Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404 sang thị trƣờng châu âu (Trang 28 - 31)

Ứng với từng mục tiêu, đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp sau để phân tích số liệu, đƣa ra nhận xét đánh giá, từ đó tổng hợp rút ra kết quả

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ phƣơng pháp số tƣơng đối động thái, số tƣơng đối kết cấu kết hợp với phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối từ đó thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, so sánh, đối chiếu, phân tích, nhận xét và đánh giá.

- Phân tích nhân tố ảnh hƣởng dùng phƣơng pháp so sánh để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản.

- Thống kê mô tả: là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

+ Số tƣơng đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa 2 mức độ của cùng một chỉ tiêu ở 2 thời kì hay hai thời điểm khác nhau để thấy đƣợc sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.

19

+ Số tƣơng đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.

- Phương pháp số tuyệt đối:

+ Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp, số nhân khẩu...) hoặc tổng số các trị số theo một tiêu thức nào đó (tiền lƣơng công nhân, tổng sản lƣợng xuất khẩu...)

Tăng (+) giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch + Số tuyệt đối dúng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu đƣợc trong xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối cũng nhƣ nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội. Số tuyệt đối còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tƣơng đối và bình quân.

+ Có hai loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kỳ (phản ánh quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng ở một thời điểm nhất định)

- Phương pháp số tương đối:

+ Số tƣơng đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhƣng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa 2 chỉ tiêu khác loại nhƣng có quan hệ với nhau. Trong 2 chỉ tiêu để so sánh này sẽ có một chỉ tiêu đƣợc chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh.

+ Số tƣơng đối có thể biểu hiện đƣợc bằng số lần , số phần trăm hoặc phần nghìn, hay bằng các đơn vị kép ( ngƣời/km2, đồng/1000 đồng...)

+ Trong thống kê, số tƣơng đối đƣợc sử dụng rộng rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỉ lệ, tốc độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tƣợng kinh tế - xã hội đƣợc nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Trong đề tài này, chúng ta có thể thấy rất rõ số tƣơng đối phản ánh đƣợc tốc độ sản lƣợng, tốc độ tăng doanh thu hay một vài chỉ tiêu khác của đề tài thông qua số tƣơng đối động thái.

+ Số tƣơng đối động thái là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Số tƣơng đối này tính đƣợc bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau. Mức độ của thời kỳ đƣợc tiến hành nghiên cứu gọi là mức độ của kỳ báo cáo (y1), còn mức độ của một thời kỳ nào đó đƣợc dùng làm cơ sở so sánh thƣờng gọi là mức độ thời kỳ gốc (y0). Ta có ví dụ bằng công thức:

iY= 𝑦1

20 + Ghi chú: y1: mức độ ở kỳ nghiên cứu y0: mức độ ở kỳ gốc iY: số tƣơng đối - Phương pháp thống kê

+ Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phƣơng pháp này sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Chính vì vậy ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận biết đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Đồ thị thống kê có thể biểu thị: kết cấu của hiện tƣợng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển của hiện tƣợng theo thời gian, so sánh các mức độ của hiện tƣợng, mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, trình độ phổ biến của hiện tƣợng, tình hình thực hiện kế hoạch.

+ Trong công tác thống kê thƣờng dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, Biểu đồ tƣợng hình, Biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị hình gấp khúc và biểu đồ hình mạng nhện...

Mục tiêu 2: Qua việc phân tích ở mục tiêu 1 sử dụng phƣơng pháp suy luận để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 sang thị trƣờng châu Âu.

Đối với mục tiêu 3: Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng châu Âu trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.

Để giải quyết mục tiêu này tác giả sẽ dựa vào việc phân tích và rút ra kết luận ở những mục trên đồng thời kết hợp với phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT giúp nhận diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại công ty để tìm ra những khó khăn ƣu tiên cần giải quyết, cùng với những kiến thức đã học đƣợc trong những môn học có liên quan cũng nhƣ kiến thức thu thập đƣợc trong quá trình thực tập tại công ty TNHH 2TV Hải sản 404 để đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trƣờng châu Âu.

21

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404 sang thị trƣờng châu âu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)