Bài học về quản lý thuế TNCN cho Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý THUẾ THU NHẬP cá NHÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Thuế TNCN của các nước, bài học rút ra cần áp dụng và thực hiện cho ngành Thuế Việt Nam gồm:

- Tổ chức quản lý thu thuế

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên về trình độ quản lý vẫn còn ở mức trung bình so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn khan hiếm, trình độ, kinh nghiệm kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế. Do vậy, để phù hợp với thực tế Việt Nam, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới thì về quản lý Thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành chính cho cả NNT và cơ quan thuế. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tượng rủi ro cao.

- Về mẫu biểu và phương pháp kê khai

Mẫu biểu kê khai Thuế TNCN cần cải tiến đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các đối tượng chịu thuế phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng hợp lý trong quản lý. Từ đó, cơ quan thuế Việt Nam có thể tập trung nguồn lực quản lý của mình vào việc kiểm soát những lĩnh vực được cho là có rủi ro cao nhất đối với số thu Thuế TNCN là các đại lý khấu trừ, các đối tượng có nhiều nguồn thu nhập từ nhiều công việc, các cơ sở kinh doanh nhỏ và cá nhân hành nghề tự do, thay cho việc nếu không áp dụng phương pháp hạn chế thì cơ quan thuế sẽ phải xử lý số lượng lớn các tờ khai thuế mà thực tế thì mỗi tờ khai chỉ phải điều chỉnh rất nhỏ (gây tốn kém nguồn lực). Do đó, theo phương pháp này, chi phí tuân thủ đối với các đại lý khấu trừ và các cá nhân sẽ được giảm một cách đáng kể.

- Về xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin

Ngành Thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT. Đây là biện pháp quan trọng để cơ quan thuế Việt Nam có thể giám sát được NNT TNCN với số lượng lớn như hiện nay. Trên cơ sở dữ liệu này, cơ quan Thuế thực hiện phân tích đánh giá rủi ro NNT thông qua việc áp dụng hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro (ví dụ: tiêu thức lựa chọn NNT không kê khai, không nộp thuế, nộp chậm thuế...) để lựa chọn đúng các trường hợp không chấp hành tốt pháp luật thuế để thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng thuế điện tử. Đây được coi là một trong những điều kiện đảm bảo thành công cho công tác quản lý thuế hiện nay với số lượng NNT ngày càng tăng lên nhanh chóng với khối lượng thông tin “khổng lồ” về NNT.

- Phát triển nguồn nhân lực cán bộ thuế

Kinh nghiệm các nước chứng minh rằng, chất lượng nhân lực là cốt lõi cho mọi thành công của công tác quản lý Thuế TNCN, do vậy cần đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý Thuế TNCN ở Việt Nam. Đội ngũ phải đủ năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp để thi hành thành công chính sách Thuế TNCN của nhà nước, vận hành được hệ thống công nghệ thông tin hiện đại áp dụng cho hệ thống.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ QUẢNG NGÃI 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Đặc điểm về kinh tế

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung cả nước. Năm 2000, cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,79%, đến năm 2005 tăng trưởng lên 8,44%, trong khi đó Quảng Ngãi có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2000-2005 là 9,3%. Giai đoạn năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi đạt 18,66%/năm và bình quân hai năm 2011 và 2012 tăng trưởng đạt 6,85% khi cả nước tăng 5,18%. Đặc biệt trong năm 2013, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước 5,4% thì Quảng Ngãi đã vượt lên tốc độ tăng trưởng là 12,1%. Điều này cho thấy sự phát triển không ngừng của Quảng Ngãi trong những năm qua, đặc biệt là ngành công nghiệp. Ngoài ra GDP bình quân đầu người tăng từ 1.728 USD năm 2012 lên hơn 2.040 USD năm 2013, cao hơn kế hoạch đề ra là 1.930 USD.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 21.598,35 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2012 và cao hơn 9,3% so với kế hoạch năm; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 16.716,23 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2012; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 4.460,57 tỷ đồng, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 421,55 tỷ đồng, tăng 11,4%.

Đặc biệt, Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định, nhiều doanh nghiệp, hộ cá thể tiếp tục vượt khó, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nên thu ngân sách nhà nước của Quảng Ngãi trong năm 2013 đạt 30.500 tỷ đồng, tăng 58,9% so với năm 2012 và bằng 139,3% dự toán năm (vượt 8.118,5 tỷ đồng), lọt vào danh sách 4 tỉnh,

thành có số thu ngân sách cao nhất trên cả nước. Đây là mức thu cao nhất từ trước đến nay và là kết quả có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi những năm gần đây đã có các chính sách hỗ trợ dự án đầu tư (đào tạo nghề, kinh phí bồi thường, đầu tư hạ tầng kỹ thuật,…) và đặc biệt là đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong năm 2012 và 2013, tỉnh đã cấp phép cho 46 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký 16.499 tỷ đồng. Năm 2013, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp mới chứng nhận đầu tư cho 6 dự án FDI, 25 dự án trong nước. Đây là con số phản ánh nỗ lực vượt bậc của Quảng Ngãi trong việc thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt là việc khởi công dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi do nhà đầu tư Singapore đứng đầu trung tuần tháng 9 năm 2013, đã mở ra tiềm năng và triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục duy trì đã tăng trưởng và cao hơn nhiều chỉ tiêu đề ra. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 tăng 37,5%, vượt 50,3% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 của Quảng Ngãi đạt kết quả rất khả quan, ước khoảng 475 triệu USD, vượt 26,7% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh gồm: hàng dệt may, hàng thủy sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị và một số mặt hàng mới đưa vào xuất khẩu như Ethanol, cồn thực phẩm,…

Trong 9 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 17.000 tỷ đồng, đạt 87% so với kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu hơn 497 triệu USD, đạt hơn 100% kế hoạch năm, tăng gần 20% so với cùng kỳ 2013. Tổng thu ngân sách hơn 20.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% dự toán. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tăng 13,4% so với năm ngoái. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong 9 tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; giá trị sản xuất công nghiệp, khai thác thủy sản giảm; việc giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đạt thấp; thu ngân sách giảm; thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài thấp.

2.1.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội:

Về mặt giáo dục, chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ngãi từng bước được củng cố và nâng lên. Đầu tư cho toàn ngành giáo dục của tỉnh học kỳ 2013

– 2014 hơn 189 tỷ đồng để xây dựng mới phòng học và mua sắm trang thiết bị giáo dục phục vụ dạy và học.

Về công tác dân số, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng lên. Công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng được tăng cường. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai ở hầu hết các địa phương. Đến nay, tỉnh đã có 100% trạm y tế xã có bác sĩ hoạt động; trong đó, tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ là 90%, đạt chỉ tiêu đề ra. Việc kêu gọi, thu hút bác sỹ, dược sỹ về công tác tại tỉnh luôn được quan tâm, trong năm, đã thu hút và bố trí 42 bác sỹ, dược sỹ chính quy về công tác tại các đơn vị y tế của tỉnh.

Về lao động và việc làm, toàn tỉnh năm 2013 đã giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động, tổ chức đứa 1.400 người đi lao động nước ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 37%, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm; triển khai đào tạo nghề lao động nông thôn cho 6.400 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,28% so với năm 2012, cao hơn kế hoạch đề ra.

Hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của tỉnh và của cả nước, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được tỉnh chú trọng triển khai thực hiện. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, với tổng lượt khách đến Quảng Ngãi trong năm 2013 ước đạt 392.722 lượt người, tăng 15% so với năm 2012; trong đó, khách quốc tế có 32.225 lượt, tăng 26%. Doanh thu du lịch ước đạt 386.139 triệu đồng, tăng 42% so với năm trước.

2.2. Thực trạng về công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế Quảng Ngãi 2.2.1. Tình hình tổ chức công tác thu thuế TNCN ở Cục Thuế Quảng Ngãi 2.2.1. Tình hình tổ chức công tác thu thuế TNCN ở Cục Thuế Quảng Ngãi 2.2.1.1. Khái quát về Cục Thuế Quảng Ngãi

Cục Thuế Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức thu: Phòng thu quốc doanh, Phòng thuế nông nghiệp và Cục Thuế công thương nghiệp. Hiện nay,

Cục Thuế Quảng Ngãi gồm có 12 Phòng thuộc cơ quan Cục thuế và 14 Cục Thuế các huyện, thành phố.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Cục Thuế Quảng Ngãi luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức; đến nay, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 40%; còn lại là trung cấp. Từ đó, đã tác động đến công tác quản lý thuế của ngành ngày càng đạt hiệu quả cao. Số thu thuế, phí và lệ phí do ngành quản lý tăng bình quân 24,5% năm; đặc biệt là năm 2006, năm đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi có số thu nội địa đạt trên 1.000 tỷ đồng; chính thức gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng. Có được kết quả này, ngoài yếu tố tăng trưởng kinh tế cao, còn có sự điều hành, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người nộp thuế, còn có sự phát huy sáng kiến cải tiến, đẩy mạnh nhiều biện pháp quản lý thuế của toàn thể cán bộ công chức ngành thuế, nhằm khơi dậy trí tuệ của các tập thể, cá nhân tham gia, đề xuất nhiều đề án có chất lượng cao.

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu NSNN; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN...

người nộp thuế trên địa bàn;

- Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền;

- Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế;

- Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Tổng Cục Thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng Cục thuế, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế;

- Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, tiếp nhận, điều động, luân phiên, chuyển chuyển và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Cục Thuế;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao;

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, áp lực công việc ngày càng nhiều cụ thể số dự

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý THUẾ THU NHẬP cá NHÂN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)