Trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 48 - 58)

6. Bố cục khóa luận

2.1.2.2. Trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu

Căn cứ diễn biến chính trên chiến trường, phụ nữ Phú Thọ không chỉ đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương. Thực hiện chỉ thị của cấp trên chị em tích cực tham gia công tác phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “… Bây giờ ta phải phá đi, để chặn Pháp lại, không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng… Một nhát quốc của đồng bào, cũng như một viên đạn của chiến sĩ bắn vào quân địch vậy…”[30, tr.25-26], đông đảo phụ nữ Phú Thọ tham gia công tác “ Tiêu thổ kháng chiến”. Ngay từ đầu những năm 1947, phụ nữ các địa phương, từ thị xã, thị trấn đến hầu hết các xã đều hăng hái tham gia. Chỉ trong

một thời gian ngắn, chị em phụ nữ cùng nhân dân trong tỉnh đã phá sập 1.315 ngôi nhà gạch kiên cố, trong đó một số nhà xây hai tầng; phá hủy tới 90% các công sở, tư gia kiên cố ở thị xã Phú Thọ, các thị trấn Việt Trì (Hạc Trì), Hưng Hóa (Tam Nông), phố Lâm Thao, Vũ Ẻn (Thanh Ba), Ấm Thượng (Hạ Hòa), phố Vàng (Thanh Sơn), phố Phủ Đoan (Đoan Hùng); đắp 800 ụ đất, đào hàng ngàn hố chữ Chi làm chướng ngại vật trên tuyến quốc lộ 2, các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện; bóc dỡ toàn bộ tuyến đường sắt dài gần 100 km từ Việt Trì đi Yên Bái, phá các cầu đường sắt đi qua địa bàn tỉnh; làm kè đá ở sông Lô đoạn chảy qua địa bàn xã Sóc Đăng (Đoan Hùng), Tiên Du (Phù Ninh); cắm hàng ngàn cọc tre đầu vót nhọn, dài 2 đến 3 mét xuống sân bay Phú Thọ, những bãi đất bằng phẳng, rộng rãi tại Bãi Bằng, Thậm Thình, Phủ Đức và các bãi ven sông… nhằm ngăn cản bước tiến của quân thù. Chủ trương “Vườn không nhà trống” được chị em nhiều nơi thực hiện triệt để.

Tuy phải phá đi những công trình phục vụ sản xuất và đời sống do chính tay xây dựng, song, nhiều chị em hiểu rằng đó là lợi ích chung của cả cộng đồng. Mặt khác, công tác tiêu thổ kháng chiến ở tỉnh lúc đó đã phát huy tác dụng nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để bộ đợi ta tiến công tiêu diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, làm cho đối phương phải kinh ngạc. Cố vấn Chính trị của Lơclec là Pônmuýt phải thốt lên: “Tôi vừa sửng sốt, vừa khâm phục. Những người dân đã tự tay phá sập nhà mình! Khó có một sức mạnh nào thuyết phục nổi một dân tộc có tinh thần như vậy…” [3, tr.77].

Cũng trong thời gian này, phụ nữ trong tỉnh còn tham gia xây dựng làng kháng chiến. Từ giữa năm 1948 trở đi, chiến sự diễn ra ác liệt hơn, thực hiện âm mưu lập phòng tuyến sông Đà, mở rộng vùng kiểm soát, cắt đứt đường liên lạc của ta từ khu III, khu IV với căn cứ địa cách mạng Việt Bắc,

năm 1948, thực dân Pháp vừa tổ chức lực lượng hành quân càn quét; vừa chiếm đóng nhiều vị trí ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ, trong đó có hàng chục vị trí quan trọng ở các huyện phía Tây Nam tỉnh như thị trấn Việt Trì (Hạc Trì), thị trấn Hưng Hóa, Hạ Nậu, Ba Triệu, Đức Phong, Dộc Vừng, Hang Gió (Tam Nông); Phương Giao, Thạch Đồng, La Phù, Sụ Đá (Thanh Thủy) và một số vị trí khác ở Thanh Sơn, Cẩm Khê. Đến hết quý I năm 1949, chúng chiếm tới 24 đồn bốt và các vị trí quân sự ở vùng Tây Nam Phú Thọ. Cuộc chiến đấu của nhân dân Phú Thọ nói chung, nhân dân phía Tây Nam tỉnh nói riêng diễn ra quyết liệt để chống lại các cuộc càn quét và ách kìm kẹp của kẻ thù.

Trước những âm mưu và hành động tội ác của địch, Các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã vận động chị em tham gia ngày càng đông vào các hoạt động kháng chiến, kiến quốc. Phong trào xây dựng làng kháng chiến được đẩy mạnh: “Trong hai năm (1948- 1949), chị em phụ nữ toàn tỉnh đã tham gia xây dựng 103 làng kháng chiến và chiến đấu tại chỗ; 202 điền canh và 181 chòi quan sát địch từ xa. Riêng chị em ở các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Thanh Sơn, Việt Trì còn đào 5.802 hầm trú ẩn, 8.475m hào giao thông” [2, tr.65].

Các làng kháng chiến, hầu hết là các chị em đóng góp nguyên vật liệu, công sức tham gia xây dựng. Mỗi làng có chiều dài 1,5 đến 2 km; xung quanh được rào bằng tre gai, rộng 2,5 đến 3m, cao 3 đến 3,5m. Bên trong có giao thông hào sâu và hầm bí mật; phân công người canh gác suốt đêm. Trong làng nhân dân vẫn sinh hoạt bình thường. Nếu giặc càn đến, dân quân du kích bố trí lực lượng chặn đánh, nhân dân đảm bảo hậu cần, giúp liên lạc với bên ngoài. Ở những vùng chiến sự (tả ngạn sông Thao), phong trào xây dựng làng chiến đấu được kết hợp chặt chẽ với việc tiêu thổ kháng chiến, phần lớn tập trung ở hai huyện Hạc Trì và Lâm Thao, tiêu biểu là hai làng thuộc xã

Chính Nghĩa và xã Minh Nông (Hạc Trì) được tỉnh biểu dương khen thưởng và chọn làm kiểu mẫu cho một số địa phương đến tham quan, học tập…

Để động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân, trong năm 1948, phụ nữ Phú Thọ dưới sự lãnh đạo của Hội mình đã tổ chức một số triển lãm ở thị xã Phú Thọ và gần chục cuộc mít tinh lớn với sự tham gia của hàng vạn chị em trong dịp kỷ niệm ngày 27 – 7, ngày 19 – 8 và ngày 2 – 9; các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Phù Ninh phụ nữ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng Đại hội lập công của dân quân du kích… Chỉ tính trong năm 1949, chị em phụ nữ vùng tự do đã tham gia kẻ 1.793 khẩu hiệu, diễn 117 buổi văn nghệ, kẻ 151 tờ báo tường để cổ động cho phong trào tình nguyện tòng quân giết giặc, phát triển chiến tranh du kích và đi dân công phục vụ các chiến dịch.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong đó phụ nữ là lực lượng đông đảo. Nhận thức sâu sắc quan điểm đó của Đảng, nên ngay sau khi Trung ương có chủ trương thành lập cơ quan quân sự các cấp và lời hiệu triệu của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh về xây dựng, củng cố bộ đội địa phương và phát triển dân quân tự vệ. Đầu năm 1947, tỉnh quyết định thành lập các cơ quan quân sự tỉnh, huyện, xã và sáp nhập tổ chức tự vệ và tự vệ chiến đấu thành dân quân du kích, do cấp ủy cùng cấp trực tiếp phụ trách, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân, phụ nữ ra nhập lực lượng vũ trang; vận động phụ nữ góp tiền của ủng hộ bộ đội, du kích.

Chủ trương của tỉnh nhanh chóng được các địa phương triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Đến cuối năm 1949, lực lượng vũ trang toàn tỉnh có 1.462 bộ đội, 52.598 dân quân, 7.200 du kích trực tiếp tham gia chiến đấu, trong đó có 915 chị em phụ nữ tham gia lực lượng du kích; 33 chị xung phong tòng quân; 714 chị tham gia các đoàn dân công phục vụ hoả tuyến.

Tại các vùng địch kiểm soát và càn quét, phong trào phụ nữ có nhiều hoạt động khá sôi nổi như vừa tiếp tục duy trì sản xuất, vừa trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ quê hương. Tháng 11 – 1948, thực dân Pháp chiếm Bạch Hạc và thị trấn Việt Trì, là các vị trí quan trọng án ngữ ngã ba sông Hồng - sông Lô - sông Đà nhằm xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố, địa điểm tập kết, chuyển quân khi hành quân lên phía Bắc. Vì vậy, cùng với việc tăng cường bắt lính, bắt phu xây dựng công sự kiên cố, dồn dân ra xa khu vực chiếm đóng lập “vành đai trắng”, chúng liên tục tổ chức các vụ càn quét, cướp phá ra xung quanh. Các xã Chính Nghĩa, Minh Nông, Trưng Vương, Dữu Lâu, Vân Phú… nhiều lần bị khủng bố dã man…

Để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chị em phụ nữ đã tham gia cùng lực lượng vũ trang chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Ngày 13 – 5 – 1947 thực dân Pháp cho 300 quân nhảy dù xuống thị xã Phú Thọ; 300 quân thủy đi ca nô ngược sông Thao đổ bộ lên thị trấn Việt Trì, nhằm thử nghiệm chiến thuật “nhảy dù, đổ bộ”, lùng bắt cơ quan kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Sau ba ngày chiếm đóng, phá phách, chúng gặp sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta, trong đó có đóng góp không nhỏ của lực lượng phụ nữ, không thực hiện được mục đích chúng đành phải rút lui.

Tiếp đó, ngày 9 – 10 – 1947, trên đường tiến quân lên Việt Bắc nhằm bao vây, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, dùng thắng lợi quân sự để thúc đẩy thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc, đồng thời khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế, binh đoàn hỗn hợp bộ binh thuộc địa và lính thủy đánh bộ, do trung tá Commuynan chỉ huy, từ Hà Nội theo sông Hồng lên Việt Trì, ngược sông Lô lên Tuyên Quang.

Nắm chắc âm mưu của địch nên trước đó, tỉnh đã tổ chức lực lượng đón đánh. Nông dân, phụ nữ các xã dọc hai bờ sông Lô phối hợp với bộ đội, dân quân du kích xây dựng trận địa phục kích, nghi binh, sẵn sàng chiến đấu. Khi cho quân thăm dò lên đến bến Then (An Đạo – Phù Ninh), bọn địch đã bị quân và dân địa phương chặn đánh, làm bị thương một số tên. Tiếp đó, ngày 23 – 10, tại bến Khoan Bộ (Lập Thạch), bộ đội và du kích Tràng São (Phù Ninh) đã bắn cháy một ca nô, một tàu chiến, diệt nhiều tên khi chúng dùng tàu vận tải chở quân tiếp viện theo đường sông Lô lên Tuyên Quang.

Dự đoán địch bị thất bại nặng nề trên các hướng tiến quân, buộc phải rút lui khỏi Việt Bắc theo đường sông Lô, Bộ Tư lệnh Liên khu X đã tổ chức lực lượng đón đánh. Nhân dân các xã ven sông Lô, sông Chảy thuộc huyện Đoan Hùng, Phù Ninh được lệnh tiếp tục chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nấu cơm, đun nước, vận chuyển vũ khí phục vụ bộ đội. Hội phụ nữ các xã Chí Đán, Hữu Đô còn lấy nhiều củi đốt nghi binh, lấy bưởi bôi đen, xâu dây chằng ngang qua sông giả thủy lôi để lừa địch.

Trưa ngày 24 – 7 – 1947, một đoàn thủy binh gồm 5 tàu chiến và một số ca nô chở đầy quân, có máy bay yểm trợ trên đường từ Tuyên Quang xuôi theo dòng sông Lô, đến Chí Đán (Đoan Hùng), tốp lính đi đầu bị pháo binh, bộ binh, dân quân du kích (trong đó rất đông là phụ nữ) các xã Chí Đán, Hữu Đô và các xã lân cận cùng đồng loạt nổ súng, làm chìm 4 tàu chiến, 1 ca nô, bị thương 2 chiếc, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên địch, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng khác.

Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, trong đó có chiến thắng sông Lô (24 – 10 – 1947) làm nức lòng nhân dân cả nước, đặc biệt đối với quân và dân Phú Thọ. Thắng lợi đó có tác dụng cổ vũ, động viên to lớn đối nhân dân, tạo động lực to lớn giúp chị em phụ nữ hăng hái tham gia kháng chiến.

Sau thất bại ở Việt Bắc, địch không tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn mà chuyển sang chiến thuật “vết dầu loang”, bảo vệ vùng chiếm đóng, đồng thời thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

Ngày 7 – 1 – 1948, thực dân Pháp cho 500 quân nhảy dù xuống chiếm Bạch Hạc (Việt Trì), sau đó, đưa quân từ Sơn Tây tấn công lên Hưng Hóa (Tam Nông), nhảy dù xuống Đồn Vàng (Thanh Sơn), mở rộng phạm vi chiếm đóng vùng Tây Nam Phú Thọ trên địa bàn các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tam Nông, lập phòng tuyến sông Đà kéo dài từ Tu Vũ đi Hòa Bình, Thu Cúc đến Phù Yên (Sơn La). Đến đầu năm 1949, địch chiếm 22 vị trí thuộc các huyện phía tây nam của tỉnh nhằm giữ vững phòng tuyến sông Đà, lập thêm phòng tuyến sông Bứa để bảo vệ tuyến vận chuyển hàng hóa trên đường 15 và 24 đi Sơn La. Đi đôi với việc tổ chức, lập chính quyền vùng tạm chiếm, thực dân Pháp còn tổ chức hàng trăm cuộc càn quét cướp bóc của cải tàn sát nhân dân ta.

Nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền và công tác chuẩn bị chiến đấu của lực lượng vũ trang cũng như nhân dân địa phương nên trong năm 1948, quân và dân các huyện Tây Nam tỉnh đã đánh 112 trận (trong đó 91 trận độc lập, 21 trận phối hợp tác chiến), giết và làm bị thương 943 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong các trận đánh, lực lượng phụ nữ Phú Thọ, luôn luôn tỏ ra là một lực lượng quan trọng. Tiêu biểu nhất là đội nữ du kích Minh Hà của xã Chính Nghĩa - Hạc Trì, với 32 cán bộ, chiến sĩ. Ngày 25 – 11 – 1948, chị em trong Hội đã phối hợp với bộ đội địa phương chiến đấu tại đồi Cổ Nụ, diệt và làm bị thương 90 tên địch, gây cho chúng nhiều nỗi khiếp sợ; trong đó có những đội viên mưu trí, quả cảm, chiến đấu kiên cường, lập công xuất sắc như chị Lưu Thị Côi, Lưu Thị Biểu, là những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước. Qua thử lửa, phụ nữ Phú Thọ

càng có thêm kinh nghiệm đánh địch. Tinh thần chiến đấu anh dũng của các chị góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt, đã cổ vũ quyết tâm đánh giặc giữ làng, giữ nước của nhân dân ta, góp phần bảo vệ vùng giải phóng.

Cuộc chiến đấu của đội nữ du kích Minh Hà có ý nghĩa to lớn:

“Cuộc chiến đấu gan góc, thông minh của đội nữ du kích Minh Hà tượng trưng cho ý chí quyết tâm của đội du kích đất Tổ trước một đội quân xâm lược nhà nghề của một đế quốc to lớn góp phần bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là một thành công điển hình của truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, là nét đặc sắc trong văn hóa chiến đấu của nghệ thuật toàn dân đánh giặc trong thế trận chiến tranh nhân dân ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến thần thánh” [2, tr.67].

Với mưu đồ nhanh chóng bình định vùng chiếm đóng, ở tỉnh Phú Thọ thực dân Pháp cho lập tề và “ban hương chính” ở 31 thôn, khống chế 44 thôn khác thuộc các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Hạc Trì; lập “xứ Mường tự trị” ở những nơi có đồng bào Mường sinh sống. Chúng xây dựng hệ thông tháp canh, lô cốt ở nhiều vị trí trên các trục đường giao thông chính, vùng đồng bào công giáo nhằm kiểm soát chặt chẽ vùng chiếm đóng. Những hành động trên của kẻ thù, đã gây cho ta biết bao khó khăn, lực lượng kháng chiến ở nhiều làng xã bị đánh phá ác liệt, cơ sở bị xáo trộn, tan vỡ và tổn thất, hàng trăm chị em bị làm nhục và hàng chục chị em khác bị bắt bớ, tra khảo, tù đày, hoặc buộc phải làm vật mua vui cho bọn sĩ quan binh lính ô hợp.

Tội ác tày trời của địch càng làm tăng thêm lòng căm thù cho chị em. Một số chị em phụ nữ xã Lai Đồng (Thanh Sơn) bị giặc bắt về đồn làm trò chơi giải trí đã nhận liên lạc với cơ sở cách mạng, đốt trại lính giặc làm tín hiệu cho bộ đội tấn công. Các chị em ở vùng địch tạm chiếm đã bí mật tìm cách tham gia lực lượng vũ trang địa phương. Năm 1948, huyện Tam Nông

có 2.397 du kích, thì có 168 đội viên nữ; huyện Thanh Thủy có 1.948 du kích thì có 213 đội viên nữ.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, vai trò của phụ nữ Phú Thọ là vô cùng to lớn, các chị tham gia ở hầu hết các lĩnh vực. Để giúp bộ đội địa phương mới được thành lập giảm bớt khó khăn, chị em còn tổ chức xay

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)