7. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Cung cấp lí thuyết về sử dụng kết hợp các kiểu câu
Bên cạnh việc rèn luyện từ ngữ thì việc kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận văn học cũng chiếm một vị trí thiết yếu.
Khi viết bài văn nói chung, bài văn nghị luận văn học nói riêng, chúng ta cần phải sử dụng kết hợp một cách linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau để góp phần làm phong phú hóa, sinh động hóa cách diễn đạt những ý tưởng vốn khô khan, trừu tượng; giúp cho người đọc có hứng thú tiếp nhận và dễ bị thuyết phục hơn. Có những cách diễn đạt không sai, nhưng nếu cứ lặp di lặp lại quá mức sẽ gây ra cảm giác đơn điệu, nghèo nàn, nhàm chán; đó là điều ta nên tránh.
Để học sinh có những lí thuyết về việc sử dụng kết hợp các kiểu câu, GV tiến hành như sau:
Bƣớc 1 : Ôn lại kiến thức về kết hợp các kiểu câu.
Chúng ta đã được tiếp xúc với nhiều kiểu câu trong văn bản nghị luận văn học các kiểu câu cũng được sử dụng linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo:
- Câu đơn: do một cụm chủ vị tạo thành.
- Câu ghép: là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau, giữa các vế có các mối quan hệ nhất định.
- Các thành phần câu:
+ Chủ ngữ: là thành phần câu trả lời cho câu hỏi Ai? hoặc con gì? Cái gì? + Vị ngữ: trả lời cho câu hỏi Làm gì? Thế nào? Là gì?
+ Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sựu việc được nêu trong câu. Trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Để làm gì?....
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói:
- Câu rút gọn (câu tỉnh lược): trong giao tiếp khi có đủ các điều kiện, người ta có thể lược bớt các thành phần của câu.
- Câu ghi vấn: câu để hỏi những điều chưa biết.
- Câu trần thuật: dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm.
- Câu cầu khiến: câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn…của người nói, người viết đối với người khác.
- Câu cảm thán: câu để bộc lộ cảm xúc( vui mừng, thán phục, ngạc nhiên…) của người nói, người viết.
Các câu có mối liên kết chặt chẽ.
Bƣớc 2:Đưa ra ví dụ
Chỉ rõ những nhược điểm trong việc sử dụng kết hợp các kiểu câu của đoạn văn sau và nếu cách khác phục những nhược điểm đó để việc diễn đạt nội dung sáng rõ và linh hoạt hơn.
“Qua việc xây dựng tình huống, khắc họa nhân vật và thể hiện tâm trạng cùng với việc sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi những liên tưởng sâu sác cho người đọc, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo nên một truyện ngắn hay và đặc sắc. Qua nhân vật Nhĩ trong Bến quê, nhà văn đã nói lên những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết
Qua nhân vật này, tác giả muốn nhắn nhủ: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời”.
Yêu cầu học sinh phát hiện , phân tích về việc sử dụng kết hợp các kiểu câu trong đoạn văn. GV cho HS dựa vào kiến thức về câu, đặc biệt là chuẩn mực viết câu để phát hiện và phân tích lỗi.
Bƣớc 3: Phân tích ví dụ:
Qua đoạn văn ta thấy bài viết sử dụng một mô hình câu cho cả đoạn, dẫn đến cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán.
Thành phần trạng ngữ quá dài, nên chuyển qua thành phần vị ngữ để nội dung diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn.Cụ thể:
GV hướng dẫn HS sẽ xác định thành phần trạng ngữ của câu trên. Tiếp theo đó GV hướng dẫn HS xác định các thành phần khác của câu. Sau khi xác định xong, GV cho học sinh tìm nhược điểm của đoạn văn theo định hướng sự kết hợp các câu như thế nào ? kết cấu ra sao ?
Sau khi HS đã tìm hiểu và trả lời,GV chỉ ra nhược điểm trong đoạn văn: sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu "Qua…" khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt, có cảm giác lặp ý, rườm rà.
Việc kết hợp các kiểu câu làm cho bài văn sinh động, biểu hiện cảm xúc một cách ấn tượng.