7. Cấu trúc đề tài
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài
Đề bài làm được hoàn chỉnh thì phần kết bài góp một phần rất quan trọng.Muốn phần kết bài của văn nghị luận của bài văn có hiệu quả học sinh cần nắm vững 1 số yêu cầu sau:
Yêu cầu đặt ra trong phần kết bài là làm nổi bật toàn bộ nội dung và nghệ thuật toàn bộ của bài văn và mở rộng liên hệ. Để tóm tắt bài văn không phải là sử dụng lại các câu đã được dùng trong bài mà phải có sự sáng tạo ở câu mới nhằm khái quát các ý đã được trình bày.Như vậy mới tạo ra được hứng thú cho người đọc.
Phần kết bài bao giờ cũng là dư âm cuối cùng, ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Do vậy phần cuối phải sao cho thật nhẹ nhàng, tránh sự căng thẳng, khô khan, thiếu chân tình...
Phần kết bài có thể chọn những cách kết bài sau:
Cách 1: Kết bài bằng cách kết luận lại vấn đề đang nghị luận như đánh giá về những mặt thành công, hạn chế hay tác dụng của vấn đề đang nghị luận.
Cách 2: Kết bài bằng cách mở rộng liên hệ nội dung của vấn đề với hiện thực cuộc sống, với bản thân học sinh.
Cách 3: Kết luận bằng cách đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, nhà phê bình, lí luận văn học về vấn đề đang bàn bạc.Kiểu kết bài này tạo được sự chính xác, khách quan, chính xác giàu thuyết phục hơn.
Xét ví dụ: Trong đề bài phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ „Quê hương” của Tế Hanh. Các em có thể kết bài như sau:
“Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy tài năng”.
Ngoài ra yêu cầu của một bài văn cần đạt được trong bài là sự xúc tích, ngắn gọn, vấn đề cần đặt ra. Để đạt được điều đó đòi hỏi các em phải có năng lực tổng hợp và khái quát cao, ngoài ra muốn người đọc có suy nghĩ, có thẩm thấu thì người viết cũng viết phải suy nghĩ cách thể hiện chuẩn xác.