Phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý giai đoạn

Một phần của tài liệu biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hơi kỹ nghệ tại xí nghiệp mitagas, công ty cổ phần cơ khí điện máy cần thơ giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 67)

4.3.3 Phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014 2011 đến tháng 6/2014

Bên cạnh việc phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của XN thì để có được những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí ngoài việc xem xét các chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm, các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng cần được phân tích vì chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của XN.

0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1.000,00 1.200,00 1.400,00 1.600,00 Khí oxy Khí axetylen Khí nitơ

57

Do vậy, cần xem xét đến tính hợp lý cũng như tình hình biến động của các loại chi phí này.

Qua hình 4.3, có thể thấy chi phí bán hàng của XN có sự biến động khá lớn từ năm 2011 đến năm 2012, tăng từ 729 triệu đồng lên 1.516 triệu đồng tức gấp 2,08 lần. Vì vào năm 2012, sản lượng tiêu thụ tăng cao nên XN đã chi tiền (được quy ra sản phẩm vào cuối mỗi tháng và giao lại cho đại lý). Đến năm 2013, chi phí này giảm đi 256 triệu đồng so với năm trước đó. Điều này cũng được giải thích dựa vào sản lượng tiêu thụ, tuy sản lượng tiêu thụ năm 2013 có cao hơn năm 2012 nhưng kết quả ấy phần lớn không phải nhờ vào nỗ lực xúc tiến của các đại lý mà nhờ vào việc tăng sản lượng sản xuất của chính XN hay nói cách khác là nhờ vào các hợp đồng được ký kết giữa XN và khách hàng cũ. Có nghĩa là XN sẽ chi ít hơn vào các khoản hoa hồng mà thay vào đó chỉ cần tăng thêm một phần lương cho nhân viên kinh doanh vốn chiếm số lượng ít trong cơ cấu nhân sự của XN là đã đạt được sản lượng bán hàng cao hơn. Nhờ vậy, XN đã có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng. Khi so sánh chi phí bán hàng vào tháng đầu năm 2014 với cùng kỳ năm 2013, ta thấy có sự tăng lên khá lớn từ 632 triệu đồng lên 778 triệu đồng. Sự gia tăng này được giải thích bởi lượng hàng tiêu thụ tăng thêm 3.234 sản phẩm làm cho chi phí vận chuyển và khuyến mãi tăng lên.

So với chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp ít có sự biến động lớn giữa các năm hơn. Cụ thể, năm 2013 XN chi 1.088 triệu đồng cho việc chi trả tiền lương cho nhân viên quản lý gấp 1,71 lần so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này tăng lên 1.221 triệu đồng tức thêm 12,22% nữa. vào 6 tháng đầu năm 2014, chi phí có phần giảm đi so với cùng kỳ năm 2013, từ 632 xuống còn 535 triệu đồng tương đương 15,35 .

58

Nguồn: Số liệu từ Phòng kế toán của CTCP Camemco

Hình 4.4: Biểu đồ đương thể hiện chi phí bán hàng và chi phí quản lý của XN Mitagas giai đoạn 2011 đến quý II năm 2014

4.3.4 Phân tích kết quả hoat động kinh doanh sản phẩm hơi kỹ nghệ giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014

Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động SXKD của một DN. Do vậy, phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế DN.

Từ bảng số liệu, ta thấy tổng doanh thu thuần của đơn vị liên tục tăng năm 2012, doanh thu thuần tăng từ 7.430 triệu đồng lên 10.780 triệu đồng (tương đương với 45,09 ). Sang năm 2013, doanh thu thuần lại tăng, thêm 4.535 triệu đồng (tương đương 42,07%) so với năm 2012. Xét hai giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm 2013 là 7.305 triệu đồng lên 7.459 triệu đồng ở nửa đầu năm 2014. Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu tăng là do hàng hoá đạt chất lượng, nhu cầu thị trường tăng lên. Đồng thời, XN tăng cường sử

637 1.088 1.221 632 535 729 1.516 1.545 632 778 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 triệu đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng

59

dụng các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ như: chiết khấu, phương thức bán hàng và thanh toán nhanh, đơn giản, dịch vụ hậu mãi hấp dẫn v.v… Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là tốc độ tăng của doanh thu đang có dấu hiệu suy giảm khi mà tốc độ tăng doanh thu năm 2013/2012 kém hơn năm 2012/2011 3,02 và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng thêm 2,11% so với cùng kỳ năm 2013.

Doanh thu thuần tăng nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng tăng. Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 47,57% với số tiền là 10.780 triệu đồng, năm 2013 tiếp tục tăng 26,4% với số tiền là 15.316 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tăng thêm 13 triệu tương đương 0,19%. Nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn này là do nguồn nguyên liệu tăng cụ thể là giá xăng dầu, giá điện và giá nguyên liệu đất đèn đồng loạt tăng lên trong thời gian này. Đồng thời do số lượng hàng bán tăng lên cùng với giá cả thị trường tăng nên đã thúc đẩy chi phí bán hàng tăng lên, năm 2012 chi phí bán hàng là 1.516 triệu đồng, tăng 786 triệu đồng, gấp 2,08 lần năm 2011. Chi phí bán hàng năm 2013/2012 cao hơn chi phí năm 2012/2011, năm 2013 chi phí bán hàng tiếp tục tăng thêm 29 triệu đồng tương đương với 1,91%.

Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể. Năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là -1.346 triệu đồng tương đương với việc lỗ 174,98% mức lỗ năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận tăng trở lại 986 triệu đồng, nhưng vẫn chưa phục hồi và có lãi trở lại khi XN bị lỗ -647 triệu đồng từ hoạt động SXKD. Tình hình trở nên xấu đi khi lợi nhuận từ SXKD tính đến tháng 6 năm 2014 đã lỗ 424 triệu đồng tương đương 1,19% so với 6 tháng năm 2013. Từ đó dẫn đến biến động tăng giảm lợi nhuận không ổn định của lợi nhuận trước thuế của XN. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 49,33% so với năm 2011 tương đương 2.366 triệu đồng, xuống mức 2.430 triệu đồng. Tuy vậy sang năm 2013 thì lợi nhuận trước thuế được phục hồi khá khi tăng 244 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 9,11%. Nếu xét giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình hoạt động SXKD năm 2014 không bằng năm 2013 khi giảm đi 46,58 xuống còn 1.550 triệu đồng so với mức lợi nhuận 2.902 triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2013.

Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 hiệu quả nhưng đến năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận mà XN có được chủ yếu là do thu nhập khác (thu nhập từ thế chân vỏ bình) mang lại, trong khi đây lại không phải là hoạt động SXKD chính của XN. Có thể thấy được rằng hiện tại XN đang vận hành dưới công suất, khiến cho tình hình SXKD liên tục lỗ. Thêm nữa, nhu

60

cầu của thị trường tuy có tăng dần qua các năm nhưng không đủ để bù đắp chi phí sản xuất. Vì vậy, để khắc phục tình hình này XN cần xem xét lại giá mua nguyên liệu đầu vào của khí axetylen để giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, DN cần có những biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hơi kỹ nghệ nhằm tăng doanh thu.

Ngoài ra, một chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của bất kỳ DN nào một cách đơn giản và trực quan đó là tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS). Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày ở trên, có thể tính được S qua các năm từ 2011 đến 2013 lần lượt như sau 28,38 , 23,67 , và 19,90%. Một điều rõ ràng rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của XN liên tục đi xuống trong 3 năm. Một lần nữa điều này chứng tỏ rằng nếu chỉ dựa vào doanh thu để đánh giá thì rất dễ đi đến kết luận không chính xác về tình hình kinh doanh hiện tại của XN. Dựa vào độ lớn của S cũng có thể thấy rằng hiệu quả SXKD của XN Mitagas thuộc dạng khá thấp (<30 ). Do đó, không nên thoả mãn với kết quả rằng XN đạt được lợi nhuận mà còn cần phải tập trung nâng cao tỷ suất sinh lời hơn nữa đối với các sản phẩm của XN. iêng 6 tháng đầu năm 2013 và cùng giai đoạn trong năm 2014 tỷ suất sinh lời của năm 2014 khá hơn một chút khi tăng thêm 0,29% lên 18,18% so với 17,89 năm 2013. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa thể nói lên điều gì cả khi mà nhiệm vụ cũng như một tiêu hàng đầu của XN bây giờ là cải thiện ROS trở về giá trị cao nhất càng sớm càng có lợi cho XN. XN cần tiếp tục có những biện pháp quyết liệt và nhanh chóng hơn để cải thiện tình hình hiện tại, ngăn chặn những diễn biến xấu hơn.

61

Bảng 4.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của XN Mitagas giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012-2011 2013-2012 6 tháng/2013 - 6 tháng/2014 2011 2012 2013 6 tháng/2013 6 tháng/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng 7.430 10.780 15.316 7.305 7.459 3.350 45,09 4.535 42,07 154 2,11 2.Chiết khấu - - - x 0 x 0 x 3.Doanh thu thuần 7.430 10.780 15.316 7.305 7.459 3.350 45,09 4.535 42,07 154 2,11 4.Giá vốn hàng bán 7.190 10.611 14.418 7.092 7.105 3.421 47,57 3.807 26,40 13 0,19 5.Lợi nhuận gộp 240 170 898 213 354 -70 -29,28 728 81,11 141 66,10

6.Doanh thu tài chính (lãi tiền gửi) - - - - 7.Chi phí tài chính (lãi vay) - - - -

62

Bảng 4.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của XN Mitagas giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (tiếp theo) ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012-2011 2013-2012 6 tháng/2013 - 6 tháng/2014 2011 2012 2013 6 tháng/2014 6 tháng/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 8.Chi phí bán hàng 729 1.516 1.545 632 778 786 107,81 -258 -20,51 146 23,10 9.Chi phí quản lý DN 637 1.088 1.221 632 535 451 70,82 133 10,86 -97 -15,35 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD* -490 -1.346 -647 -419 -424 -856 174,98 986 -274,26 -5 1,19 11. Thu nhập khác** 5.286 3.777 3.321 3.321 1.974 -1.509 -28,55 -455 -13,716 -1.347 -40,56 12. Chi phí khác - - - - - - x - x - x 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 4.796 2.430 2.674 2.902 1.550 -2.366 -49,33 531 17,93 -1.352 -46,58

* hoạt động kinh doanh; ** cho thuê vỏ bình Nguồn: Số liệu từ Phòng kế toán của CTCP Camemco

63

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƠI KỸ NGHỆ TẠI XÍ NGHIỆP MITAGAS THUỘC CÔNG

TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐIỆN MÁY CẦN THƠ

5.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU VÀ THU THẬP THÔNG TIN

 Xác định nhu cầu tiêu thụ của thị trường mục tiêu căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty và tình hình biến động của thị trường ngành, ngành liên quan, khả năng tiêu thụ của các đại lý và đối thủ cạnh tranh trong các năm vừa qua và dự đoán trong thời gian tiếp theo.

 Thường xuyên cập nhật thông tin, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý hoạt động sản xuất hơi kỹ nghệ, các chính sách, dự án đầu tư và các tổ chức kinh tế xã hội khác công bố.

 XN cần thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp xử lý và tạo cơ sở để ra kết luận dự báo nhu cầu của thị trường kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dự báo định lượng có độ chính xác cao hơn (ví dụ như phương pháp điều hoà mũ).

5.2 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN LỰC

 Nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh như kỹ năng thương thuyết đàm phán với khách hàng, kiến thức kinh tế tại thị trường mục tiêu của công ty.

 Khuyến khích tinh thần ham học hỏi, tư duy đổi mới trong cách làm việc của đội ngũ công nhân.

 Thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra tay nghề và cập nhật kiến thức cho CBNV trong XN.

 Cần so sánh mức thu nhập của người LĐ làm việc tại đơn vị của mình so với các đơn vị cùng ngành tại địa phương nhằm thu hẹp sự chênh lệch. Nếu như tình trạng này không được xử lí tốt sẽ xuất hiện hiện tượng di chuyển lực lượng LĐ từ DN này sang DN khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác nhằm tìm kiếm một mức thu nhập cao hơn. Từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu LĐ cho SXKD. Mặt khác sẽ gây tâm lý chán nản cho những người ở lại dẫn đến năng suất kém, không có lợi cho DN.

64

5.3 GIẢI PHÁP MARKETING

5.3.1 Giải pháp về giá

 Xác định chi phí kinh doanh để tính giá thành sản phẩm bao gồm: tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí và tính cho từng đơn vị sản phẩm.

 Áp dụng kế toán quản trị vào việc phân tích các báo cáo về chi phí nhằm hỗ trợ cán bộ quản lý ra các quyết định tốt hơn.

5.3.2 Giải pháp về phân phối

 XN thực hiện chuyển trực tiếp sản phẩm từ kho đến nơi giao hàng thường xuyên do đó nên ký kết hợp đồng dài hạn với công ty vận tải thay vì hợp đồng ngắn hạn để không phải đợi thủ tục lâu và phức tạp cho mỗi lần vận chuyển và giảm rủi ro, đảm bảo đúng thời gian giao hàng.

5.3.3 Giải pháp về công tác tổ chức bán hàng và dịch vụ bán hàng

 Nâng cao tính chuyên nghiệp thể hiện qua cách thay đổi tư duy, lên kế hoạch chi tiết và cụ thể cho tất cả các khâu, bộ phận tính giá phải làm báo cáo tìn hhifnh chi phí mà mức giá tối đa, tối thiểu mà XN chấp nhận được phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh, từng mặt hàng, tại từng khu vực địa lý, địa điểm giao hàng, hình thức gia hàng. Mục đích của việc làm này là để nhân viên kinh doanh có nhiều thông tin và khả năng quyết định khi đàm phán với đối tác qua đó hiệu quả bán hàng sẽ cao hơn.

 Xem xét khả năng cho phép nhân viên kinh doanh tìm kiếm thị trường tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm thông qua các trang thông tin điện tử sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, giảm được chi phí bán hàng.

 Tác động vào động lực làm việc của nhân viên bán hàng cũng như thái độ phục vụ tận tình bằng cách áp dụng các chế độ thưởng – phạt và chế độ khoán theo tỷ lệ doanh thu vượt khoán. Đó chính là đòn bẩy kích thích họ tích cực tìm kiếm những khách hàng mua với số lượng lớn.

 Tác động đến khách hàng bằng cách áp dụng các chính sách như:

 Chính sách chiết khấu thương mại dựa trên giá trị hàng đã mua nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn.

 Chiết khấu thanh toán: đối với các khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao hơn so với thanh toán sau, thời gian thanh toán càng ngắn thì tỷ lệ chiết khấu càng cao.

65

 Chiết khấu thời vụ: giảm giá cho những khách hàng mua sản phẩm trái vụ. chiết khấu này giúp XN duy trì sản suất ổn định hơn trong cả năm.

 Hoạt động khuyến mại được tiến hành trong thời gian ngắn, tạo đợt tiêu thụ mạnh, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Khuyến mại có thể là giảm giá bán hoặc kèm theo phiếu dự thưởng, tặng lịch, dịch vụ bảo trì, kiểm tra miễn phí v.v…

5.3.4 Giải pháp về hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hơi kỹ nghệ tại xí nghiệp mitagas, công ty cổ phần cơ khí điện máy cần thơ giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)