Nội dung thể nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 63)

7. Cấu trúc đề tài

3.1.3. Nội dung thể nghiệm

Trên cơ sở tìm hiểu chương trình SGK cũng như thực tiễn dạy và học của HS lớp 12 chúng tôi xác định được hai nội dung thể nghiệm sau:

Nội dung 1 : Thiết kế giáo án thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành soạn giáo án cho bài làm văn tiết 84+87 “Diễn đạt trong văn nghị luận”.

Nội dung 2: Ra bài tập kiểm tra kết quả học tập của HS

Chúng tôi chọn đề tài phân tích tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.

* Tiêu chí đánh giá kết quả:

a. Nội dung (4 điểm)

- Hình ảnh:

+ Cảnh ra khơi (1.5 điểm): vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, giàu khí thế : “hăng như con tuấn mã”, “ phăng mái chèo”, “vượt Trường giang”, “cánh buồm giương to”.

+ Cảnh trở về (1.5 điểm): đông vui, no đủ, bình yên: “cá đầy ghe”, “ồn ào trên bến đỗ”, “chiếc thuyền im bến mới trở về nằm”.

+ Giọng điệu (2 điểm): giọng thơ bình dị, trong sáng, nhịp thơ chủ yếu là 3/2/3 đã cho thấy tình cảm trong sáng, tha thiết của nhà thơ đối với quê hương.

b. Hình thức (5 điểm)

* Mở bài (1 điểm): giới thiệu bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình.

* Thân bài (2 điểm): Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Thông qua việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của tác giả.

- Khẳng định nhà thơ viết “quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

- Chú ý các hình ảnh: + Cảnh ra khơi.

+ Cảnh trở về

+ Nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương.

* Kết bài (1 điểm): Khái quát giá trị ý nghĩa (1 điểm cho phần diễn đạt).

3.1.4. Đối tƣợng thể nghiệm

Đối tượng thực nghiệm chúng tôi chọn 2 lớp: 12A và 12B . Lớp thể nghiệm dạy theo những giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra còn lớp đối chứng sẽ tiến hành dạy theo những tài liệu hiện hành. Đó chính là cơ sở để kiểm tra những thay đổi với lớp thể nghiệm.

Để tiến hành thể nghiệm chúng tôi chọn 4 lớp 12 của trường THPT Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La trong đó chọn 2 lớp làm lớp thể nghiệm và 2 lớp làm lớp đối chứng. Qua đó chúng tôi có điều kiện kiểm nghiệm, so sánh, đối chiếu và rút ra kết quả cụ thể cho đề tài giữa các lớp thể nghiệm và các lớp đối chứng. Từ đó có được kết quả cụ thể nhằm phục vụ cho đề tài.

Lớp 12A + 12B (80 HS): lớp thể nghiệm. Lớp 12G +12H (80 HS): lớp đối chứng. Số lượng: 160

3.1.5. Địa bàn, thời gian thể nghiệm

- Địa bàn chúng tôi thể nghiệm là Trường THPT Cò Nòi- Mai Sơn-Sơn La. - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.

3.1.6. Kế hoạch tổ chức thực hiện

Thời gian thể nghiệm được tiến hành ngay trong năm học 2016-2017 theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.

Chúng tôi tập trung đánh giá thể nghiệm cho đối tượng học sinh lớp 12 tiết “Diễn đạt trong văn nghị luận’’ và kiểm tra đánh giá qua bài viết thực hành của học sinh.

Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình, giờ thể nghiệm đúng nội dung và tiến độ chương trình, giờ thể nghiệm đúng nội dung và chương trình học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

Chúng tôi quan sát và dự giờ, tổ chức thể nghiệm.

Trong quá trình tổ chức thể nghiệm chúng tôi xác định những nội dung cần hoàn thành trong quá trình thể nghiệm gồm:

- Bài thể nghiệm : 02 - Số tiết thể nghiệm : 02 - Số học sinh tham gia: 83 - Số bài kiểm tra : 01 - GV dạy thể nghiệm : 01

3.1.7. Cách thức dạy thể nghiệm

Khi tiến hành một thể nghiệm nào cũng cần có nội dung. Nội dung của chúng tôi chính là giáo án tổ chức các hoạt động dạy học và bài tập cụ thể trong bài: “Diễn đạt trong văn nghị luận”.

Sau khi giáo án đã hoàn thành, chúng tôi chuyển tới GV dạy thể nghiệm giúp GV nắm vững vấn đề, tiến trình giờ dạy và đảm bảo các yêu cầu khi đánh giá. Mặt khác chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với GV với chính bài được thể nghiệm hoặc chiếu hướng ra các bài tập luyện tập cho vừa dễ hiểu, vừa dễ làm cho học sinh, vừa dễ hướng dẫn với GV nhưng vẫn rèn luyện được kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học. Kèm theo giáo án thể nghiệm là phiếu trắc nghiệm để đánh giá nhận thức học sinh sau giờ học. Để đánh giá được khách quan, chúng tôi đi dự giờ cùng một số GV nữa để đánh giá nội dung bài dạy.

Ngoài lớp thể nghiệm, chúng tôi còn chọn lớp đối chứng. Giáo viên dạy lớp thể nghiệm và lớp đối chứng làm việc độc lập với nhau.

Sau giờ dạy, chúng tôi trao đổi ý kiến với GV, nghe đóng góp ý kiến, đồng thời nắm tình hình để đánh giá kết quả thể nghiệm.

Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành ra đề, học sinh làm bài và GV chấm, thống kê, phân tích kết quả.

3.2. Đánh giá kết quả thể nghiệm

Trong quá trình kiểm tra đánh gia kết quả thể nghiệm cần có sự khách quan, nghiêm túc, chuẩn xác trong bài thể nghiệm, vì thế cho nên chúng tôi đã xác định một số tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thể nghiệm sau:

3.2.1. Các tiêu chí đánh giá

Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và các tiêu chuẩn định tính, định lượng của các thể nghiệm sư phạm, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm:

3.2.1.1. Về định tính

- Thể nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra khả năng nhận thức của HS về kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận.

- Đánh giá trình độ nhận biết cách thực hiện kĩ năng đó trong các văn bản cụ thể.

- Thông qua các tri thức đã học, đánh giá mức độ vận dụng những tri thức đã học vào quá trình tạo lập văn bản.

3.2.1.2. Về định lƣợng

- Mức độ lí thuyết mà HS nắm được trong bài.

- Kĩ năng nhận biết và vận dụng các tri thức đã học vào thực hành.

Các tiêu chí được cụ thể hóa trên các phiếu trắc nghiệm, phiếu bài tập và trong các bài kiểm tra của HS vì không trực tiếp kiểm tra, nên chúng tôi chỉ có thể xem xét ở mức độ vận dụng tri thức về kĩ năng diễn đạt của HS thông qua các bài kiểm tra. Việc xem xét này được căn cứ vào các mức :

+ Biết vận dụng kĩ năng diễn đạt vào viết đoạn văn, bài văn cụ thể.

+ Biết sử dụng phối hợp kĩ năng diễn đạt với các kĩ năng khác vào làm bài văn. - Từ những căn cứ trên, chúng tôi xác định mức độ kĩ năng của HS như sau: + Tốt: biết cách vận dụng tốt kĩ năng diễn đạt vào quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

+ Khá: biết vận dụng tương đối tốt kĩ năng diễn đạt vào quá trình tạo lập văn bản.

+ Trung bình: biết sử dụng kĩ năng diễn đạt nhưng còn một số chỗ chưa hợp lí trong quá trình triển khai nội dung nghị luận.

+ Yếu: kĩ năng diễn đạt qua bài văn chưa đạt yêu cầu.

3.2.2. Kết quả đánh giá thể nghiệm

Quá trình thể nghiệm được tiến hành theo đúng yêu cầu và theo đúng nội dung chương trình phần Ngữ văn 12. Do thời gian và nội dung không nhiều, lại thực hiện nhanh nên chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.2.2.1. Giáo án thể nghiệm

Sau khi tiến hành giảng dạy thể nghiệm theo các giải pháp mới chúng tôi thấy rằng khả năng tiếp thu bài giảng của em có phần cải thiện rõ dệt, các em sôi nổi và hứng thứ trong các tiết học làm văn nói chung và kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học nói riêng, không những vậy việc vận dụng các giải pháp

còn giúp các em được tìm hiểu sâu hơn về kĩ năng diễn đạt từ đó giúp các em vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực tiễn viết bài.

Cụ thể về cung cấp cho HS lí thuyết về diễn đạt trong nghị luận văn học đã giúp các em diễn đạt lưu loát, trôi chảy, thể hiện được cảm nhận, cảm xúc và sự tiếp nhận của mình đối với đối tượng được phản ánh. Nâng cao năng lực ngôn ngữ ở mức tự giác hơn, chủ động hơn, qua đó nâng cao được năng lực tư duy cho các em.

Trong rèn luyện cách diễn đạt trong nghị luận văn học không những rèn luyện cho các em các kĩ năng về dùng từ, đặt câu, dựng đoạn... mà còn rèn luyện được cho các em kĩ năng mạch lạc trong văn bản

Nhận thấy tầm quan trọng của kĩ năng diễn đạt trong bài viết của HS chúng tôi không chỉ cung cấp tri thức về lí thuyết ở trên lớp mà còn xây dựng hệ thống bài tập giúp các em vào thực hành giải quyết các bài tập. Từ đó nâng cao kĩ năng viết bài cũng như khả năng chủ động, sáng tạo khi giải quyết một vấn đề.

3.2.2.2. Kiểm tra bài làm văn của HS

Trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng bài viết trong tiết kiểm tra, chúng tôi nhận thấy rằng khả năng dùng từ cũng như là vận dụng kết hợp các kiểu câu của học sinh trong bài viết đã khoa học, chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu của một bài viết rèn kĩ năng diễn đạt. Các em học sinh triển khai bố cục, nội dung bài làm logic, mạch lạc, có sự liên kết đoạn văn trong văn bản. Bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn người đọc bởi HS biết xác định được giọng điệu phù hợp được thể hiện qua cách dùng từ ngữ chuẩn mực( không còn có hiện tượng sử dụng khẩu ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng) biết vận dụng các biện pháp tu từ, từ vựng, tu từ có cú pháp trong những trường hợp cụ thể từ đó tạo nên sức thuyết phục với người đọc

Trong quá trình kiểm tra thể nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thể nghiệm đối với học sinh

Loại Đối tượng

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thể nghiệm 80 HS 2 2.5 39 48.8 38 47.5 1 1.2 Đối chứng 80 HS 7 8.7 46 57.5 27 33.8 0 0

Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng:

-Xếp loại yếu: lớp thể nghiệm số lượng 2 HS chiếm 2.5%, lớp đối chứng 7

HS chiếm 8.7%

-Xếp loại trung bình: lớp thể nghiệm số lượng 39 HS chiếm 48,8%, lớp

đối chứng 46 HS chiếm 57,5%

-Xếp loại khá: lớp thể nghiệm số lượng 38 HS chiếm 47,5%, lớp đối

chứng 27 HS chiếm 33.8%

-Xếp loại giỏi: lớp thể nghiệm số lượng 1 HS chiếm 1,2%, lớp đối chứng 0

HS chiếm 0%

Như vậy, so sánh kết quả giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng ta nhận thấy rằng ở lớp thể nghiệm số lượng HS yếu và trung bình đã giảm xuống, số lượng HS khá và giỏi tăng lên đáng kể so với lớp đối chứng.

Kết quả trên đã chứng tỏ rằng phương pháp mà chúng tôi áp dụng đã hợp lí, bước đầu mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học của GV và HS

GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Tiết 84 : Làm văn:

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. - Các yêu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề nột cách linh hoạt, sáng tạo.

- Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

3. Về thái độ:

- Giúp học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong khi viết bài văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo,… 2. Học sinh: SGK, vở ghi, bài soạn,…

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. - GV cho hs tìm hiểu ví dụ 1 và trả lời các câu hỏi:

I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

1. Xét ngữ liệu

? Tìm hiểu những điểm khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ của hai đoạn văn? ? Nhận xét ưu hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ?

? Viết 1 đoạn văn với nội dung tương tự Nhưng dùng một số từ ngữ khác.

- HS dựa vào những câu hỏi để thảo luận và trình bày.

GV nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 2: ? Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng biểu hiện cảm xúc của người viết như thế nào?

? Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận không? Vì sao?

? Có thể thay thế những từ ngữ ấy bằng các từ ngữ nào khác? Nếu thay đổi như vậy, cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 3. - HS dựa vào câu hỏi bài tập 3-SGK để thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đoạn 1: dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh,…

- Dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp,làm cho ý tứ thêm phong phú: HCM, Bác, Người,người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ,…

b. Ví dụ 2:

- Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận.

- Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận).

-Có thể thay thế: Chàng =>nhà thơ,Huy Cận, thi sĩ; hắt hiu trong cõi đời => nỗi buồn trong không gian,…

c. Ví dụ 3: Những từ ngữ không phù hợp

Có thể thay thế bằng các từ ngữ

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận. ? Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận là gì?

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD1 theo yêu cầu sau:

? So sánh cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong 2 đoạn văn và chỉ ra hiệu quả của cách sử dụng này? - kiệt tác - thân xác - chẳng là gì cả - anh chàng - cũng thế mà thôi - tên hàng thịt - tác phẩm hay - thể xác - không là gì - nhân vật - cũng vậy - anh hàng thịt

2. Yêu cầu của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận.

- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.

- Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng

II. CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Xét ngữ liệu.

a.Ví dụ 1: (Bảng phụ)

- Đoạn (1): chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài; đoạn (2) sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán,…

? Vì sao trong đoạn văn nghị luận nên sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau?

? Đoạn văn nào sử dụng tu từ cú pháp?

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)