3G CASH (Philippine)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 30)

Ra đời tháng 10/2004, G-cash là một ứng dụng Mobie Banking dựa trên công nghệ SMS, cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, thanh toán tiền vay, mua sắm qua mạng, truy vấn thông tin…cho phép các khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô trả nợ món vay qua điện thoại di động bằng việc sử dụng tin nhắn.

Hình thức này đã giúp các tổ chức tài chính vi mô chuyển từ phương thức thu nợ tại địa bàn kiểu truyền thống sang hình thức thu nợ qua tin nhắn với chi phí giao dịch thấp hơn rất nhiều, nhân viên thu nợ chỉ còn phải làm việc với các khách hàng chậm trả nợ, nhờ đó đã nâng cao được hiệu suất làm việc của nhân viên. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong việc thu hồi các món nợ nhỏ. Mặt khác, hình thức thanh toán này cũng giảm bớt chi phí đi lại và giao dịch cho khách hàng nghèo.

2.3.4 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển Mobile Banking

Một là, phát triển Mobile Banking với tiện ích chuyển tiền quốc tế

Từ thực tế phát triển của M-Pesa và G-cash cho thấy, Mobile Banking đã thành công bước đầu khi cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế - dịch vụ đặc biệt có giá trị cao cho các quốc gia có thị trường lao động lớn ở nước ngoài.

Cũng như Kenya và Philippines, cộng đồng Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài lên đến 500.000 người, phần lớn đều có thu nhập ổn định. Lượng kiều hối trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 9 tỷ USD - Theo WB, năm 2013 kiều hối của Việt Nam đạt 11 tỷ USD và nằm trong 10 quốc gia trên thế giới có lượng kiều hối chuyển về lớn nhất nên khi ứng dụng Mobile Banking vào hoạt động kinh doanh, các NHTM cần chú ý đến việc khai thác mảng thị trường đầy tiềm năng này.

31

Hai là, về việc quản lý hoạt động của các đơn vị cung ứng Mobile Banking, NHNN phải là cơ quan chịu trách nhiệm chính

Sử dụng Mobile Banking khách hàng có thể có hoặc không có tài khoản ngân hàng đều thể thực hiện các giao dịch tài chính. Do đó các đơn vị cung cấp Mobile Banking phải chịu sự giám sát của ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước)

Ba là, phải chú trọng khi thiết lập quan hệ đại lý và lựa chọn công nghệ trong ứng dụng Mobile Banking vào hoạt động kinh doanh ngân hàng

Ứng dụng Mobile Banking, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần chú ý đến tiêu chuẩn của các đơn vị đại lý ủy quyền cũng như công nghệ kỹ thuật sử dụng, đào tạo các đại lý và xác nhận năng lực trước khi công nhận các đại lý được ủy quyền.

Bốn là, có chính sách khuyến khích phát triển Mobile Banking

Với lợi thế chi phí triển khai và chi phí giao dịch thấp, để khuyến khích khách hàng sử dụng Mobile Banking phổ biến và rộng rãi hơn thì ngân hàng nên thực hiện chính sách thu phí dịch vụ hợp lý, trả lãi cho khách hàng. Cho khách hàng nhiều cách thức khác nhau để đăng ký Mobile Banking như thông qua SMS, trạm đăng ký lưu động hoặc các đại lý ủy quyền, qua InternetMobile Banking. Ngân hàng nên tạo điều kiện cho thuận lợi cho khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, khách hàng ở nông thôn có cơ hội sử dụng Mobile Banking nhiều hơn

Năm là, thể hiện vai trò chủ đạo của Ngân hàng thương mại trong việc ứng dụng Mobile Banking

Cho dù việc phát triển Mobile Banking đi theo mô hình nào, thì với lợi thế về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản lý, các Ngân hàng thương mại phải là bên quản lý tài khoản của khách hàng và có vai trò chủ đạo trong việc phát triển Mobile Banking.

32

2.4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ỨNG DỤNG MOBILE BANKING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI BANKING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.4.1 Cơ sở pháp lý

Mobile Banking là một ứng dụng tài chính do đó ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung còn phải thực hiện đúng pháp luật trong ngành tài chính: như chống rửa tiền, các nguyên tắc bảo mật, chứng nhận chữ ký số…Ngân hàng còn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ để Mobile Banking có thể vận hành an toàn và hiệu quả….Hiện nay, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng điện tử nói chung và Mobile Banking nói riêng ở nước ta thì văn bản pháp lý cao nhất là: “Luật giao dịch điện tử” năm 2005 và “Luật công nghệ thông tin” năm 2006. Ngoài ra còn phải tuân theo “Pháp Lệnh ngoại hối 2005” nếu trong tương lai các ngân hàng được phép chuyển-nhận tiền quốc tế thông qua Mobile Banking.

2.4.2 Nền tảng hạ tầng công nghệ Ngân hàng và Viễn thông

Mobile Banking được phát triển dựa trên sự phát triển của công nghệ thanh toán và thông tin viễn thông. Chính vì vậy cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông là nhân tố tiên quyết để có thể áp dụng Mobile Banking. Các NHTM đã áp dụng công nghệ CORE BANKING, đáp ứng yêu cầu quản lý từ xa của NHNN và yêu cầu quản trị của Ngân hàng và tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng

Dưới đây là một số hệ thống công nghệ Ngân hàng đã hoạt động hiệu quả: - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ

- Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, Money Gram, Western Union - Hệ thống thanh tra giám sát từ xa các tổ chức tín dụng

- Hệ thống Core Banking, hệ thống ATM, Mobile Banking ….

Về công nghệ viễn thông, Tính đến tháng 12/2012, cả nước đạt hơn 131,6 triệu thuê bao di động. Trong đó Viettel chiếm thị phần cao nhất (40,05%), MobiFone giữ vị trí số 2 với 21,4%, VinaPhone với 19,88%. Với số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G ngày càng tăng. Hiện nay Viettel cũng đang là đối tác cung cấp dịch vụ BankPlus cho hơn 10 ngân hàng tại Việt Nam.

33

2.4.3 Sự phát triển kinh tế và xã hội

Sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây góp phần làm cho mức sống của người dân được cải thiện theo hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.145 USD vào năm 2008 lên 1.890 USD năm 2013. Trong đó GDP bình quân đầu người tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 đã đạt mức hơn 4.500 USD -gần 2,4 lần so với GDP bình quân cả nước cho thấy đời sống kinh tế ở Việt Nam ngày càng khá lên, nhất là ở Thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu của nhân dân là rất lớn, do vậy sự phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng phải phát triển tương ứng, theo hướng cá nhân hóa, hiện đại hóa

Nguồn: Website tổng cục thống kê Việt Nam

Hình 2.4: GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 2008-2013

2.4.4 Sự hiểu biết và chấp nhận của người dân

Khách hàng chính là những người sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, do đó với một dịch vụ mới như Mobile Banking Ngân hàng cần phải có sự truyền thông rộng rãi. Khi khách hàng biết, hiểu về các tiện ích của Mobile Banking thì việc sử dụng Mobile Banking cũng sẽ được chấp nhận rộng rãi

34

Trong các giao dịch điện tử như Mobile Banking thì vấn đề bảo mật là ưu tiên hàng đầu của khách hàng cũng như của Ngân hàng hay cơ quản lý. Vì vậy các Ngân hàng phải luôn có giải pháp công nghệ ngăn ngừa rủi ro mất cắp dữ liệu và luôn đảm bảo an toàn cho tài sản khách hàng cũng như của Ngân hàng.

2.4.6 Nguồn nhân lực

Để triển khai, duy trì và phát triển hệ thống Mobile Banking cần phải có một lực lượng nhân sự được đào tạo tốt về công nghệ mới. Nhân tố con người – nhân tố quan trọng nhất cho quá trình cải cách và phát triển. Nhân lực tốt không những làm chủ mạng lưới, công nghệ mà còn là nhân tố quyết định việc cải tiến mạng lưới, công nghệ, quy trình… và điều quan trọng hơn là tạo ra và duy trì các mối quan hệ bền vững với khách hàng. Máy móc, công nghệ, thiết bị không thể làm thay con người trong lĩnh vực này.

2.4.7 Hệ thống cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán trực tuyến

Qua các ứng dụng có sẵn và các tính năng thanh toán trực tuyến, Mobile Banking giúp khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ trực tuyến mà không phải đến tận nơi của nhà cung cấp hàng hóa và không phải trả bằng tiền mặt, hàng hóa được giao tận nơi hay được thực hiện tức thời….nhờ sự phát triển của hệ thống thanh toán trực tiếp đó mà ứng dụng Mobile Banking ngày càng được nhiều khách hàng chọn lựa sử dụng.

2.4.8 Tổng kết và thực tế ứng dụng Mobile Banking tại Việt Nam hiện nay

Dựa trên việc phân tích các điều kiện tiền đề của Mobile Banking chúng ta thấy: - Với cơ sở pháp lý ngày càng rõ và hoàn thiện như: “Luật giao dịch điện tử” năm 2005 và “Luật công nghệ thông tin” năm 2006

- Nền tảng hạ tầng công nghệ tốt và bảo mật cao, số thuê bao điện thoại di động đạt trên 100% dân số và chi phí cho viễn thông ngày càng giảm

- Với việc đầu tư cho công nghệ và nhân lực, hiện nay các ngân hàng đang theo đuổi mục tiêu ISO hóa hoạt động công nghệ của Ngân hàng, đảm bảo quản trị rủi ro tốt, đào tạo nhân lực đề chuẩn bị cho các mục tiêu phát triển trong tương lai.

- Với lực lượng lao động trẻ lớn, số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân tại hệ thống ngân hàng ngày càng tăng (khoảng 44,7 triệu tài khoản và với số dư trung bình đạt khoảng 95 ngàn tỷ đồng). Nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

35

Mobile Banking tại Ngân hàng còn rất thấp. Điều đó cho thấy cơ hội trong lĩnh vực khai thác dịch vụ Mobile Banking đối với khách hàng cá nhân còn rất lớn và tiềm năng.

 Sự ra đời của dịch vụ Mobile Banking càng làm cho việc giao dịch với ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, do đó nhu cầu sử dụng Mobile Banking sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Vì vậy các Ngân hàng phải nhanh chóng phát triển và hoàn thiện dịch vụ mới này để tăng sức cạnh tranh và phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất.

Bảng 2.3: Sơ lược về ứng dụng Mobile Banking tại các NHTM Việt Nam hiện nay

Các tiện ích Mobile Banking

hiện nay VCB Vietin Ngân hàng

bank BIDV Sacom bank HSBC MB Exim bank Xem số dư X X X X X X X

Sao kê tài khoản X X X X X X X

Chuyển khoản cùng NH X X X X X X X

Chuyển khoản khác NH X X X X X X

Gửi tiết kiệm X X X

Thanh toán thẻ tín dụng X X

Thanh toán bảo hiểm X

Thanh toán tiền điện X X X X X X

Thanh toán tiền điện thoại X X X X X X

Thông tin lãi suất, tỷ giá, ATM X X X X

Nguồn: Tổng hợp từ website và call center các ngân hàng

Qua bảng 2.3 ta thấy, hiện tại các tiện ích dịch vụ của ứng dụng Mobile Banking tại các Ngân hàng hiện nay ở Việt Nam còn khá sơ sài. Mỗi Ngân hàng phát triển các tiện ích riêng theo từng Ngân hàng do đó tính đồng bộ và liên kết vẫn chưa cao, chưa có nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì vậy, các Ngân hàng nên mở rộng hơn nữa việc liên kết và NHNN nên hỗ trợ thúc đẩy việc liên kết nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng có chính sách khuyến khích các Ngân hàng tích cực phát triển hệ thống các điểm mua – bán-dịch vụ….chấp nhận thanh toán qua Mobile Banking nhiều hơn, qua đó góp phần hoàn thiện cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

2.5 GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ NHTMCP VIETCOMBANK VÀ DỊCH VỤ MOBILE BANKING MOBILE BANKING

36

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1963, đóng vai trò là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế, quản lý ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối… Vietcombank là ngân hàng đi đầu hoàn tất dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế (Master Card, Visa…). Vietcombank cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao như Thẻ Connect 24, Internet Banking, Mobile Banking…

Ngày 26/12/2007 Vietcombank phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Ngày 02/6/2008 Vietcombank đã chính thức chuyển đổi thành NHTM cổ phần. Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank thuộc Tập đoàn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới vào tháng 9/2011.

Tháng 7/2013 Vietcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất lọt vào bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The Banker công bố

Theo báo cáo tài chính 2013 của Vietcombank, mạng lưới hoạt động gồm 1 sở giao dịch, 79 chi nhánh, 333 Phòng Giao dịch, 3 công ty con trong nước, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Vietcombank cũng đã có quan hệ đại lý với hơn 1800 ngân hàng và định chế tài chính tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ đạt: 23.174 tỷ đồng, Tổng tài sản đạt: 468.994 tỷ đồng (6)

Tầm nhìn 2020 của Vietcombank là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020

Về dịch vụ Mobile Banking, định hướng chiến lược của Viecombank về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có dịch vụ Mobile Banking.

Thực trạng hoạt động kinh doanh Mobile Banking tại Vietcombank

Vietcombank cung cấp các dịch vụ Mobile Banking như: - VCB SMS: Ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động

- VCB Mobile Banking: Thực hiện các giao dịch ngân hàng qua ứng dụng của riêng ngân hàng, ứng dụng này có thể tải miễn phí trên các App Store như: Android, IOS…

- VCB BANKPLUS: thực hiện các giao dịch ngân hàng cho khách hàng có sử dụng Sim Viettel bằng ứng dụng được cài sẵn trong sim

37

Vietcombank chính thức giới thiệu dịch vụ Vcb Mobile Banking ngày 20/12/2012 nhưng đến nay Vietcombank đã có gần 2.000.000 tài khoản sử dụng dich vụ Mobile Banking. Dịch vụ Mobile Banking cũng đã đóng góp nguồn thu dịch vụ khá và ổn định cho Ngân hàng Vietcombank.

Theo báo cáo của Viettel, dù chỉ mới bắt đầu triển khai mạnh dịch vụ Mobile BankPlus nhưng chỉ sau 3 năm đưa vào hoạt động, BankPlus của Viettel đã có hơn 3 triệu thuê bao và liên kết được với 18 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, tạo ra doanh số chuyển tiền lên đến hơn 1.200 tỷ đồng/tháng và doanh thu thanh toán cước lên đến hơn 150 tỷ đồng/tháng

Tại Việt Nam, trong Hội thảo và Triển lãm Banking Việt Nam lần thứ 15 tại Hà Nội (tháng 5/2012), báo cáo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) chỉ ra trong

hai năm tới, dịch vụ được người tiêu dùng quan tâm nhất để kết nối với ngân hàng là Mobile Banking và Internet Banking với 32% người dùng hướng tới dịch vụ này. Điều

đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay khi công nghệ 3G, internet ngày càng rẻ , các thiết bị di động như smartphone, tablet …ngày càng phổ biến. Mặc dù hiện nay dịch vụ Mobile Banking còn khá sơ sài, các ứng dụng và tiện ích tăng thêm cũng chưa nhiều nhưng cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ. Với sự tiện lợi của dịch vụ ngày càng được mở rộng, Mobile banking chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực và là phương tiện giao dịch Ngân hàng nhanh chóng trong tương lai. Để không bị chậm chân

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vietcombank (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)