PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404 sang thị trƣờng châu âu (Trang 28)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu từ tài liệu có sẵn. Phƣơng pháp này chủ yếu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp, thu thập đƣợc từ những nguồn nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng mình giả thuyết.

Số liệu thu thập:

- Số liệu về tình sản xuất: sản lƣợng đầu vào, các mặt hàng thu mua, thị trƣờng thu mua nguyên liệu...Đƣợc tổng hợp và chọn lọc từ báo cáo tình hình sản xuất qua các năm của phòng kinh doanh.

- Số liệu về tình hình xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu, sản lƣợng xuất khẩu, thị trƣờng xuất khẩu: thu thập từ báo cáo các hoạt động xuất khẩu qua các năm của phòng xuất nhập khẩu.

- Số liệu hoạt động kinh doanh: thu thập từ bào cáo tài chính của phòng kế toán.

Một vài số liệu và thông tin về ngành Thủy Sản trên bào chí, tạp chí, internet..

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Ứng với từng mục tiêu, đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp sau để phân tích số liệu, đƣa ra nhận xét đánh giá, từ đó tổng hợp rút ra kết quả

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ phƣơng pháp số tƣơng đối động thái, số tƣơng đối kết cấu kết hợp với phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối từ đó thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, so sánh, đối chiếu, phân tích, nhận xét và đánh giá.

- Phân tích nhân tố ảnh hƣởng dùng phƣơng pháp so sánh để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản.

- Thống kê mô tả: là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

+ Số tƣơng đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa 2 mức độ của cùng một chỉ tiêu ở 2 thời kì hay hai thời điểm khác nhau để thấy đƣợc sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.

19

+ Số tƣơng đối kết cấu (%): dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.

- Phương pháp số tuyệt đối:

+ Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp, số nhân khẩu...) hoặc tổng số các trị số theo một tiêu thức nào đó (tiền lƣơng công nhân, tổng sản lƣợng xuất khẩu...)

Tăng (+) giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch + Số tuyệt đối dúng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu đƣợc trong xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối cũng nhƣ nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội. Số tuyệt đối còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tƣơng đối và bình quân.

+ Có hai loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kỳ (phản ánh quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng ở một thời điểm nhất định)

- Phương pháp số tương đối:

+ Số tƣơng đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhƣng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa 2 chỉ tiêu khác loại nhƣng có quan hệ với nhau. Trong 2 chỉ tiêu để so sánh này sẽ có một chỉ tiêu đƣợc chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh.

+ Số tƣơng đối có thể biểu hiện đƣợc bằng số lần , số phần trăm hoặc phần nghìn, hay bằng các đơn vị kép ( ngƣời/km2, đồng/1000 đồng...)

+ Trong thống kê, số tƣơng đối đƣợc sử dụng rộng rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỉ lệ, tốc độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tƣợng kinh tế - xã hội đƣợc nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Trong đề tài này, chúng ta có thể thấy rất rõ số tƣơng đối phản ánh đƣợc tốc độ sản lƣợng, tốc độ tăng doanh thu hay một vài chỉ tiêu khác của đề tài thông qua số tƣơng đối động thái.

+ Số tƣơng đối động thái là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Số tƣơng đối này tính đƣợc bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau. Mức độ của thời kỳ đƣợc tiến hành nghiên cứu gọi là mức độ của kỳ báo cáo (y1), còn mức độ của một thời kỳ nào đó đƣợc dùng làm cơ sở so sánh thƣờng gọi là mức độ thời kỳ gốc (y0). Ta có ví dụ bằng công thức:

iY= 𝑦1

20 + Ghi chú: y1: mức độ ở kỳ nghiên cứu y0: mức độ ở kỳ gốc iY: số tƣơng đối - Phương pháp thống kê

+ Phƣơng pháp đồ thị thống kê là phƣơng pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phƣơng pháp này sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lƣợng của hiện tƣợng. Chính vì vậy ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận biết đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phƣơng pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời xem dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Đồ thị thống kê có thể biểu thị: kết cấu của hiện tƣợng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển của hiện tƣợng theo thời gian, so sánh các mức độ của hiện tƣợng, mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, trình độ phổ biến của hiện tƣợng, tình hình thực hiện kế hoạch.

+ Trong công tác thống kê thƣờng dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, Biểu đồ tƣợng hình, Biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị hình gấp khúc và biểu đồ hình mạng nhện...

Mục tiêu 2: Qua việc phân tích ở mục tiêu 1 sử dụng phƣơng pháp suy luận để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 sang thị trƣờng châu Âu.

Đối với mục tiêu 3: Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng châu Âu trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.

Để giải quyết mục tiêu này tác giả sẽ dựa vào việc phân tích và rút ra kết luận ở những mục trên đồng thời kết hợp với phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT giúp nhận diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại công ty để tìm ra những khó khăn ƣu tiên cần giải quyết, cùng với những kiến thức đã học đƣợc trong những môn học có liên quan cũng nhƣ kiến thức thu thập đƣợc trong quá trình thực tập tại công ty TNHH 2TV Hải sản 404 để đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trƣờng châu Âu.

21

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hải sản 404

Công ty TNHH Hai Thành viên Hải sản 404 là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc công ty Miền Tây Quân khu 9, đƣợc thành lập theo quyết định của Bộ Quốc phòng. Căn cứ theo quyết định số 338/HĐQT ngày 20.11.1991 của Hội đồng Bộ Trƣởng đồng ý thành lập lại doanh nghiệp nhà nƣớc có nhiệm vụ chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Tên thƣơng mại của công ty là GEPIMEX 404. Trụ sở của công ty đặt tại 404 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Điện thoại: (0710) 3841083. Fax: 071.814017

Logo đại diện công ty dùng để in trên hợp đồng, bao bì sản phẩm...có hình dáng

Công ty có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ TK VNĐ: 710A.56209. TK USD: 710B.56209

Trang thông tin điện tử của công ty tại website: www.gepimex404.com, giới thiệu đầy đủ về công ty cũng nhƣ các mặt hàng thủy hải sản, qui trình sản xuất, chất lƣợng sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nƣớc, hoặc khách hàng có thể liên hệ trao đổi trực tiếp, đặt hàng thông qua email

gepimex404@hcm.vnn.vn

Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện tại 447D Nguyễn Tri Phƣơng. Q.10, tp.HCM.

3.1.2 Lịch sử hình thành

Tháng 12/1977: Công ty chính thức đi vào hoạt động với tên “Đội công nghiệp nhẹ” sau đổi thành “Xƣởng chế biến 404” có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng phục vụ cho tiền tuyến, cho toàn quân khu. Sản phẩm chính là lƣơng khô, thịt kho, lạp xƣởng, nƣớc mắm...theo chế độ bao cấp. Năm 1982, công ty

22

đổi tên thành “Xí nghiệp chế biến 404” hoạt động theo cơ chế “nửa kinh doanh, nửa bao cấp” hoạch toán nội bộ nộp lãi về quân khu.

Giai đoạn 1984 – 1993: Năm 1986 cả nƣớc thực hiện công cuộc đổi mới sang nền kinh tế thị trƣờng, công ty đã mạnh dạn đầu tƣ đổi mới mấy móc, thiết bị nhằm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm trong kinh doanh. Xí nghiệp đƣợc nâng cấp thành Công ty XNK tổng hợp 404 theo quyết định số 76 của Bộ Quốc Phòng. Năm 993 công ty đƣợc Bộ Thƣơng Mại (nay là Bộ Công Thƣơng) cấp giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp số: 1.12.1010 để công ty chủ đọng kinh doanh XK những mặt hàng thủy hải sản mà không cần xuất qua ủy thác.

Gai đoạn 1993 – 2004: Qua các năm công ty Hải sản 404 đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành thủy sản của địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên, trƣớc sự biến đổi của môi trƣờng kinh doanh và yêu cầu cao hơn về trình độ cao hơn về công nghệ đã đƣa công ty đến tình trạng khó khăn đặc biệt là năm 2003 -2004.

Giai đoạn 2005 đến nay: Nhận thấy phải có sự thay đổi mới theo yêu cầu hội nhập nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, và trở thành thành viên không thƣờng trực của hội đồng Bảo An năm 2007, công ty đã đầu tƣ đào tạo cán bộ và mạnh dạn nâng cấp trang thiết bị máy móc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng XK thủy sản. Công ty TNHH HTV Hải sản 404 chủ yếu sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản: cá tra và chả cá surimi.

Hiện nay, công ty đã đƣợc chuyển từ Công ty Hải sản 404 hạch toán phụ thuộc thành công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 trực thuộc công ty TNHH MTV 622 theo quyết định số 1072/QĐ-BTL ngày 01/0702010 của Bộ Tƣ lệnh Quân khu IX. Công ty hoạt động dƣới hính thức công ty mẹ - công ty con với 70% vốn góp từ Công ty 622 và 30% vốn góp còn lại do Công ty cố phần XNK Thủy sản Phƣơng Lan.

Công ty có một vị trí địa lý thuận lợi trong kinh doanh và chế biến hải sản, cụ thể là với diện tích mặt bằng 41.867 m2 trong đó có nhà xƣởng chiếm 11.923 m2 nằm dọc quốc lộ 91 thuộc quận Bình Thủy – TP Cần Thơ. Công ty chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất từ các tỉnh lân cận nhƣ: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Ngoài ra còn có giao thông đƣờng thủy rất thuận lợi do nằm cặp Cảng Cần Thơ, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tay nghề.

23

Công ty có nhà máy chế biến có khả năng hoạt động với công suất 6.000/7.000 tấn /năm, đƣợc cấp phép xuất khẩu thủy sản đông lạnh trực tiếp vào EU (EU code: DL77) của Liên minh châu Âu.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

*Chức năng

Công ty TNHH HTV Hải sản 404 là một doanh nghiệp nhà nƣớc chuyên thu mua nguyên liệu hải sản phục vụ chế biến các thành phẩm tiêu thụ trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, công ty cũng gia công chế biến hàng xuất khẩu cho các đơn vị bạn. Bán lẻ lƣơng thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Buôn bán kim loại và quặng kim loại. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp. Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa, sản xuất sản phẩm từ plastic. Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình. Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, nông sản. Ngoài ra, công ty còn dùng ngoại tệ thu đƣợc thông qua XK để NK những mặt hàng hóa chất, nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; dịch vụ vận tải thủy bộ và kinh doanh kho lạnh; kinh doanh thủy sản, trang trí nội thất, đồ điện dân dụng; kinh doanh nhà hàng ăn uống; xuất nhập khẩu sắt thép, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại.

*Nhiệm vụ

Công ty thực hiện nhiệm vụ tổ chức thu mua, chế biến nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm thủy hải sản theo đúng qui trình chế biến hàng xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng và thời hạn hợp đồng, đồng thời huy động nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong và ngoài nƣớc. Công ty phải làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của luật pháp nhà nƣớc và Bộ Quốc Phòng. Nghiêm chỉnh thực hiện các hợp đồng mua bán gia công chế biến thủy hải sản giữa công ty với đơn vị khác, luôn đặt yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu để luôn giữ vững niềm tin cũng nhƣ mối quan hệ giữa các công ty đối tác với nhau. Khai thác hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đảm bảo đầu tƣ mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị, tăng dần tích lũy. Kết hợp khai thác và đánh bắt thủy hải sản với nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải trong phạm vi qui định. Thêm vào đó công ty phải đảm bảo thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lƣơng...đảm bảo công bằng bình đẳng, chăm lo tốt cho đời sống công nhân viến trong công ty, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh đơn vị. Luôn

24

chú trọng đến việc đào tạo cán bộ công nhân nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ năng lực sản xuất để thích ứng với công nghệ mới.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý

Ban giám đốc

Giám đốc là ngƣời lãnh đạo cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động và sản xuất kinh doanh của DN. Ngƣời có vị trí cao nhất trong công ty và phụ trách công tác XK, đầu tƣ liên doanh, liên kết. Chịu trách nhiệm kí kết hợp đồng, mua bán hàng hóa, thành phẩm XK.

+ Phó giám đốc chính trị: quản trị nội bộ, công tác Đảng, công tác chính trị.

+ Phó giám đốc kế hoạch (kiêm phó giám đốc sản xuất): giúp điều hành hoạt động của công ty theo hai hƣớng sản xuất và kế hoạch.

Ban giám đốc có vai trò rất quan trọng, những quyết định của giám đốc có đúng đắn hợp thời mới giúp công ty nắm bắt đƣợc thời cơ, và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Các phòng nghiệp vụ và chuyên môn:

Phòng tổ chức hành chính thực hiện quản lý hồ nhân sự, tham mƣu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lí, hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ, đề bạc và nâng lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ công tác thanh tra nhân viên, giúp Đảng Ủy, Ban giám đốc làm công tác Đảng , công tác chính trị, công tác tổ chức cán bộ.

Phòng kế toán tổ chức công tác hạch toán, phản ánh tình trạng luân chuyển vật tƣ, tiền vốn, việc sử dụng tài sản và đề xuất các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404 sang thị trƣờng châu âu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)