Ngày 22/4/2013, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 688/QĐ-TCT đưa vào áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Nội dung của hệ thống các chỉ số này được trình bày ở phần phụ lục. Hệ thống chỉ số được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc.
Thứ nhất, được thực hiện theo phương pháp luận khoa học, thống nhất, phù hợp với đặc thù của ngành thuế, không chấp nhận việc đưa ra các chỉ số mà việc thực hiện có thể bị các nhân tố không kiểm soát được cản trở.
Thứ hai, hệ thống chỉ số phản ánh được đầy đủ các chức năng, các mặt hoạt động, mục tiêu, tầm nhìn của cơ quan thuế. Bởi hoạt động quản lý thuế có phạm vi rộng, tính chất phức tạp, do vậy có nhiều khía cạnh nhìn nhận khác nhau, điều quan trọng là
phải tìm được những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất để đánh giá. Bên cạnh đó, việc đánh giá không chỉ dừng ở thời điểm hiện tại mà được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thuế.
Thứ ba, việc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế giúp lãnh đạo cơ quan thuế các cấp đánh giá được kết quả, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình quản lý. Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế không chỉ thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN hàng năm mà còn được thể hiện thông qua cảm nhận của NNT về chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp, tinh thần, thái độ của cán bộ công chức thuế khi thực thi công vụ.
Thứ tư, hệ thống chỉ số phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi đưa ra thực hiện chỉ số nào thì phải có hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lập, quy trình thu thập thông tin, tính toán chỉ số đó và quan trọng là khi áp dụng vào thực tế thì không tạo thêm áp lực công việc cho cán bộ thuế và cơ quan thuế.
Nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện hoạt động quản lý của ngành thuế, hệ thống chỉ số được xây dựng theo hai lĩnh vực bao gồm nhóm chỉ số đánh giá cấp độ chiến lược và nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động.
Việc đánh giá cấp độ chiến lược có 4 chỉ số: phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, hiệu quả sử dụng chi phí, sự tuân thủ của NNT và sự hài lòng của NNT. Các chỉ số này không phản ánh kết quả tại từng vị trí công việc cụ thể mà có tác dụng đánh giá quá trình hoạt động, để thấy được sự phát triển chung của ngành thuế. Đây cũng chính là những chỉ số tiêu biểu mà cơ quan thuế các nước thường sử dụng. Những nội dung mà các chỉ số trên phản ánh cũng là các nội dung thường được nêu trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm của ngành thuế.
Việc đánh giá cấp độ hoạt động gồm 6 chỉ số phản ánh tình hình hoạt động chung, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ; thanh tra kiểm tra; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; khai thuế, hoàn thuế; phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là các chức năng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan thuế. Với nhóm chỉ số này, lãnh đạo cơ quan thuế các cấp không những thấy được kết quả hoạt động của đơn vị mình thông qua các con số cụ thể mà còn nhận diện các nguyên nhân, tác động để từ đó có các biện pháp chỉ đạo phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những tồn tại, thiếu sót và điều chỉnh hợp lý các nguồn
lực.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung phân tích các chỉ số đánh giá