Quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam (Trang 60 - 63)

nghiệp phụ trợ Việt Nam

Thực trạng trên cho thấy ngành CNPT trong nước còn non yếu dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thấp và hiệu quả xuất khẩu thấp. Việc phát triển CNPT đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm không chừ của các cơ quan hoạch định chính sách, m à còn của chính doanh nghiệp. Chương này đưa ra một số quan điểm về phát triển CNPT để từ đó có những định hướng chiến lược và biện pháp đế phát triển CNPT.

ì. Quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp p h ụ t r ợ Việt Nam Nam

1. Q u a n điểm phát t r i ể n công nghiệp phụ t r ợ Việt Nam

Đế n nay vẫn còn nhiều quan điểm về phát triển công nghiệp phụ trợ. Quan điểm thứ nhất cho rằng, với trình độ hiện tại Việt Nam nên tập trung phát triển khu vực hạ nguồn, đặc biệt là các ngành gia công, lắp ráp sản phẩm nhằm phát huy lợi thế về nhân công, việc phát triển CNPT cần thực hiện từng bước trên cơ sở phát triển khu vực hạ nguồn. Theo quan điếm này, các ngành CNPT được phát triển trên cơ sởnền tảng sự phát triển của khu vực hạ nguồn: sự phát triển đến mức độ nhất định khu vực này sẽ tạo thị trường nội địa với quy m ô đủ lớn kích thích sự phát triển của các ngành CNPT . Nghĩa là k h u vực hạ nguồn đóng vai trò "lôi kéo" sự phát triển các ngành CNPT trên cơ sở bảo đảm về quy mô.

Quan điểm khác cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng phát triển CNPT, đặc biệt là những ngành phục vụ hàng xuất khẩu như may mặc, sản xuất giày dép, lắp ráp xe máy, điện tử dân dụng, ô tô, ... Quan điểm này xuất phát từ tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài về các loại nguyên phụ liệu cho sản xuất sản

phẩm, giá trị gia tăng được tạo ra từ sản xuất trong nước thấp kém, kéo theo là hiệu quả của sàn xuất và xuất khẩu thấp, khả nâng sản xuất trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hai quan điểm này đểu hội tụ ở chữ phải chú trọng phát triển CNPT,

nhưng khác nhau về bước đi. Tuy nhiên tình trạng mất cân đối giữa khu vực hạ nguồn với khu vực CNPT ờ tất cả các ngành chưa thể giải quyết sớm. Vì vậy cần phân tích đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy và cản trở phát triển CNPT. Cụ thể cần xem xét những khía cạnh sau đây:

• Khả năng bảo đảm thị trường ổn định và ngày càng lớn cho các ngành CNPT. Trong giai đoạn đầu, sự phát triển CNPT mang đậm nét cùa

chiến lược "thay thế nhập khẩu", trong dài hạn phải bảo đảm được khả

năng vươn ra thị trường khu vực và t h ế giới. Như vậy, cả trong ngắn hạn và dài hạn, CNPT phải bảo đảm được khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả và thời gian cung ứng.

• CNPT phải bảo đảm khả năng thích ứng với những thay đổi về sản phẩm thường diễn ra hết sức nhanh chóng ở các ngành sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu. Để bảo đảm được khả năng này, các ngành CNPT

phải có năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm, công nghệ và dụng cụ

chế tạo, cũng như có khả năng điều chỉnh linh hoạt việc tổ chức quá trình sản xuất.

• Bảo đảm những yêu cầu cùa tự do hoa thương mại và hội nhập kinh tế

quốc tế. Những yêu cầu này gắn liền với việc mớ cửa thị trường, m ở rộng các quan hệ phân công và hiệp tác sản xuất ở phạm vi khu vực và toàn cầu, giảm dần và dẫn đến xoa bò bảo hộ bằng thuế quan.

Với bối cảnh cụ thể cùa Việt Nam hiện nay, việc phát triển CNPT không thể thực hiện theo cách dàn trải cho tất cả các ngành được m à cần phải phân chia thành các nhóm ngành để xác định được bước đi thích hợp vái những trọng tâm trong từng giai đoạn phát triển. Căn cứ vào trình độ phát triển hiện tại và

những điều kiện cần bảo đảm để phát triển CNPT cần có những định hướng phát triển CNPT.

2. Định hướng phát t r i ể n công nghiệp p h ụ t r ợ Việt N a m

Hiện tại, Chính phủ chưa đưa ra định hướng phát triển ngành CNPT trong ngắn hạn và dài hạn. Từng ngành công nghiệp cũng chưa đưa ra định hướng riêng cho ngành CNPT liên quan đến ngành của mình. Mặc dù vai trò của ngành CNPT là rất quan trọng tuy nhiên ngành CNPT mới chự được nêu như là một nội dung nhỏ trong chiến lược cũng như qui hoạch phát triển công nghiệp của từng ngành. Dự kiến dự thảo qui hoạch CNPT sẽ được Bộ công nghiệp gấp rút hoàn thiện để trình Chính phủ vào cuối năm nay đánh dấu vãn bản pháp lý đầu tiên tổng hợp về toàn ngành CNPT. H i vọng bản dự thảo sẽ

vạch ra hướng đi cho ngành CNPT nói chung và CNPT cho từng ngành công nghiệp nói riêng. Trong phạm vi bài khoa luận này, người viết x i n tập hợp lại những ý kiến của các chuyên gia đóng góp cho định hướng phát triển CNPT Việt Nam:

• Phát triển mạnh các loại CNPT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ không cao, mức đầu tư không lớn và có thế phát triển ở các doanh nghiệp vừa nhỏ. Đ ó là các cơ sở sản xuất các loại bao bì, nhãn mác

được sử dụng riêng cho nhiều ngành còng nghiệp.

• Tập trung đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoa, mở rộng quy m ô sản xuất cho các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu có nhu cẩu lớn , trình độ công nghệ phức tạp m à việc dầu tư mới đòi hỏi

lượng vốn đầu tư lớn, thời hạn xây dựng dài. Đ ó là các nhà máy hiện có trong công nghiệp sợi dệt, chự khâu, sản xuất phôi thép, sản xuất một số loại phụ tùng, phụ kiện cho công nghiệp ô tô, xe máy.

• Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đẩu tư phát triển các ngành CNPT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp, mức đầu tư lớn, thời hạn xây dựng dài. Đ ó là các doanh nghiệp sản xuất các loại phụ tùng,

bộ phận, chi tiết linh kiện phức tạp của công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử dân dụng, vải sợi cao cấp, các phụ liệu khác của công nghiệp may mặc giày dép.

Để thực hiện những định hường phát triển CNPT có hiệu quả và bền vững, hạn

chế những trở ngại, nâng cao lợi thế trong quá trình phát triển CNPT cần phải có những biện pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)