Phân tích nhân tố Thu nhập ảnh hưởng Ý định sử dụng Mobile Banking

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 74)

Qua phân tích dữ liệu trong SPSS, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh giá trị trung bình của tổng thể, cụ thể là kiểm định giá trị trung bình của biến thu nhập đối với ý định sử dụng Mobile Banking bằng phương pháp so sánh Independent Sample T –Test trong SPSS. Tác giả đã chia mẫu ra thành 2 nhóm để so sánh:

- Nhóm 1: gồm những mẫu có thu nhập dưới 9 triệu (xem như là thu nhập thấp) - Nhóm 2: gồm mẫu có thu nhập trên 9 triệu (xem như là thu nhập khá và cao)

Bảng 4.12: Kết quả Independent Samples T Test với biến Thu Nhập Thống kê nhóm

TN Số mẫu Trung bình

Độ lệch chuẩn Sai số trung bình

chuẩn YĐSD 1 199 3.60 .816 .058 2 135 3.88 .847 .073 Kiểm định T Test Phương sai bằng nhau Kiểm định

Levene Kiểm định t-test sự khác biệt trung bình

F Ý nghĩa (Sig.) t df Ý nghĩa (Sig.) (2-tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt độ lệch chuẩn Sự khác biệt với khoảng tin cậy 95% Thấp Cao Y Đ S D Giả định 4.098 0.044 -3.068 332 0.002 -0.283 0.092 -0.465 -0.102 Không giả định -3.047 280.616 0.003 -0.283 0.093 -0.467 -0.100 Nguồn: Kết quả spss tổng hợp được từ dữ liệu khảo sát của tác giả

Independent Sample T –Test: Kết quả Independent T- Test từ SPSS cho thấy, với chỉ số Sig =0.044 ( đạt điều kiện Sig < 0.05 ) có nghĩa là phương sai của hai mẫu không bằng nhau, ta dùng kết quả kiểm định ở dòng thứ hai Sig2 (Equal Variances Not

Assumed) = 0.003 (Sig < 0.05) tức là bác bỏ giả thiết H0 (Giả thiết H0: không có sự khác biệt về trung bình của 2 nhóm thu nhập với ý định sử dụng Mobile Banking), Có

75

nghĩa là có sự khác biệt giữa giá trị trung bình của nhóm thu nhập thấp (nhóm 1) so với nhóm có thu nhập khá và cao (nhóm 2).

Theo bảng 4.10 và 4.11 ta thấy

- Xét theo nhóm thu nhập thấp: Tổng nhóm mẫu có thu thập thấp (dưới 9 triệu) ở cả 3 nhóm tuổi là: 120 mẫu không sử dụng Mobile Banking (chiếm 60%) và 80 mẫu có sử dụng Mobile Banking (chiếm 40%) so với tổng 200 mẫu có thu nhập thấp  cho thấy thu nhập thấp có tác động đến quyết định sử dụng Mobile Banking trong thực tế theo hướng ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ Mobile Banking

- Xét theo nhóm thu nhập khá trở lên: Tổng nhóm mẫu có thu thập khá và cao (trên 9 triệu) ở cả 3 nhóm tuổi là: 134 mẫu, trong đó chỉ có 39 mẫu không sử dụng Mobile Banking (chiếm 29%) và 95 mẫu có sử dụng Mobile Banking (chiếm 71%) trong tổng 134 mẫu  cho thấy thu nhập cao tác động đến quyết định sử dụng Mobile Banking trong thực tế theo hướng có nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ Mobile Banking

 Vậy có thể kết luận rằng thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking trong thực tế. Thu nhập càng cao càng có nhu cầu sử dụng Mobile Banking nhiều hơn.

4.4.3 Phân tích nhân tố Độ tuổi ảnh hưởng Ý định sử dụng Mobile Banking

Dựa vào số liệu bảng 4.10 và 4.11 ta thấy

Xét theo nhóm tuổi 18-30: Tổng số mẫu là 193 mẫu, trong đó chỉ có 77 mẫu có sử dụng Mobile Banking (chiếm 40%) và 116 mẫu không sử dụng Mobile Banking (chiếm 60%). Sự khác biệt này là do số lượng mẫu có thu nhập thấp (157 mẫu) nhiều hơn nhóm thu nhập khá và cao (36 mẫu) nên số lượng mẫu không sử dụng Mobile Banking cũng lớn hơn số lượng mẫu có sử dụng Mobile Banking.

Xét theo nhóm tuổi 31-40: Tổng số mẫu là 110 mẫu, trong đó có 83 mẫu có sử dụng Mobile Banking (chiếm 75%) và 27 mẫu không sử dụng Mobile Banking (chiếm 25%). Sự khác biệt này là do ở độ tuổi này thu nhập trung bình cao hơn so với nhóm tuổi 18-30 do tay nghề, kinh nghiệm tăng lên….số lượng mẫu có thu nhập thấp chỉ có

76

33 mẫu nhỏ hơn nhiều so với nhóm thu nhập khá và cao (77 mẫu) nên số lượng mẫu có sử dụng Mobile Banking cũng lớn hơn số lượng mẫu không sử dụng Mobile Banking.

Xét theo nhóm tuổi 41-50: Tổng số mẫu là 31 mẫu, trong đó có 15 mẫu có sử dụng Mobile Banking (chiếm 48%) và 16 mẫu không sử dụng Mobile Banking (chiếm 52%). Nhóm tuổi này cũng không có sự khác biệt đáng kể về thu nhập cao hay thấp với việc sử dụng Mobile Banking trong thực tế (trong 21 mẫu có thu nhập khá và cao thì 10 mẫu có sử dụng Mobile Banking và 11 mẫu không sử dụng Mobile Banking)

Independent Sample T –Test: Kiểm định giá trị trung bình của biến Độ Tuổi đối với ý định sử dụng Mobile Banking.Tác giả cũng chia mẫu thành 2 nhóm để so sánh:

- Nhóm 1: gồm những mẫu có độ tuổi dưới 40 ( xem như là người trẻ tuổi) - Nhóm 2: gồm những mẫu có độ tuổi trên 40 ( xem như là người lớn tuổi)

Bảng 4.13: Kết quả Independent Samples Test với biến Độ tuổi Thống kê nhóm

TN Số mẫu Trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số trung bình chuẩn

YĐSD 1 303 3.70 0.830 0.048 2 31 3.87 0.922 0.166 Kiểm định T Test Phương sai bằng nhau Kiểm định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Levene Kiểm định t-test sự khác biệt trung bình

F Ý nghĩa (Sig.) t df Ý nghĩa (Sig.) (2-tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt độ lệch chuẩn Sự khác biệt với khoảng tin cậy 95% Thấp Cao Y Đ S D Giả định 0.031 0.860 -1.104 332 0.270 -0.175 0.158 -0.486 0.137 Không giả định -1.014 35.161 0.318 -0.175 0.172 -0.524 0.175 Nguồn: Kết quả spss tổng hợp được từ dữ liệu khảo sát của tác giả

77

Kết quả từ SPSS cho thấy, với chỉ số Sig =0.860 (Sig>0.05) có nghĩa là phương sai của hai mẫu bằng nhau, ta dùng kết quả kiểm định ở dòng thứ nhất Sig2 (Equal Variances Assumed) = 0.270 (Sig > 0.05) tức là chấp nhận giả thiết: không có sự khác

biệt giữa giá trị trung bình của nhóm trẻ tuổi (nhóm 1) so với nhóm lớn tuổi (nhóm 2).

 Vậy xét theo độ tuổi thì không cho thấy ý nghĩa rõ ràng của vấn đề tuổi tác đến việc sử dụng Mobile Banking trong thực tế. Sự thay đổi trong cỡ mẫu có sử dụng Mobile Banking và không sử dụng Mobile Banking trong thực tế ở các nhóm tuổi được giải thích bởi sự thay đổi của mức thu nhập bình quân.

4.5 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ PU-PE-PT-PC-PR THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG VÀ CHƯA SỬ DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG VÀ CHƯA SỬ DỤNG MOBILE BANKING

Trong 334 mẫu khảo sát đã có, tác giả phân chia mẫu theo số lượng khách hàng đã sử dụng dịch vụ Mobile Banking là 175 mẫu và khách hàng chưa sử dụng dịch vụ Mobile Banking là 159 mẫu.

Hai tập dữ liệu trên được kiểm định bởi SPSS các điều kiện cần như: Cronbach Alpha > 0.7 , Phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương sai trích > 50%, Hệ số eigenvalue > 1 , với các tiêu chuẩn Factor loading > 0.4, Hệ số KMO > 0.5 , độ tin cậy Sig < 0.05….. Sau khi chạy SPSS, tất cả các kết quả đều đạt yêu cầu. Kết quả chạy hồi quy của 5 biến: PU (cảm nhận sự hữu ích), PE (cảm nhận sự hữu dụng), PT (cảm nhận sự tín nhiệm) , PC (cảm nhận về chi phí), PR (cảm nhận về rủi ro) là các biến độc lập và Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng (YĐSD) là biến phụ thuộc.

78

4.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking với 175 mẫu có sử dụng Mobile Banking

Với PUc (cảm nhận sự hữu ích), PEc (cảm nhận sự hữu dụng), PTc (cảm nhận sự tín nhiệm) , PCc (cảm nhận về chi phí), PRc (cảm nhận về rủi ro) là các biến độc lập và Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng (YĐSDc)

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy 175 mẫu có sử dụng Mobile Banking

Nguồn: Kết quả spss tổng hợp được từ dữ liệu khảo sát của tác giả [Phụ lục 4]

Từ bảng 4.11 cho thấy chỉ có 3 nhân tố có mức ý nghĩa Sig < 0.05 nên chỉ có 3 nhân tố có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng Đã sử dụng dịch vụ Mobile Banking . Phương trình hồi quy có dạng:

YĐSDc = 0.199*PUc – 0.215*PRc – 0.178*PCc (1c)

Mô hình hồi quy (1c) cho thấy 3 nhân tố: cảm nhận về sự hữu ích (PUc) có tác động tỷ lệ thuận với ý định sử dụng Mobile Banking (YĐSDc) và 2 nhân tố: Cảm nhận về rủi ro (PRc), cảm nhận về chi phí (PCc) có tác động tỷ lệ nghịch với YĐSDc. Trong đó nhân tố rủi ro (PRc) có tác động mạnh nhất, nhân tố hữu ích (PUc) có tác động yếu hơn và nhân tố Chi phí có tác động yếu nhất đến ý định sử dụng Mobile Banking

Mô hình 1c Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Độ chấp nhận VIF Hằng số 3.150 0.549 5.736 0.000 PEc 0.188 0.099 0.150 1.896 0.060 0.642 1.558 PTc 0.188 0.099 0.150 1.896 0.060 0.642 1.558 PCc -0.164 0.064 -0.178 -2.570 0.011 0.841 1.189 PRc -0.162 0.059 -0.215 -2.730 0.007 0.653 1.532 PUc 0.189 0.068 0.199 2.766 0.006 0.783 1.278

79

4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking với 159 mẫu không sử dụng Mobile Banking không sử dụng Mobile Banking

Với PUk (cảm nhận sự hữu ích), PEk (cảm nhận sự hữu dụng), PTk (cảm nhận sự tín nhiệm) , PCk (cảm nhận về chi phí), PRk (cảm nhận về rủi ro) là các biến độc lập và Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng (YĐSDk)

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy 159 mẫu không sử dụng Mobile Banking

Nguồn: Kết quả spss tổng hợp được từ dữ liệu khảo sát của tác giả [Phụ lục 5]

Từ bảng 4.12 cho thấy chỉ có 2 nhân tố có mức ý nghĩa Sig < 0.05 nên chỉ có 2 nhân tố có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng (Đã sử dụng Mobile Banking) Phương trình hồi quy có dạng:

YĐSDk = 0.377*PEk + 0.219*PTk (1k)

Mô hình hồi quy (1k) trên cho thấy 2 nhân tố: Cảm nhận dễ sử dụng (PEk) có tác động mạnh nhất với Beta = 0,337 và nhân tố Cảm nhận sự tín nhiệm (PTk) tác động yếu hơn với Beta = 0,219. Cả hai nhân tố này đều có tác động tỷ lệ thuận với ý định sử dụng Mobile Banking (YĐSDk) của Khách hàng chưa sử dụng dịch vụ Mobile Banking.

Mô hình 1k Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Độ chấp nhận VIF Hằng số 1.738 0.456 3.811 0.000 PUk -0.025 0.096 -0.023 -.259 0.796 0.559 1.789 PEk 0.414 0.107 0.377 3.865 0.000 0.482 2.073 PTk 0.233 0.085 0.219 2.727 0.007 0.711 1.407 PCk -0.085 0.081 -0.075 -1.058 0.292 0.917 1.091 PRk -0.096 0.068 -0.102 -1.410 0.160 0.870 1.149

80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Vậy kết quả nghiên cứu xét đối tượng đã sử dụng và chưa sử dụng Mobile Banking thì các nhân tố ảnh hưởng đối với ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của cá nhân cũng có sự khác nhau. Vì vậy cần xem xét đến sự khác biệt này

- Với người đã thực tế sử dụng Mobile Banking thì họ cảm nhận rằng: nhân tố sự hữu ích, sự rủi ro và chi phí cho dịch vụ là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng

- Với người chưa sử dụng Mobile Banking thì họ suy nghĩ, cảm nhận rằng: nhân tố sự dễ sử dụng và sự tín nhiệm là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng

Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự chưa hiểu rõ về dịch vụ Mobile Banking của nhóm khách hàng chưa sử dụng dịch vụ, do đó tiêu chí ảnh hưởng đến ý định sử dụng của nhóm này khác hẳn với nhóm đã sử dụng dịch vụ Mobile Banking. Có thể nói rằng, nhân tố “dễ sử dụng” có sự khác biệt lớn trong cảm nhận của khách hàng, vì trong thực tế ứng dụng Mobile Banking rất dễ sử dụng, rất đơn giản vì hiện tại ứng dụng Mobile Banking chưa có nhiều tiện ích, thao tác thì qua đơn giản, do đó khách hàng đã sử dụng Mobile Banking cảm thấy rằng dịch vụ này rất dễ sử dụng, chính vì sự dễ sử dụng này mà dịch vụ Mobile Banking cũng có tiềm ẩn rủi ro khá lớn nếu mật mã giao dịch không được bảo mật tốt. Do đó nhóm khách hàng đã sử dụng dịch vụ thường phải cân nhắc giữa tiện ích của dịch vụ, rủi ro của dịch vụ và chi phí cần thiết để duy trì sử dụng dịch vụ Mobile Banking..

81

4.6 CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG TƯƠNG LAI

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có dịch vụ Mobile Banking cũng phải tuân theo những quy định của nhà nước và định hướng của ngành ngân hàng.

- Luật giao dịch điện tử - số 51/2005/QH11 ngày 29-11-2005 - Luật Công nghệ thông tin -số 67/2006/QH11 ngày 29-6-2006

- Đề án phát triển ngành ngân hàng việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Số 112/2006/QĐ-TTg 24/5/2006

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt ngày 22/11/2012, trong đó quy định về các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này là cơ sở pháp lý để các tổ chức không phải ngân hàng kết hợp với ngân hàng cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán nói chung bao gồm cả dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động

- Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 ngày 27/12/2011của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú ý đến nội dụng “đặc biệt khuyến khích việc áp dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kể cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng” như vậy chính phủ đã có hướng khuyến khích sử dụng dịch vụ mới như Mobile Banking.

Dựa trên việc tuân thủ luật pháp và đáp ứng các yêu cầu của định hướng ngành ngân hàng đến 2020. Các Ngân hàng cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Hiện đại hoá hệ thống giao dịch ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động, hỗ trợ và tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển

- Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

- Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản và hoạt động của các TCTD. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ

82

liệu và an toàn mạng, trong đó khẩn trương hoàn thành và đưa vào sử dụng các Trung tâm Dữ liệu dự phòng hay Trung tâm Phục hồi thảm hoạ của NHNN và các TCTD. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược về đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngành ngân hàng.

- Cải tạo và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin của các TCTD, Phát triển các hình thức thanh toán thích hợp như ngân hàng điện tử, mobile banking.

Tóm lại, các Ngân hàng được quyền chủ động phát triển dịch vụ của mình theo hướng hiện đại hóa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Ngân hàng và Các cơ quan chức năng, đảm bảo việc bảo mật thông tin, dự phòng an toàn, tạo điền kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như mang lại hiệu quả cho người dân và nền kinh tế. Do đó việc cung ứng dịch vụ Mobile Banking cho khách hàng là hoàn toàn đúng đắn và đúng chủ trương của nhà nước.

83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, nghiên cứu đã trình bày các đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking thông qua các công cụ Cronbach Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu PU, PT, PE, PC, PR đều đạt yêu cầu kiểm định. Đề tài đã nghiên cứu được các nhân tố ảnh hưởng Quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking. Trong chương cũng đã kiểm định các giả thiết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội với 5 biến, cho thấy tất cả các biến đưa ra đều được chấp nhận và có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking. Tiếp tục thực

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 74)