Cung cấp lí thuyết về dùng từ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.1.Cung cấp lí thuyết về dùng từ

Việc cung cấp từ ngữ hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về từ bản với tư cách là một hệ thống hoạt động chức năng và phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh.

Ngoài ra, còn nâng cao năng lực ngôn ngữ ở mức tự giác hơn, chủ động hơn. Học sinh cần có năng lực lĩnh hội, sản sinh tốt các loại năng lực nói và viết, bao hàm năng lực viết và nói chuẩn; biết làm cho bài văn của mình có mục đích,

hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp, biết tự đánh giá, điều chỉnh cách viết, cách nói, cách diễn đạt. Học sinh cũng cần có năng lực thưởng thức, thẩm định giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn chương, cái hay cái đẹp trong phong cách nhà văn, cách diễn đạt logic, vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn.

Không những thế, diễn đạt trong văn nghị luận văn học còn nâng cao năng lực tư duy (qua năng lực sử dụng ngôn ngữ) giúp học sinh biết tích lũy vốn tri thức, biết huy động và tổ chức vốn tri thức, biết đặt ra vấn đè và tự giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả của tư duy của mình một cách chặt chẽ. rõ ràng có sức thuyết phục về lí trí và tranh thủ về tình cảm. Việc nâng cao năng lực tư cũng giúp học sinh tạo được những cơ sở nhất định về mặt trí tuệ khi họ tiếp tục việc học tập ở bậc cao hơn, bậc đại học.

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học cho học sinh còn nhằm giúp nhằm giúp các em rèn luyện khả năng cảm nhận, trau dồi, diễn đạt trong văn nghị luận văn học.

Giúp các em diễn đạt lưu loát, trôi chảy, thể hiện được cảm nhận, cảm xúc và sự tiếp nhận của mình đối với đối tượng được phản ánh, cũng như thể hiện được cảm nhận của bản thân về các tác phẩm văn học ở các phương diện như nội dung, nghệ thuật, thế giới hình tượng nhân vật, tư tưởng, chủ đề của nhà văn đang đề cập. Việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt còn rèn cho các em có cảm nhận sâu sắc hơn về các tư tưởng, chủ đề được đề cập trong văn nghị luận văn học, thuần thục trong việc sử dụng các phép liên kết, nắm được giọng điệu cũng như mạch cảm xúc trong các bài văn. Không đơn thuần là làm cho học sinh nắm được những yêu cầu của kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học mà còn tạo cho học sinh thích thú với môn học Ngữ Văn nói chung và phần văn nghị luận văn học nói riêng đặt biệt là phần kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học.

Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học giúp học sinh có khả năng diễn đạt tư tưởng, cảm xúc của bản thân khi tiếp cận các tác phẩm văn học bằng bài văn nghị luận. Rèn kĩ năng diễn đạt còn giúp học sinh nắm được năng lực tư duy và năng lực thẩm mĩ để có thể tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung của tác

phẩm văn học, làm cho học sinh hình thành cho mình tính tự giác và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức trong tác phẩm.

Muốn viết được một bài văn nghị luận văn học, trước tiên giáo viên nên hướng dẫn học sinh nắm lại lý thuyết về từng kiểu bài nghị luận văn học, cụ thể: Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ; nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn chương.

Khi giáo viên đã giúp học sinh nắm được nội dung lí thuyết của các kiểu bài nghị luận văn học, để học sinh có đủ kiến thức sơ bộ để tiến hành viết bài văn nghị luận văn học. Khi vào viết một bài văn cần đảm bảo nhiều kĩ năng như kĩ năng lập luận, kĩ năng tạo lập , kĩ năng logic…và kĩ năng rất quan trọng và không thể thiếu đó là kĩ năng diễn đạt. Để hình thành được kĩ năng dùng từ tốt trong văn nghị luận văn học giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh nắm vững lí thuyết và tiến hành làm các bài thực hành .

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn ngắn sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh các sử dụng từ trong văn bản nghị luận văn học:

Bƣớc 1: Đưa ra ví dụ, yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu và trình bày yêu cầu

của bài đưa ra.

Chỉ ra những từ ngữ không phù hợp trong đoạn văn sau, thay thế bằng các từ ngữ thích hợp với yêu cầu của văn nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Viết lại đoạn văn khi đã sửa lại những từ không thích hợp.

Đề bài: Trình bày những suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích cảnh VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

“Lưu Quang Vũ là một một kịch tác gia vĩ đại. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc : sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện Thực ra con người ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ như thế nào cũng chẳng là gì cả khi không có thể xác. Anh chàng

Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Anh ta không chỉ sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy vì những thứ trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt.Chẳng qua đó chỉ là một cái xác "âm u đui mù" nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó”.

Bƣớc 2: Để phát hiện ra lỗi, GV cần hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức các

tiêu chí về cách sử dụng từ ngữ :

- Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa: quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa các câu phải phù hợp và đúng, chính xác đối với bài viết

- Sử dụng từ đúng văn phong, phong cách: từ ngữ phải phải có sức thuyết phục, không dùng từ mang phong cách khẩu ngữ, địa phương, không dùng tiếng lóng, thông tục.

- Sử dụng từ đúng chính tả: không được viết hoa tùy tiện, khi viết chú ý thanh điệu, về vần, về phụ âm đầu, về phân bố các kí hiệu cùng biểu thị một âm…

- Đúng quan hệ kết hợp: các từ được sử dụng luôn luôn quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp với các từ đi trước và đi sau nó.

Học sinh nhớ lại các kiến thức tổng hợp trên để đối chiếu, tìm ra từ ngữ dùng sai và phân tích.

Bƣớc 3. Phân tích ví dụ:

Qua việc GV cho HS ôn lại các kiến thức về sử dụng từ ngữ cho học sinh, tiếp tục cho học sinh phân tích ví dụ theo yêu cầu của bài.

- Dùng từ khuôn sao: vĩ đại, kiệt tác

- Dùng từ , ngữ thiếu chính xác: tranh chấp

- Dừng từ không phù hợp với đặc điểm của phong cách văn bản nghị luận văn học:viết như nói,nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.

- Những từ không phù hợp có thể thay thế bằng các từ:

+ vĩ đại => nổi tiếng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ thân xác => thể xác

+ chẳng là gì => không là gì + anh chàng => nhân vật

+ cũng thế mà thôi => cũng vậy + tên hàng thịt => anh hàng thịt

Việc sử dụng từ ngữ rất quan trọng nó phải luôn phù hợp với vấn đề nghị luận.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nghị luận học cho học sinh lớp 12 trường THPT cò nòi mai sơn sơn la (Trang 33 - 37)