Thứ nhất là về m á y m ó c thiết bị cơ khí cung cấp cho ngành dệt may. Bên cạnh các xưởng cơ khí của các công ty dệt thuộc Vinatex làm nhiệm vụ sửa chữa thay thế phụ tùng, cơ kiện thì còn có 4 công ty cơ khí chuyên ngành sản xuất các phụ tùng, cơ kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may như công ty cổ phần (CTCP) cơ khí may Gia Lâm, CTCP cơ khí may Nam Định, CTCP cơ khí Hưng Yên và CT cơ khí Thủ Đức. Trong thời gian qua, các đơn
vị này tuy đã có nhiều cố gểng, nhưng do năng lực hạn chế, thiết bị lạc hậu nên không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển rất nhanh của các doanh nghiệp dệt may. N ế u tính cả 4 công ty cơ khí này thì trị giá sản xuất mỗi năm vào khoảng 9 triệu USD tương đương với 4000 tấn phụ tùng, chủ yếu là phụ tùng, trang
thiết bị nhỏ lẻ như: máy trải vải, máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy san
chỉ, máy hút chỉ, máy dập cúc, máy cểt vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát và một số phụ tùng như tủ đựng hồ sơ,ghế ngồi may,... phục vụ ngành may là chính m à cũng mới chỉ đáp ứng được một phần. Còn phụ tùng cơ kiện cho ngành dệt, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn phải nhập từ nước ngoài tới 70 - 80%. Hầu hết các xưởng cơ khí nằm trong các công ty dệt may đến nay đều không phát huy được hiệu quả do không đáp ứng được yêu cẩu khểt khe về
chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp dệt. Vì vậy các
xưởng cơ khí này thường phải gia công cho các doanh nghiệp ngoài ngành, trong khi các công ty dệt lại phải nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài với trị giá hàng chục triệu USD mỗi năm.
Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu k é m của CNPT ngành dệt may được các chuyên gia trong ngành đánh giá như sau: M ộ t là do trình độ máy móc
thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá lạc hậu, không được đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất
lượng và thời gian giao hàng. Hai là phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam với giá rẻ. Ba là giá sểt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao nên sản xuất phụ tùng không hiệu quả. Bốn là phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khểt
khe về chất lượng đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư. Bên cạnh đó, tâm lý các doanh nghiệp không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng vì sợ không cạnh tranh nổi với sản phẩm của Trung Quốc.
Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiện tại ngành đang phải nhập 70-80% nguyên phụ liệu tỗ nước ngoài. Đặc biệt đối với bông xơ thì tỉ lệ này còn cao hem. M ỗ i năm ngành dệt cần khoảng 60 000 tấn bông xơ, nhưng nguồn bông trong nước chỉ mới sản xuất được tỗ 13 000 tấn đến 16.000 tấn, một con số nhỏ bé so với nhu cầu. Do vậy nguyên liệu bông trong tình trạng nhập khẩu 9 0 % số lượng, vải may mặc phải nhập khẩu trên 7 0 % , các nguyên liệu khác như xơ sợi tổng hợp, thuốc nhuộm được nhập khẩu với số lượng xấp xỉ 100%7
. Có thể nói đây là những điểm yếu kém làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Và mặc dù k i m ngạch xuất khẩu của ngành dệt may lớn (Việt Nam đã có tên trong "Bản đồ dệt may thế giới") nhưng so với k i m ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may thì giá trị gia tăng
của ngành dệt may còn khá thấp.
Bảng 2.10: Dưới đây là số liệu nhập khẩu sợi, bông, vải và phụ liệu :
Chỉ tiêu Đ ơ n vị 1998 1999 2000 2001
Bông xơ Triệu USD 68 83.3 90.4 113.1
Sợi Ngàn tấn 183 160 237.8 210.7
Vải Triệu USD 529.5 710.6 774.7 561.8
Nguyên phụ liệu Triệu USD 710 1096 1422 1589
(Nguồn niên giám thống kê năm 2001)
Để tỗng bước đáp ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may, cách đây hai năm Vinatex đã có dự án sản xuất nguyên phụ liệu ở khu công nghiệp Phố N ố i - Hưng Yên, nhưng do hạn chế về vốn và nhiều lý do khác
'Nguồn: Bộ Thương mại
nên đến nay dự án này không triển khai được. Vinatex cũng dự kiến sẽ thành
lập hai trung tâm nguyên phụ liệu ở phía Bắc và phía Nam chủ yếu giới thiệu nguyên phụ liệu của nước ngoài vào trong nước sản xuất để các doanh nghiệp có nhu cầu đến mua tránh tình trạng bị ép giá. Mặt khác Vinatex cũng sẽ xây
dựng mồt nhà máy sản xuất xơ pôliête đế phục vụ cho ngành dệt, dự kiến sẽ
liên doanh với tổng công ty dầu khí Việt Nam .
Về cơ khí, Vinatex rất muốn đổi mới trang thiết bị và hiện đại hóa các nhà máy cơ khí để chủ đồng nguồn phụ tùng cơ kiện phục vụ cho ngành. Trong thực tế, vấn đề này còn nhiều khó khăn và cần phải xem xét kĩ lưỡng về
hiệu quả kinh t ế .
Chiến lược phát triển CNPT cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án. Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải triển khai. Đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may trong tiến trình hồi nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
5. Công nghiệp p h ụ t r ợ ngành giày dép
Trước năm 1987 ngành Da giầy Việt Nam sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm chù yếu phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước. Từ năm 1987 đến năm 1991, toàn ngành Da giầy Việt Nam bên cạnh chức năng sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước còn phải thực hiện các chương trình hợp tác gia công quốc tế. Các nhà m á y từ trung ương đến địa phương đều thực hiện gia công bán thành phẩm m ũ i giầy cho Liên X ô cũ theo hiệp định và nghị định thư dài hạn giữa hai chính phủ. N ă m 1991 khi Liên X ô và Đông  u tan rã, do mất thị trường sản phẩm của các nhà máy trong nước không tiêu thụ được, hai phần ba số nhà máy phải đóng cửa, số còn lại phải sản xuất cầm chừng, tình hình sản xuất rơi vào đình trệ. Từ năm 1992-1995, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp giầy t h ế giới và khu vực, ngành công nghiệp giầy Việt Nam đã đón nhận sự chuyến dịch cơ cấu sản xuất từ các nước và lãnh thổ công nghiệp cụ thế là các nước như Hàn Quốc, Đài Loan,... Các doanh nghiệp ngành giầy đã nhanh chóng tận dụng thời cơ, cải tạo nhà xưởng hiện có, đầu
tư máy móc thiết bị, thu hút các đối tác nước ngoài vào sản xuất giầy tại Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất gia công, mua bán sản phẩm và ngành Da giầy Việt Nam thực sự bước sang một thời kỳ phát triển mới, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chừc vạn lao động, có k i m ngạch xuất khẩu lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cùa đất nước. Thời kỳ 1996-1997 là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 1999 Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 nước sản xuất giầy dép lớn nhất Châu Á, chiếm 2 , 1 % tổng sản lượng giầy thế giới.
Cho đến nay cả nước hiện có 233 doanh nghiệp sản xuất giầy dép các loại trong đó có 76 doanh nghiệp nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 77 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tống năng lực sản xuất giầy dép các loại hàng năm đạt khoảng 420 triệu đôi trong đó doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài chiếm khoảng 4 8 % , doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 27.25%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 24.75%. sản lượng
sản xuất giầy dép các loại tăng nhanh qua các năm. Từ chỗ chỉ gia công mũ
giầy đơn thuần cho các nước Đông  u và Liên X ô (cũ) đến nay các doanh nghiệp giầy da của Việt Nam đã lớn mạnh và với những dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh với những chủng loại phong phú, những nhãn mác nổi tiếng t h ế giới cũng được sản xuất tại Việt Nam như Nike, Reebok, Adidas...
Hiện nay ngành Da giầy Việt Nam đã sản xuất được trên 360 triệu đôi giầy dép các loại, 22 triệu feet da thành phẩm và trên 30 triệu sản phẩm như túi, cặp các loại. Xuất khẩu giầy dép hiện đang đứng thứ 4 thế giới và luôn tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên phương thức hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép hiện nay chủ yếu là sản xuất gia công xuất khẩu cho nên k i m ngạch xuất khẩu thì lớn còn k i m ngạch thực thì lại rất ít. Vì gia công lại cho các hãng khác nên có một nghịch lý là Việt Nam mặc dù đứng hàng thứ tư về xuất khẩu giày dép nhưng lại không có tên trên bản đổ xuất khẩu. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu đầu vào rất hạn chế (khoảng từ 6 0 %
đến 8 0 %8
đầu vào cho sản xuất giày dép ở Việt Nam là nhập khẩu, tùy theo từng chủng loại sản phẩm). Theo Bộ Công nghiệp, mõi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 1 0 % nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 2 5 % công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng
năm, Việt Nam chỉ có thụ cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng
nguồn nguyên liệu nội địa này cũng không được tận dụng m à 6 0 % được xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan với giá trị xuất khẩu rất thấp, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn đụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 đến 230 triệu USD đụ nhập da giả và từ 80 đến 100 triệu USD
đụ nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
Chương 3