phép các doanh nghiệp này dành một khoờn tiền từ khoờn thu nhập của doanh nghiệp mình để chi cho hoạt động hợp tác đó.
Nhìn vào các trường hợp cụ thể của các nước lân cận ta thấy, Thái Lan đã thành lập Bộ phận xúc tiến ngành sờn xuất dưới sự điều hành của Uy ban đầu tư nhằm đấy mạnh việc hỗ trợ ngành CNPT. Đặc điểm của tổ chức này là:
- Cung cấp dịch vụ môi giới cho ngành công nghiệp lắp ráp có vốn đẩu tư nước ngoài đang sử dụng các dữ liệu chi tiết qua hệ thống máy tính.
- Tiến hành chương trình đẩy mạnh các hợp đổng phụ cung cấp phụ tùng cần thiết trên cơ sở các nghiên cứu và sáng chế của các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu trong nước đổng thời thông qua việc tham quan học hỏi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy trên cơ sở những kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam cần phời nghiên cứu toàn diện về chương trình đẩy mạnh hợp đồng thầu phụ ớ các nước láng giềng và nghiên cứu đưa vào thực hiện trong chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2. Phổ biến thông tin doanh nghiệp
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp nhận được rất ít đơn đặt hàng sờn xuất từ cấp trên nên họ không cần mở rộng sờn xuất bằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay cờ bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho sờn phẩm của mình. Hiện nay, nhiều công ty hoạt động
trong ngành CNPT cùa Việt Nam hoạt động khá tốt, nhưng vì không có hệ thống thông tin doanh nghiệp nên những doanh nghiệp nước ngoài không biết
đến sự tồn tại của những công ty này. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với các công ty trong nước còn quá yếu
vì các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu suất, vì các công ty tư
nhân chưa có đủ điều kiện về vốn và thông tin, v.v... Các công ty trong nước (quốc doanh và tư nhân) có thể đẩy mạnh liên kết với các xí nghiệp đa quốc gia ở hai mặt: liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là nỗ lực cung cấp bộ phợn, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp cả
nước tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Liên kết ngang là tiến hành hợp
tác với các công ty đa quốc gia về nhiều mặt để sản xuất và xuất khẩu ra thị
trường thế giới; lúc đầu có thể sản xuất và cung cấp dưới thuơng hiệu của công ty nước ngoài, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài nhưng dần dần tự mình thiết kế sản phẩm (sản xuất theo hình thức ODM, Own Design Manuíacturing), và cuối cùng tiến đến giai đoạn xây dựng thương hiệu, làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp (OBM, Own Branđ Manufacturing). Để phát hiện ra các doanh nghiệp có tiềm năng hoạt động cao trong số các doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần phải thiết lợp một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Để làm được việc này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), của Công đoàn Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (UAIC) và của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đáu tư (ITPC) cần được thúc đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội chợ thương mại nhằm tìm k i ế m các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Đ T T T N N .
KẾT LUẬN
CNPT không phải là một ngành cụ thể m à bao hàm toàn bộ những tĩnh
vực sản xuất sản phẩm trung gian hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, hoàn toàn khác với cách phân loại cổ điển như công nghiệp ôtô, điện tử, giấy, gỗ, thép hay công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất, công nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng,... V ớ i đặc điểm không tắp trung nhiều kỹ thuắt cơ bản sâu,
cũng không sử dụng kỹ thuắt tích hợp phức tạp nên CNPT có thể được xem rất
thích hợp cho một nền công nghiệp đang tiến vào giai đoạn đuổi bắt với các nước đi trước, trong đó có Việt Nam.
Để hình thành cơ sở cho việc nghiên cứu, khoa luắn đã hệ thống hoa những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài như khái niệm CNPT, vai trò cùa CNPT trong chiến lược phát triển công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến
CNPT. Từ đó khoa luắn đi vào tìm hiểu thực trạng phát triển CNPT trong một
số ngành công nghiệp như ôtô, xe máy, điện - điện tử, dệt may, giày dép đế
đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy ngành CNPT trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam.
Thực tế cho thấy hơn 10 năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để
hướng các nhà đầu tư vào phát triển CNPT. Mặc dù mới bước đầu phát triển nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần quan trọng vào phát triển chiến lược công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là trong 5 năm gần đây CNPT đã có những thành công trong lĩnh vực sản xuất xe máy và điện dân dụng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như chất lượng thấp, giá thành cao, chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên công nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào nhắp khẩu linh kiện phụ tùng từ nước ngoài. Đ ó là do trong quá trình phát triển CNPT còn gặp nhiều trớ ngại. Vì vắy phát triển CNPT có hiệu quả cần phải có những quan điểm, nhìn nhắn
về vấn đề này một cách toàn diện để từ đó có những định hướng đúng đắn và biện pháp giải quyết có hiệu quả. Nhà nước phải có những chính sách hợp lý
để thúc đẩy phát triển CNPT như chính sách nội địa hoa, chính sách hỗ trợ,
chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế nhập khẩu,...Đổng thời cũng phải
xác định lĩnh vực nào để tập trung đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị HảiYến cùng các
thầy cô trong khoa Kinh tế ngoỏi thương đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành
khoa luận này. Trong bài viết chắc chắn em không tránh khỏi thiếu sót nên em
rất mong được các thầy cô góp ý để hoàn thiện hem.
E m x i n chân thành cảm ơn!