Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả quản trị quan hệ khách hàng của ngân hàng tmcp phát triển mê kông, chi nhánh cần thơ (Trang 27 - 31)

Mục tiêu 1: từ số liệu thứ cấp do NH cung cấp, sử dụng phương pháp so

sánh tuyệt đối, so sánh tương đối để nêu tổng quát về tình hình kinh doanh của NH, từ đó tìm ra được những điểm điểm mạnh và điểm yếu của NH trong quá trình kinh doanh từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.

Mục tiêu 2: từ số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê mô

tả, phân tích tần số để phân tích và đánh giá hệ thống CRM của NH.

Mục tiêu 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ mục tiêu 1 và 2 để đề xuất

giải pháp nhằm nâng cao hệ thống CRM tại MDB – chi nhánh Cần Thơ.

Giới thiệu phương pháp phân tích

 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là phương pháp phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế.

16

∆y = y1− 𝑦0 -y0: chỉ tiêu năm gốc

-y1: chỉ tiêu năm phân tích -∆y: chênh lệch giữa hai năm.

 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả phép chia trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả này thể hiện mức độ hoàn thành hoặc của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên kết quả tăng trưởng.

∆y = y1− y0

y0 ∗ 100% Trong đó:

-y0: chỉ tiêu năm gốc -y1: chỉ tiêu năm phân tích

-∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế (%)

 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistic) là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn…cho các biến số liên tục và các tỷ số cho các biến không liên tục. Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quan đối tượng nghiên cứu.

Một số đại lượng thống kê mô tả thường được sử dụng:

Trung bình cộng (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

Số trung vị (Me): là giá trị của biến đứng ở vị trí giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Phương sai (Variance): là số bình quân số học của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân số học giữa các lượng biến đó.

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): thể hiện khác biệt về đánh giá mẫu điều tra của từng biến (căn bậc hai của phương sai).

17

 Phương pháp phân tích tần số

Là phương pháp dùng để tóm tắt dữ liệu lại thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng dựa trong cơ sở dữ liệu để so sánh số liệu, phản ảnh số liệu.

Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về các quan sát. Để lặp một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:

Bước 1: xác định số tổ của dãy phân phối Số tổ = [(2)*số tổ quan sát (n)]1/3

Bước 2: xác định khoảng các tổ (k) K = (Xmax –Xmin)/ số tổ

Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy phân phối. Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối.

Bước 3: xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ. Một cách tổng quát, giới hạn dưới của mỗi tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng khoảng cách tổ (k) sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy phân phối.

Bước 4: xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn đó. Cuối cùng trình bày trên biểu bảng và biểu đồ.

Theo Parasumam (1988), thì mức độ hài lòng có thể được đo lường với 5- 7 khoảng cách. Trong đề tài này, khoảng cách được chọn là thang đo Likert 5 mức độ và ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng trong phân tích thống kê mô tả được trình bày như sau:

Giá trị khoảng cách = 𝑛−1

𝑛 = 5−1

18

Bảng 2.1: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Giá trị trung

bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1,81 – 2,6 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng

2,61 – 3,40 Không ý kiến/Trung bình 3,41 – 4,20 Đồng ý/Hài lòng/Quan trọng

4,21 – 5,00 Rất đồng ý/Rất hài lòng/Rất quan trọng

19 CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả quản trị quan hệ khách hàng của ngân hàng tmcp phát triển mê kông, chi nhánh cần thơ (Trang 27 - 31)