Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 47 - 50)

XÂY DỰNG BIẾN Mục tiêu nghiên cứu Tra cứu lý thuyết Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm chuyên gia) Bảng câu hỏi

Nghiên cứu chính thức định lượng

Cronbach’s Alpha (kiểm định độ tin cậy)

Phân tích EFA (kiểm định giá trị thang đo)

- Hồi quy, T-test, ANOVA, và các thống kê mô tả. - Phân tích kết quả xử lý

Viết báo cáo nghiên cứu

- Cronbach Alpha ≥ 0.6 - Tương quan biến - tổng ≥ 0.3

- Hệ số KMO; - Phương sai trích; - Egienvalue; - Trọng số nhân tố; - Chênh lệch giữa các trọng số Chỉnh sửa bảng câu hỏi ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC

48

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 phương pháp - nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm phát hiện những yếu tố có tác động đến quyết định chọn lựa sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng để xây dựng các thang đo.

Các giả thuyết ban đầu của mô hình nghiên cứu được đề xuất bằng việc áp dụng các lập luận logic tiếp cận từ các nghiên cứu có trước. Với biến phụ thuộc là “Quyết

định sử dụng Mobile Banking”, biến trung gian là “Ý định sử dụng Mobile Banking” và

4 biến độc lập “Cảm nhận sự dễ sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận sự tín nhiệm,

Cảm nhận về chi phí”

Nghiên cứu định tính: được tiến hành bằng cách thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và bán lẻ tại ngân hàng tại Ngân Hàng Vietcombank chi nhánh Hồ Chí Minh để tìm hiểu về các khái niệm, các yếu tố cần thiết để xây dựng thang đo, sự rõ ràng và dễ hiểu của các câu hỏi đánh giá… Sau khi thảo luận với các chuyên gia, tác giả đề xuất thêm biến “Cảm nhận về rủi ro” vào trong bảng câu hỏi và mô hình nghiên cứu của mình để đo lường bằng phương pháp định lượng theo thang điểm Likert 5 điểm.

Theo đó mô hình nghiên cứu dự kiến gồm có 5 biến độc lập là: Cảm nhận sự dễ

sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận sự tín nhiệm, Cảm nhận về chi phí, Cảm nhận về rủi ro biến trung gian là “Ý định sử dụng Mobile Banking” và biến phụ thuộc là Quyết định sử dụng Mobile Banking

Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng cách khảo sát thử nghiệm 20 mẫu, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để đo lường một lần nữa thực tế độ cảm nhận của khách hàng và sự rõ ràng của các câu hỏi. Kết quả bước này là xây dựng được một bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức.

Bảng câu hỏi chính thức gồm có 1 biến phụ thuộc, 1 biến trung gian, 5 biến độc lập, 20 biến quan sát để đo lường cảm nhận của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking và Các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng.

49

Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gửi bản câu hỏi khảo sát và gửi bảng câu hỏi qua Email bằng công cụ Google Doc. Bảng câu hỏi gồm 2 phần:

- Phần thông tin cá nhân người trả lời: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp.. - Phần đánh giá cảm nhận của người trả lời về tiêu chuẩn đo lường, đánh giá các thang đo theo thang điểm Likert 5 điểm (từ 1: Rất không đồng ý – đến 5: Rất đồng ý)

Đối tượng khảo sát: là những khách hàng đang sử đang sử dụng dịch vụ của Vietcombank (có tài khoản và thường xuyên có giao dịch rút, gửi tiền, thanh toán…qua Vietcombank). Các khách hàng có thể đang sử dụng dịch vụ Mobile Banking hoặc chưa sử dụng dịch vụ Mobile Banking đều được khảo sát.

Mẫu nghiên cứu: Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Hair cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát [Hair- 1998]. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này (20 biến quan sát) thì số lượng mẫu cần thiết có thể ít nhất là 100 mẫu. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố [Hoàng Trọng và Mộng Ngọc – 2008] và tốt nhất là gấp 10 lần biến quan sát. Theo đó mẫu tác giả dự kiến là khoảng 180-240 mẫu là đạt yêu cầu trong phân tích nhân tố (5 biến đo lường với 20 biến quan sát).

Phân tích dữ liệu: Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling) và kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.

50

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)