Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 77 - 123)

6. Bố cục khóa luận

2.3.2.Bài học kinh nghiệm

Từ những thành tích đã đạt được và những hạn chế nhất định của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có thể rút ra một số bài học chủ yếu sau:

Một là, phải thường xuyên quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị để đưa phong trào từng bước đi lên. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng ta xác định rõ quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mỗi thời kỳ, Đảng đề ra chủ trương, nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của đất nước, của các tầng lớp nhân dân nói chung, đối với phụ nữ nói riêng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phụ nữ, đánh giá đúng vai trò, vị trí của phụ nữ, luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của phụ nữ; đồng thời tạo mọi điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung. Vì thế, phong trào phụ nữ phát triển mạnh mẽ và hoạt động của Hội phụ nữ chỉ có hiệu quả thiết thực khi quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của phụ nữ ở địa phương, có như vậy mới làm hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hai là, luôn quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, phải chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: cán bộ là gốc của mọi phong trào. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp vận động phụ nữ, nhiệt tình, tận tâm với sự nghiệp giải phóng phụ nữ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội. Từ thực tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp cho thấy, chỉ khi nào công tác Hội được quan tâm,

kiện toàn chặt chẽ, công tác vận động, tuyên truyền chị em được chú trọng thì khi đó phong trào của phụ nữ Phú Thọ phát triển mạnh có số lượng và chất lượng, qua đó vai trò của chị em được thể hiện rõ.

Ba là, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phụ nữ cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành. Hội Liên hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị - xã hội nằm trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ do Đảng đề ra. Vì thế, các cấp Hội phải chủ động mở rộng tính liên hiệp, đoàn kết thống nhất, tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Hội phụ nữ có hệ thống từ Trung ương tới cơ sở, do đó phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phải tranh thủ được sự chỉ đạo của Trung ương Hội, trao đổi học tập kinh nghiệm với các cấp Hội phụ nữ của tỉnh bạn; đồng thời có sự chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên đối với hoạt động của tổ chức phụ nữ cấp huyện, xã, tạo thành một phong trào mang đặc điểm riêng của giới, phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bốn là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào, các cấp Hội phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy trí tuệ tập thể; cụ thể hóa nhiệm vụ của Hội, xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động để xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao. Phong trào phụ nữ thực hiện những nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra; nhưng hoạt động của Hội lại có những đặc điểm riêng, nên cần có những phong trào riêng để phát huy tối đa nguồn lực của phụ nữ.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm quý báu, được chắt lọc trong thời kỳ lịch sử rất khó khăn mà hết đỗi vinh quang của phụ nữ tỉnh Phú Thọ. Mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trôi qua hơn nửa thế kỷ

nhưng những thời khắc huy hoàng được cống hiến cho đất nước của phụ nữ Phú Thọ vẫn mang tính chất thời đại. Đó là khí thế lao động hăng say, cống hiến hết mình cho đất nước và trên hết là những bài học qua “mưa bom bão đạn” mà vẫn kiên trung anh dũng để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

Ngày nay, đất nước đã bước sang thời kỳ lịch sử mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Những bài học kinh nghiệm trên không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn rất cao. Nó góp phần giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như các cấp Hội phụ nữ đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp với thực tế và đem lại kết quả cao.

Tiểu kết chương 2

Sau chín năm kháng chiến gian khổ, ngày 7 – 5 – 1954, quân ta giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ – kết thúc sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Ngày 18 – 6 – 1954, thực dân Pháp rút khỏi Hạ Nông và Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hoàn toàn giải phóng. Có được những thành quả đó không thể không nhắc tới lực lượng phụ nữ tỉnh. Có thể nói, chưa có cuộc chiến tranh nào trong lịch sử mà lực lượng phụ nữ Phú Thọ lại thể hiện vai trò vô cùng to lớn như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trước yêu cầu mới của lịch sử, các chị không quản gian lao, hạn chế về giới tham gia mọi lĩnh vực của cuộc “kháng chiến kiến quốc”.

Trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương, mọi lúc mọi nơi phụ nữ Phú Thọ luôn luôn phát huy truyền thống cần cù, siêng năng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Sản phẩm mà các chị làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, địa phương mình mà còn cung ứng khối lượng lớn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, xây dựng thành công hậu phương Phú Thọ trở thành nơi “đứng chân” cho kháng chiến.

Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu – đây là lĩnh vực hiểm nguy nhưng cũng đầy vinh quang – phát huy tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, phụ nữ Phú Thọ đẩy mạnh tham gia các chiến dịch. Dù ở lĩnh vực nào, tham gia lực lượng dân quân du kích chống địch càn quét hay tham gia dân công hỏa tuyến, vận chuyển quân nhu phục vụ các chiến dịch, săn sóc thương binh… các chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chung của dân tộc cũng như công cuộc giải phóng quê hương.

Những việc làm của phụ nữ Phú Thọ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như tổ chức Hội các cấp ghi nhận, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đồng thời những cống hiến đó cũng thể hiện sự nối tiếp không giới hạn của phụ nữ vùng đất Tổ trong việc viết thêm những trang vàng truyền thống trong lao động, sản xuất, bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là những di sản quý báu của một vùng quê anh hùng trên đất nước anh hùng.

KẾT LUẬN

Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), thực chất là cuộc thể hiện sức mạnh to lớn của lực lượng phụ nữ tỉnh. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, nhằm mau chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (mùa đông năm 1947) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến cũng như quân chủ lực của ta, bao vây và khóa chặt biên giới phía Bắc… Phú Thọ nằm trên vùng được coi là cửa ngõ của chiến khu Việt Bắc, có mạch máu giao thông thủy, bộ quan trọng, là “kho người, kho của” cung ứng cho kháng chiến. Vì vậy, Phú Thọ trở thành mục tiêu bình định của Pháp. Đứng trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, phụ nữ Phú Thọ cùng nhân dân cả nước đã vượt qua khó khăn gia sức đóng góp nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Các chị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành “chỗ đứng chân” cho kháng chiến mà trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng lập được nhiều chiến công xuất sắc. Những việc làm đó thể hiện vai trò to lớn của phụ nữ tỉnh Phú Thọ đối với sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước.

Tuy vậy, trong thời kỳ này việc tổ chức Hội các cấp còn có những hạn chế nhất định, công tác vận động phụ nữ chưa được quan tâm chặt chẽ. Do đó, sự cống hiến, vai trò của chị em vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế đó đã được các cấp ủy chính quyền, cũng như các cấp Hội quan tâm quán triệt ở giai đoạn sau.

Trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, trước những yêu cầu lịch sử mới, Phú Thọ một lần nữa được Trung ương giao nhiệm vụ nặng nề, cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến; tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm; vũ khí đạn dược cho chiến trường đồng thời

phải chống địch càn quét. Hơn lúc nào hết, quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ Phú Thọ lại được thể hiện sâu đậm như ở giai đoạn này. Với hoàn cảnh mới, lực lượng nam giới phải ra mặt trận, phần lớn công việc sản xuất, trông nom gia đình, xóm làng được đặt lên đôi vai người phụ nữ. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nũ vùng đất Tổ, các chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không những cung cấp đủ lương thực, thực phẩm để nuôi sống gia đình mà còn đóng góp một khối lượng lớn của cải vật chất cho kháng chiến. Đặc biệt trong giai đoạn này, cùng với nhân dân trong tỉnh, phụ nữ Phú Thọ còn tham gia lực lượng dân quân du kích chống địch càn quét, có hàng vạn chị đã hi sinh sức lực, hạnh phúc riêng tư của mình tham gia vận chuyển lương thảo, vũ khí, đạn dược… phục vụ các chiến dịch, tham gia chăm sóc thương binh; thể hiện cao độ tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Sự cống hiến to lớn của các chị đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như các cơ quan, ban ngành khen ngợi và tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Có thể nói, trải qua chín năm kháng chiến gian khổ, lực lượng phụ nữ Phú Thọ đã thể hiện được vai trò to lớn. Ở lĩnh vực nào các chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo dựng vị trí lớn lao trong xã hội, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [2, tr.79].

Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang đứng trước thời cơ và thách thức mới, việc ghi nhận những vai trò, đóng góp của phụ nữ tỉnh Phú Thọ không chỉ thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” mà còn có tác dụng lớn trong việc vận động chị em ra sức cống hiến trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), “Đất nước Việt Nam qua các đời”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ (2010), “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Phú Thọ (1930 – 2010)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh Phú Thọ (2010), “Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Phú Thọ (1930 – 2010)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phú (1993), “Lịch sử

phong trào công nhân và công đoàn Vĩnh Phú (1930 – 1994)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ tư lệnh quân khu 2 (1990), “Tây Bắc – Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1930 – 2000)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú (1996), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú (1930 – 1995)” (Sơ thảo), Vĩnh Phú.

8. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1999), “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Phú Thọ (1946 – 1954)”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

9. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phú (1982), “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phú (1930 – 1954)”, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phú (1985), “Những ngày Cách mạng tháng Tám”, Vĩnh Phú.

11. Ban chấp hành tỉnh đoàn Vĩnh Phú (1971), “Nghị quyết Đại hội đại biểu đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh Vĩnh Phú”, Vĩnh Phú.

12. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Phú Thọ (1987), “Lịch sử nhà máy giấy Lửa Việt (1947 – 1987)”, Phú Thọ.

13. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phú (1986), “Những lần Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phú”, Vĩnh Phú.

14. Ban chấp hành Đảng ủy tỉnh Vĩnh Phú (1985), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú (1930 – 1985)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Việt Trì (2007), “Lịch sử Đảng bộ thành phố Việt Trì (1939 – 2005)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cẩm Khê (2007), “Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Khê (1947 – 2005)”, Phú Thọ.

17. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Lập (2005), “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Lập (1945 – 1954)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông (2005), “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông (1947 – 2004)”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Phạn, huyện Hạ Hòa (2002),

“Lịch sử Đảng bộ xã Đại Phạn (1948 – 2000)”, Phú Thọ.

20. Ban chấp hành Đảng bộ xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa (2001),

“Lịch sử Đảng bộ xã Hương Xạ (1945 – 2000)”, Phú Thọ.

21. Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân An, huyện Hạ Hòa (2002),

“Lịch sử Đảng bộ xã Xuân An (1945 – 2000)”, Phú Thọ.

22. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tiên Du, huyện Phù Ninh (2005),

23. Ban chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh (2005), “Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Phú (1946 – 2005)”, Phú Thọ.

24. Ban chấp hành Đảng bộ xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, (2007),

“Lịch sử Đảng bộ xã Địch Quả (1945 – 2006)”, Phú Thọ.

25. Ban chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, “Lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Lập (1945 – 2000)” (2002), Phú Thọ.

26. Ban chấp hành Đảng bộ xã Quế Lân, huyện Đoan Hùng, (2003),

“Lịch sử Đảng bộ xã Quế Lân (1948 – 2000), Phú Thọ.

27. Ban chấp hành Đảng bộ xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, (2007),

“Lịch sử Đảng bộ xã Thanh Xá (1947 – 2005), Phú Thọ.

28. “Đại Việt Thông Sử” (1979), tập 4, NXB Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 30. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 31. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 32. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2006), “Đại cương lịch sử Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2009 (2010), NXB thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Niên báo chung xứ Đông Dương, phần tỉnh Phú Thọ, tài liệu lưu trữ tại Ban tuyên giáo tỉnh Phú Thọ.

35. Nguyễn Quang Ngọc (2007), “Tiến trình lịch sử Việt Nam”,

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 77 - 123)