1. Các giải pháp mang tầm vĩ mô
1.5. Đào tạo nguồn nhãn lực
Việt Nam có nguồn nhân lực dổi dào, trẻ trung với tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn luôn bộ đánh giá thấp so với nhiều nước trong khu vực về trình độ, tác phong, kỷ luật,...Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tuy đã tăng lên qua các năm (năm 2003 là 2 1 % , năm 2004 là 22,5%, năm 2005 là 2 5 % ) nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ 3 0 % theo mục tiêu đề ra đến năm 2005 và tỷ lệ 4 0 % theo mục tiêu đề ra đến năm 2010. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo, thì cơ cấu cũng chưa thật hợp lý gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hem thiếu thầy". Việc phân công cán bộ khoa học kỹ thuật cũng chưa hợp lý.
Vốn đi vay phải hoàn vốn lẫn lãi, kỹ thuật công nghệ đi mua phải mất tiền trong k h i chính lao động là nguồn nội lực, là nguồn sẵn có lại khá dồi dào. Đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp nói chung và CNPT nói riêng nguồn nhân lực càng có vai trò quan trọng. Bồi vì ngành CNPT là ngành đòi hỏi cao về trình độ công nghệ và kỹ thuật của người lao động. Để đào tạo
được lực lượng lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành CNPT thì Việt Nam cần phải có những cải cách trong việc giáo dục đào tạo nhân lực bao gồm cả việc bổ sung thiết bị giảng dạy và cải cách nội dung giảng dạy lẫn thực hành.
Ví dụ, trong ngành công nghiệp điện tấ, đào tạo nguồn nhân lực không theo được xu thế phát triển trong những năm vừa qua cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cập của ngành C N Đ T . Ngành điện tấ dần không còn là ngành học hấp dẫn thế hệ trẻ, nhất là những học sinh giỏi, đặc biệt là khi CNTT xuất hiện và phát triển. Nếu có học họ cũng chỉ tập trung vào tin học, viết phần mềm, còn kỹ thuật công nghệ thì chỉ học vừa đủ kiến
thức để kinh doanh buôn bán thiết bị và làm dịch vụ lắp đặt, sấa chữa, bảo hành. "Các cơ sở đào tạo kể cả các trường đại học lớn cũng chạy theo xu hướng này nên hiện nay ngành C N Đ T thiếu nghiêm trọng các kỹ sư nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới và một đội ngũ công nhân lành nghề".
Trong ngành dệt may, công nhân may Việt Nam được đánh giá có tay
nghề khá so với khu vực và thế giới nhưng với ngành dệt thì đây là điều đáng lo ngại. Với kỹ thuật, công nghệ trung bình thì công nhân dệt Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu về tay nghề nhưng với các phương tiện máy móc hiện đại, công nhân Việt Nam còn bất cập. Nguyên nhân chính là do nước ta không có trưởng đào tạo công nhân dệt, các doanh nghiệp phải gấi lao động đi nước ngoài học tập hoặc tự đào tạo chi phí rất tốn kém. Toàn bộ ngành chỉ có 4 trường đào tạo với "còng suất mỗi năm khoảng 2.00010 công nhân, không thế
đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị.
N h ư vậy cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và CNPT nói riêng. Cụ thể là:
Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội. Bộ Thương mại
- Đố i với lực lượng kỹ sư: Việt Nam đang thiếu một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ nâng lực để đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đậc biệt là ở miền Bắc. M ộ t phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hóa ứng dụng,...) trong các trường đại học còn rất yếu và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến
việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên ở các trường.
Thực trạng đó chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phẩn mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy) và có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành CNPT. Các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật, ví dụ như chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Để có một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là từ năm 2002, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bán (JICA) giúp trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ
trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt Nam và tìm kiếm đầu ra cho sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được tiến hành ờ các trường cao đẳng kỹ thuật ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước.
- Cổ vũ việc đào tạo quản lý ở bậc trung cấp
Hiện nay, Việt Nam còn thiếu một thế hệ có thể làm quản lý ờ bậc trung cấp, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài thường khó tìm được những người quản lý bậc trung cấp m à có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các chương trình đào tạo thông qua học việc (OJT - Ô n the
Job Training) dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Một nhà sản xuất hàng
điện tử Nhật Bản thậm chí còn sẵn sàng đứng ra hủ trợ cho khóa đào tạo
thường niên về quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hiệu quả của các chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu Chính phủ đứng ra tổ chức các khóa học nhằm tăng cường trình độ quản lý ờ bậc trung cấp. Ví dụ, các khóa đào tạo chính thức của Hiệp hội học bổng kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được doanh nghiệp Việt Nam chủ động tham gia.
- Đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ
Để có thể tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực CNPT thì người lao
động, đặc biệt là các nhà quản lý phải nấm bắt được công nghệ nguồn. M u ô n vậy thì phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Ví dụ như trong hợp tác với Nhật Bản chẳng hạn, vượt qua rào càn ngôn ngữ là điều quan trọng để Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau phát triển sâu rộng hơn các ngành CNPT của Việt Nam. Phiên dịch viên có chất lượng đóng vai trò khá quan trọng trong việc diễn giải chính xác thông tin và năng cao sự hiểu biết của hai bên - khi cả tiếng Việt và tiếng Nhật đều là hai ngôn ngữ rất khó, người lãnh đạo và người lao động đều khó tiếp cận được.
1.6. Huy động vốn và kỹ thuật từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc tiếp nhận một lượng vốn FDI, trong đó có FDI Đài Loan cho sản xuất linh kiện và phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành CNPT của Việt Nam và gián tiếp giúp các doanh nghiệp trong nước liên kết lại. Phần lớn các nhà sản xuất linh kiện nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam chỉ là những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Để thu hút họ, việc tạo ra môi trường kinh doanh tự do và mở, đặc biệt là một khuôn khổ chính sách ổn định, là điều kiện quan trọng nhất bên cạnh nhũng yêu cầu thông thường như chất lượng lao động cao,
cơ sở hạ tầng phải được cải thiện và un đãi về thuế.
Chẳng hạn như trong ngành CNPT xe máy, hiện tại các doanh nghiệp trong nước khó có thể đáp ứng dược yêu câu về công nghệ cũng như kỹ thuật của quá trình sản xuất. Do đó Nhà nước cẩn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đảm nhận việc cung cấp động cơ xe máy bởi chắ có những doanh nghiệp này mới có đủ vốn, kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật. Loại động cơ do các doanh nghiệp liên doanh sản xuất không chắ dùng cho việc lắp ráp trong nước m à sẽ có thế tham gia xuất khẩu sang các nước đối tác nước ngoài.
Do đó, để thúc đẩy và khuyến khích các nhà đẩu tư nước ngoài tham gia sản xuất động cơ trong nước, các cơ quan chức năng cần có một số chính sách thích hợp như:
- Nâng cao mức thuế suất nhập khẩu bộ phận động cơ trong nước có thể sản xuất được lên mức cân thiết để bảo hộ sản xuất động cơ trong nước. - Nâng cao hệ số khuyến khích trong tỷ lệ nội địa hoa phần sản xuất động cơ để nâng cao tỷ lệ nội địa hoa đối với các doanh nghiệp có sử dụng động cơ sản xuất trong nước.
- Cùng với việc sản xuất động cơ trong nước, giảm dần số lượng nhập khẩu động cơ của các nhà sản xuất xe máy trong nước.
- Miễn thuế cho các nhà sản xuất động cơ trong nước trong một thời gian thích hợp và cần thiết để họ có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư và nâng cao sản lượng.
Nói tóm lại, huy động các nhà đẩu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNPT là một biện pháp hữu hiệu trước mất đối với việc phát triển ngành công nghiệp này ở Việt Nam. Nhất là đối với những ngành công nghệ cao như lĩnh vực CNPT trong ngành chế tạo ôtô, xe máy, điện - điện tử,... thì Chính phủ càng cần phải có những biện pháp ưu đãi thích hợp hơn nữa trong tương lai.
1.7. Xây dụng cơ ché quản lý chát lượng hàng hóa
Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ khoa học và Còng nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do
Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại H à Nội, Đ à Nang và TP. H ồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển các ngành CNPT và tăng cưậng khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST cần tăng cưậng hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với ngưậi sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót cùa sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh nhận thức về trách nhiệm của QUATEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài
hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp
trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không phải là cách làm có hiệu quả đối với vấn đề này. T u y nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế
vượt quá sức các doanh nghiệp tư nhân. M ộ t số doanh nghiệp Nhật Bản đã
đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng hỗ trợ về tài chính và thậi gian cho những khoa đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi
được. Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và
thưậng xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,... Quan trọng hơn cả vãn là trách nhiệm và ý thức tự giác của bản thân doanh nghiệp.
2. Các giải pháp mang t ầ m doanh nghiệp