7. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu
Đối việc sử dụng câu, khi cần mở rộng các thành phần câu, học sinh cần biết cách sắp xếp các từ trong câu cho đúng quy tắc và đặc biệt lưu ý tuyệt đối không bỏ sót thành phần chính của câu. Cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu khác nhau làm cho bài viết linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với lập luận và cảm xúc của người viết.
Ví dụ:
Câu: Mới vào bộ đội chúng ta thường nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai phải cắt tóc ngắn; chiến sĩ gái thì phải uốn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.
(Báo Quân Đội Nhân Dân, 15-04-1977) Xét ví dụ ta thấy: nữ thường không có râu, ấy thế mà lại viết: “chiến sĩ gái thì uốn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn”. Một điều mâu thuẫn với hiện thực (kẻ mày, môi đánh son là hiện tượng xảy ra ở nữ giới; có râu là đặc trưng ở nam giới), hiển nhiên câu trên dùng sai logic. Câu này cần chuyển cụm từ “râu phải cạo nhẵn” đứng sau cụm từ “cắt tóc ngắn” thì sẽ có trật tự logic đúng.
Khi làm bài, học sinh nên hình thành thói quen mỗi khi viết xong một câu, một đoạn nên dừng lại để đọc lại chúng và tự đặt mình vào vị trí của người đọc xem mình viết đã rõ ý chưa?
Một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà học sinh cần phải có trong bài làm của mình là lời văn nghị luận phải chặt chẽ, các từ ngữ đặc biệt là các thuật ngữ phải có sự nhất quán về nghĩa. Trong một bài văn, một thuật ngữ chỉ nên hiểu theo một nghĩa nhất định và ngược lại với một nội dung nhất định cũng nên biểu thị bằng một thuật ngữ. Khi cần có sự điều chỉnh cách
hiểu về các thuật ngữ đã dùng hoặc có ý định thay thế thuật ngữ này bằng một thuật ngữ khác thích hợp hơn thì cần phải có sự thông báo rõ ràng về sự điều chỉnh hay thay đổi của mình.
Một trong những biểu hiện của bài văn có tính mạch lạc là có sử dụng đúng mức trong lời lẽ nhận định. Không hề áp đặt khi khẳng định rằng, nhiều học sinh khi gặp một câu thơ lạ và gợi cảm đã không ngần ngại đưa ra nhận định đó là câu thơ xuất sắc, có một không hai, một tác phẩm xuất sắc, sẵn sàng cho đó là một tác phẩm vĩ đại. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho đúng mực của lời lẽ nhận định là rất quan trọng. Nó giúp cho người đọc nhận ra trình độ thật sự của người viết.
Để bài văn đạt hiệu cao học sinh cần phải tránh cách nói quy kết, không nên sa vào cách nói phiến diện một chiều, tuyệt đối hóa sự việc như trên. Đối với các tác giả cũng nên có những đánh giá đúng mức, không nên đánh đồng giống nhau tất cả: có nhà văn rất đáng quý mến, có nhà văn tài năng thể hiện phong cách độc đáo, có nhà văn thuộc tầm cỡ lớn có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn học dân tộc cũng như nhân loại,…