Viết đoạn văn theo chủ đề

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 51 - 55)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Viết đoạn văn theo chủ đề

Dù là một đoạn văn hay một bài văn lớn thì chúng ta cũng cần phải được tiến hành theo các bước để có đạt được hiệu quả tốt nhất khi viết bài.Trong các bài củng cố lý thuyết hay thực hành làm văn giáo viên sẽ yêu cầu các em viết một đoạn nghị luận phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận bao giờ cũng là một ý trọn vẹn và được tạo bởi nhiều câu liên kết.

Thông thường đoạn có một câu diễn đạt chính và nhiều câu diễn đạt ý phụ. Câu hoặc được viết ra hoặc hiểu ngầm. Nếu thiếu câu chủ đề thì đoạn sẽ thiếu mạnh lạc, không thành đoạn.

Câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung thông tin chính lời lẽ ngắn gọn thường đủ chủ ngữ và vị ngữ và phần lớn các trường hợp đều đứng ở ví trị đầu đoạn văn hay ở cuối đoạn văn.

Như vậy, câu chủ đề thường chỉ gói gọn trong một câu và thường là câu tự nghĩa hoặc là chủ ngôn. Cũng có trường hợp câu chủ đề là kết ngôn hoặc hợp nghĩa. Câu chủ đề cũng có thể gồm từ hai câu trở lên gọi là câu chủ đề ghép. Có thể ghép liền đứng cạnh nhau hay gián cách ( đầu-cuối đoạn văn) cũng có đoạn không có câu chủ đề (đoạn song hành đơn thuần).

Nhưng ta dễ dàng thấy rằng với những đoạn văn được xây dựng có câu chủ đề là một việc làm có ích cả về lí thuyết lẫn thực hành đối với việc xay dựng văn bản.

Câu chủ đề có nhiệm vụ nêu rõ đề tài, chủ đề chi phối toàn bộ nội dung đoạn văn. Nó là cái “hạt nhân nghĩa” của toàn bộ đoạn văn.Theo đó, nội dung câu đề có phần khái quát, bao được những ý khác có liên quan đến nó trong đoạn văn và với cách hiểu đề tài- chủ đề của nó: chỗ khác là đề tài-chủ đề đó không được tách ra và nếu thành một câu đủ rõ. Khi nói tới câu đề không nhất thiết câu đề phải đứng đầu đoạn văn mà vị trí của câu khá phức tạp.

Theo vị trí của câu chủ đề mà ta có một trong bốn cách sắp xếp câu chủ đề dưới đây:

Cách 1: Đoạn có câu chủ đề được đặt ở đầu câu: Trong kiểu bài này, ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo kiểu diễn dịch.

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề đứng ở vị trí câu số một trong đoạn văn hay ở vị trí câu số hai hoặc câu số ba của các câu chuyển tiếp. Là đoạn văn được dùng phổ biến trong văn nghị luận.Kết câu gồm hai phần:

Phần 1: là nêu tiểu chủ đề mà tiểu chủ đề thường là một nhận định khái quát, một phần có thể đúc thành 1 câu, câu đó là câu chủ đề.

Phần 2: Cụ thể hóa triển khai chủ đề bằng cách giải thích, chứng minh, phân tích, nêu nguyên nhân hậu quả và có khi còn bao hàm cả kết luận.

Cách 2: Đoạn có câu chủ đề được đặt ở cuối câu: Trong đoạn kiểu này, ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo cách quy nạp. Nghĩa là nó mở đầu bằng những phán đoán cụ thể, riêng lẻ, để đi đến một phán đoán chung tổng quát, phán đoán chung đó là trung tâm thông tin của đoạn văn, câu đó là câu chủ đề. Cấu trúc của nó cũng gồm hai phần như đoạn văn diễn dịch song hướng phát triển thì đi thoe chiều ngược lại.

Cách 3: Đoạn có câu chủ đề đặt ở giữa: Trong kiểu câu này ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo kiểu quy nạp.

Cách 4: Đoạn có chủ đề hiểu ngầm: trong đoạn kiểu này, ý nghĩa của các câu được sắp xếp theo trật tự song song.

Ta có thể dựa vào bốn cách sắp xếp trên đây để viết đoạn văn nghị luận. Cụ thể, với đoạn văn chứng minh có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn như sau: Giữa Từ Hải và Thúy Kiều có mỗi cảm thông sâu sắc của tình tri kỉ:

Đoạn văn:

“Giữa Từ Hải và Thúy Kiều có mỗi cảm thông sâu sắc của tình tri kỉ. Trong lần gặp đầu tiên ở lầu xanh, không phải màu áo hay nụ cười mà chính tấm lòng thắm dịu và thủy chung của Thúy Kiều đã chinh phục Từ Hải:

“Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”.

Cũng trong l lần gặp gỡ ban đầu ấy, tuy Từ Hải chưa xây dựng được nghiệp lớn nhưng Thúy Kiều đã nhận biết tài trí anh hùng của Từ và dự đoán chàng sẽ làm nên nghiệp đế vương:

“Thưa rằng: Lượng cả bao dong,

Khi Từ bị Hồ Tốn Hiến lừa dối và chết thảm trong đám loạn quân, ai thấu hiểu được mối hận của người anh hùng khi thất thế? Chỉ có Thúy Kiều và một mình Thùy Kiều mà thôi! Cho nên “ trong vòng tên đá bời bời” Từ Hải “vẫn đứng giữa trời trơ trơ” để chờ đợi tiếng nói đồng cảm của người tri ấm, tri kỉ. Từ hải ngã xuống và yên giấc ngủ ngàn thu khi Thúy Kiều đến và khóc:

“Khóc rằng: Trí dũng có thừa, Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này! Mặt nào trông thấy nhau đâu?

Thà liều sống thác một ngày có nhau!”.

Đối với những đoạn văn bình luận hay bình giảng cũng làm tương tự như vậy.Khi làm bài cụ thể các em cần phải viết nhiều đoạn liên kết để tạo thành bài làm hoàn chỉnh, chú ý diễn đạt về các liên kết câu và việc sử dụng từ ngữ trong quá trình triển khai vấn đề.

Trong quá trình rèn kĩ năng diễn đạt trong nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trường THPT Cò Nòi-Mai Sơn-Sơn La giáo viên có thể yêu cầu các em tạo lập một đoạn văn viết theo kiểu quy nạp hay diễn dịch hay đoạn văn có cấu trúc vòng tròn (đoạn văn diễn dịch-quy nạp) hay đoạn văn viết theo kiểu móc xích, trong đoạn văn cần sử dụng từ ngữ sao cho không chỉ đúng mà còn hay, trong đoạn văn cần có sự liên kết các câu, có sự nối câu một cách mạnh lạc, logic và đúng với yêu cầu của một phương thức diễn đạt.Ngoài ra trong quá trình viết các em còn phải chú ý đến giọng điệu của đoạn văn đã cô đọng hàm xúc và đủ khả năng thuyết phục người đọc chưa?

Giáo viên có thể yêu cầu các em viết một đoạn văn quy nạp hay diễn dịch dựa vào một câu chủ đề có trước:

Xét ví dụ: Giáo viên cho câu chủ để sau và yêu cầu các em viết tiếp một đoạn văn viết theo kết cấu diễn dịch?

“Mỗi bài văn chính luận của Hồ Chủ Tịch là một cái mốc đánh dấu quá trình tiến triển của cách mạng Việt Nam”.

Dựa vào câu chủ đề này và kết cấu của một đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch các em có thể viết tiếp đoạn văn theo câu chủ đề trên như sau:

“Mỗi bài văn chính luận của Hồ Chủ Tịch là một cái mốc đánh dấu quá trình tiến triển của cách mạng Việt Nam. Đọc lại những bài này chúng ta thấy hiện ra trước mắt cả một giai đoạn lịch sử gian nan, đau khổ và diệu kì. chúng ta thấy rõ vai trò quyết định của Đảng ta, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta xúc cảm sâu sắc trước tinh thần Người “Lo trước cái lo của nguy nan, quyết liệt nhất của lịch sử dân tộc Bác hiện thân của Đảng cao cả có mặt khắp mọi nơi(...)”.

Trong đoạn văn trên câu 1 là câu chủ đề nêu lên mốc đánh dấu quá trình tiến triển của cách mạng Việt Nam bằng những bài văn chính luận.Câu 2 3 4 5 là câu triển khai ý của câu 1.Viết được đoạn văn này các em đã có thể diễn đạt đoạn văn theo kiểu diễn dịch.

Với câu có kết cấu đứng cuối đoạn được viết theo kiểu quy nạp giáo viên có thể đưa ra bài tập như sau:

Ví dụ:

Cho câu chủ đề đóng vai trò là câu kết đoạn:“Khung cảnh Pác Pó hiện ra trước mặt như một bức tranh thủy mặc”

Các em có thể viết tiếp đoạn văn đó như sau:“ Vùng này núi đất xen lẫn núi đá, địa điềm hiểm trở .Những chòm nhà nhỏ của đồng bào Nùng nằm thưa thớt giữa những nương ngô trên sườn núi hay trên những thửa ruộng nhỏ dưới những thung lũng.Sương trắng từng dải đọng trên các đầu núi. Khung cảnh Pác Pó hiện ra trước mặt nhưu một bức tranh thủy mặc”

Trong đoạn văn trên câu chủ đề nhằm khẳng định khung cảnh Pác Pó thật đẹp và thơ mộng. Nó được đem đẻ so sánh với bức tranh thủy mặc. Với vị trí cuối đó nó đã làm vị trí của câu kết đoạn.

Trong phân loại đoạn văn theo kết cấu có một kiểu học sinh cũng thường gặp là đoạn văn viết theo kiểu móc xích, ở đoạn móc xích, các câu được nối tiếp nhau về ý theo kiểu chuỗi xích.Hệ quả của câu trước là tiền đề cho câu sau.Các câu đứng sau tiếp tục dẫn dắt và phát triển các ý đến hẹ quả cuối cùng của đoạn.Nhưng cũng có khi cấu trúc móc xích được nối rộng mềm dẻo chỉ cần hai câu được nối với nhau bằng mối quan hệ liên kết tiếp giáp là đủ.

Giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập như: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng câu liên kết( theo kiểu móc xích) chủ đề tự chọn:

Học sinh có thể viết thành đoạn như sau: “ Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ.Dựng lên một cuộc đời, một con người,như vậy là một cách để Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước nhiều vấn đề thời đại Và chắn chắc trước hết đó là một tiếng kêu thương, một kêu não nùng, đau đớn suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai”.

Đoạn văn trên được nối với nhau bởi liên kết từ và theo nghĩa đây vẫn là câu đoạn văn viết theo kiểu móc xích.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)