4.1.1.1 Môi trường chính trị
Trong môi trường biến động như hiện nay, quá trình tiêu thụ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Trong những nhân tố đó có những nhân tố chính thường xuyên tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN phải xem xét và đặc biệt quan tâm. Trong đó, các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu khách quan mà DN không thể kiểm soát được, nghiên cứu các nhân tố này không thể điều khiển theo ý muốn chủ quan của DN mà DN phải tự mình biến đổi để thích ứng tốt nhất với sự thay đổi của đó.
Một trong những nhân tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng DN chính là các chính sách kinh tế của Nhà nước. Tuỳ vào từng thời điểm khác nhau mà Nhà nước có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác nhau phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Điều này một mặt có thể tác động tích cực, thúc đẩy phát triển, mặt khác lại có tính kìm hãm thậm chí làm ngừng lại quá trình tiêu thụ.
Từ khi Nhà nước ta thực hiện chủ trương phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ngành công nghiệp nước nhà đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Cụ thể như Quyết định 186/2002/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020; Công văn 3244/BCT/BCT-CNNg về việc thủ tục triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi dự án cho dự án đầu tư và sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; Quyết định số 10/2009/QĐ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2009 – 2015,v.v… Với tầm nhìn và định hướng phát triển như vậy sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho ngành cơ khí đồng nghĩa với việc các khách hàng công nghiệp của XN có thể mở rộng hoạt động hoạt động SXKD trong tương lai, từ đó mang lại nguồn doanh thu
30
cho XN. Vì vậy, XN cần có chiến lược cụ thể về kế hoạch sản xuất và giữ chân khách hàng để có thể đáp ứng tận dụng cơ hội này, mang đến nguồn thu cố định cho XN.
4.1.1.2 Môi trường xã hội
Dân số ngày càng phát triển, người dân càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại bệnh hơn so với thập kỷ trước. Vì vậy, số lượng bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh và phẫu thuật ngày càng tăng cao. Để có thể phục vụ số lượng lớn bệnh nhân như vậy thì đội ngũ nhân viên y tế cũng như các trang thiết bị máy móc tại các cơ sở khám chữa bệnh cần phải được gia tăng thêm nữa để có thể đảm bảo được chất lượng khám chữa bệnh là tốt nhất. Do đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18 /2013/TT-BYT quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay khả năng trang bị các thiết bị y tế phục vụ cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế, bệnh viện còn khá chênh lệch giữa nhiều tuyến do quy mô của từng bệnh viện và các cở sở khám chữa bệnh là khác nhau. Nhưng cho dù ở bất cứ tuyến y tế nào thì luôn cần trang bị các dụng cụ y tế hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân. Đây là yêu cầu tối thiểu đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này có nghĩa là nhu cầu sử dụng các bình oxy y tế còn khá tiềm năng. Đặc biệt, tại khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh xây thêm và nâng cấp các bệnh viện trực thuộc trung ương cũng như là các bệnh viện tư nhân. Theo số liệu cung cấp từ trang web của Sở Y tế Cần Thơ, chỉ tính riêng ở TP.Cần Thơ đã có trên 20 bệnh viện và trung tâm y tế đang hoạt động cùng với đó là các dự án bệnh viện đa khoa ở các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang… hứa hẹn một thị trường tiêu thụ tiềm năng cho sản phẩm bình oxy y tế của Mitagas.
4.1.1.3 Môi trường công nghệ
Sự phát triển khoa học công nghệ diễn ra đang là một thách thức lớn đồng thời cũng là cơ hội tốt để ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp. Do đó, đây được xem là một “vũ khí” lợi hại để sử dụng trong cạnh tranh, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, để sản xuất một bình khí oxy, nitơ và axetylen thì hầu hết các DN trong và ngoài nước đều áp dụng nguyên lý giống nhau. Thực tế, việc điều chế không đòi hỏi một kỹ thuật phức tạp. Do đó để có thể tạo sự khác biệt trong khâu sản xuất mang đến sự khác biệt trong sản phẩm thì cần phải tạo nên sự khác biệt trong việc sử dụng các máy móc thiết bị cách thức tổ chức quản lý dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất và mang đến năng suất cao nhất.
31
Ở Việt Nam, để có thể sản xuất một bình khí đạt chuẩn, XN cần tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật được quy định cụ thể trong bộ Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 4245 - 1996 đối với khí oxy, axetylen và TCVN 3286-79 đối với khí nitơ.
Với quy trình sản xuất khí công nghiệp mà XN Mitagas đang áp dụng có ưu điểm là đơn giản, dễ vận hành. Nhưng lại có nhược điểm là XN đã sử dụng máy móc thiết bị trong một thời gian dài, dó đó cần phải bảo trì thường xuyên, làm hao phí thời gian và tiền bạc. Mặt khác việc sử dụng máy móc có tuổi thọ cao sẽ khiến cho môi trường làm việc của công nhân cũng như môi trường xung quanh khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Bụi, tiếng ồn và các chất thải công nghiệp… sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng LĐ và uy tín của XN đối với xã hội. Vì vậy, XN cần chú ý và có những biện pháp cải thiện điều kiện cho công nhân trong đó giải pháp thay đổi công nghệ nên được ban lãnh đạo xem xét và có hướng giải quyết phù hợp.
4.1.1.4 Môi trường cạnh tranh
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thế giới như ASEAN, WTO, APEC,… thì các DN Việt không chỉ đứng trước vô vàn những cơ hội kinh doanh mới mà đồng thời còn phải đối mặt với những thách thức đến từ các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với ưu thế về công nghệ, các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khí công nghiệp sẽ tạo nên sức ép không hề nhỏ đối với các DN trong nước. Công nghệ cao và hiện đại sẽ giúp họ nâng cao năng lực sản xuất và từ đó giảm giá thành sản phẩm. Sự cạnh tranh về giá là không thể tránh khỏi nếu như các DN sản xuất khí của Việt Nam vẫn duy trì hoạt động theo kiểu truyền thống, chậm cải tiến kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, các công ty nước ngoài bằng nguồn vốn dồi dào sẽ áp dụng các chiến lược quảng cáo và chiết khấu cho đại lý hấp dẫn hơn so với các DN trong nước vốn không mặn mà với các hoạt động quảng cáo hay các hoạt động tiếp thị cho sản phẩm khí công nghiệp.
Bên cạnh các đối thủ tiềm ẩn đến từ bên ngoài này thì XN Mitagas còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành tại khu vực như: Công ty cổ phần khoáng sản & xi măng Cần Thơ với sản phẩm hơi kỹ nghệ Cantcimex (Oxy và Nitơ), Xí nghiệp hơi kỹ nghệ Cần Thơ (S VIGAS),… Mặc dù sản phẩm khí oxy y tế của XN chiếm được thị phần cao tại TP.Cần Thơ, nhưng để giảm thiểu rủi ro, tránh tập trung vào một sản phẩm quá mức thì đã đến lúc XN cần tìm hướng đi mới và dành sự quan tâm nhiều hơn vào việc khai thác
32
thị trường cho sản phẩm khí nitơ và axetylen. Như vậy sẽ giúp cho XN tránh phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Mặt khác, điều quan trọng và cần thiết nhất đối với XN cũng như công ty CAMEMCO là cần phải khẳng định vai trò của mình trên thương trường. Uy tín của XN càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng lớn, bởi vì tính an toàn của các sản phẩm khí luôn được quan tâm hàng đầu. Ngược lại, nếu XN không thể cạnh tranh bằng sản phẩm, không có được bất kỳ lợi thế nào về giá, mẫu mã, mạng lưới phân phối, phần trăm chiết khấu, quảng cáo… thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ kém đi, sẽ phải nhường chỗ cho các sản phẩm có uy tín hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.
4.1.1.5 Nhu cầu thị trường
Như đã biết, thị trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động tiêu thụ sản phẩm (mua và bán sản phẩm) vừa là nơi cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời, chính xác và đầy đủ nhất cho DN về tình hình tiêu thụ sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, DN nào nắm bắt được thị trường một cách đầy đủ, chính xác để có những sản phẩm đáp ứng kịp thời thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ cao. Ngược lại, DN nào không có đủ thông tin của thị trường, việc nắm bắt nhu cầu thị trường thiếu chính xác và chậm trễ thì sản phẩm sản xuất ra sẽ rất khó tiêu thụ vì có thể đó là sản phẩm bị lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Có thể thấy, đặc điểm ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất khí nói riêng thì vấn đề thông tin không được công bố rộng rãi. Bởi vì, khác với các mặt hàng tiêu dùng sử dụng các hình thức Marketing trực tiếp đến khách hàng thông qua việc quảng cáo, trải nghiệm thử và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm để nắm bắt được nhu cầu hiện tại của thị trường. Các sản phẩm công nghiệp nói chung và hơi kỹ nghệ nói riêng thì để có được thông tin về nhu cầu của thị trường hiện tại các DN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm phán đoán, cũng như đánh giá của mình đối với sự phát triển của các ngành liên quan. Từ đó, DN bắt đầu tìm hiểu, sàng lọc và tiếp cận khách hàng thông qua hình thức chào hàng trực tiếp.
Ngoài ra, trên thị trường khí công nghiệp nói chung, khách hàng có xu hướng lựa chọn một nhà sản xuất nhất định và thường ít thay đổi. Các đối tượng khách hàng này có xu hướng tìm kiếm sự ổn định trong sản phẩm và dịch vụ ở các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, họ hi vọng sẽ được hưởng mức chiết khấu cao hơn từ nhà cung ứng và vì đã có kinh nghiệm hợp tác với nhau nên khâu cung ứng và vận chuyển sản phẩm sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Vì vậy, DN cần hiểu được tâm lý này của khách hàng để đưa ra mức chiết khấu phù hợp. Ngoài ra, XN
33
luôn cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc giao hàng hoá đảm bảo về mặt thời gian và số lượng chính xác. Nếu làm được như vậy, XN đã tạo một nhóm khách hàng cố hữu mang lại doanh thu ổn định cho DN.
Mặt khác, các DN cũng cần phải biết phân biệt được thị trường nào là thị trường chủ yếu, thị trường nào là thị trường thứ yếu để có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm hiệu quả nhất. Có nghĩa là cần thực hiện phân khúc thị trường để có thể tập trung hoàn toàn năng lực để chiếm lĩnh thị trường. Nhìn vào bảng 3.1, ta cũng có thể thấy rõ được thị trường mà XN tập trung chủ yếu đó là các cơ sở y tế trong địa bàn TP.Cần Thơ và sản phẩm chiến lược là khí oxy y tế. Đối với các sản phẩm khí nitơ và axetylen thì chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng mua lẻ, số lượng ít.