Phú Thọ trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 58 - 60)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1.Phú Thọ trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến

ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1951 – 1954)

2.2.1. Phú Thọ trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi thắng lợi

Chiến dịch Biên giới của ta giành thắng lợi đã đẩy thực dân Pháp vào thế bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ, buộc phải rút bỏ hàng loạt vị trí quan trọng, lui về phòng ngự. Tuy nhiên, được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, thực dân Pháp vẫn giữ được ưu thế về quân sự ở đồng bằng Bắc Bộ, tiếp tục thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, hy vọng kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ cuối tháng 12 – 1950 sang đầu năm 1951, thực dân Pháp tổ chức các binh đoàn cơ động chiến lược bố trí ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; xây dựng phòng tuyến “boong ke” gồm 113 cứ điểm với 1.300 lô cốt chạy dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh qua Vĩnh Yên, Sơn Tây đến Ninh Bình do 20 tiểu đoàn Âu – Phi chiếm đóng. Ở vòng ngoài, địch tàn phá hàng trăm làng mạc, hàng vạn mẫu ruộng, dồn hàng chục vạn dân vào vùng kiểm soát, lập thành “vành đai trắng” (tức khu không người). Cùng với việc xây dựng tuyến phòng thủ, thực dân Pháp tăng cường chiến tranh tổng lực (kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự), để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Trên cơ sở đánh giá tình hình tương quan lực lượng giữa ta và địch, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa II), họp từ ngày 27 – 9 đến ngày 5 – 10 – 1951, đề ra nhiệm vụ chung về công tác quân sự cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Phải tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá kế hoạch phòng ngự của chúng, giữ vững thế chủ động, tiến tới giành ưu thế quân sự trên chiến trường chính. Phá âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Nâng cao chất lượng của bộ đội chủ lực đẩy

mạnh việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích, tăng cường công tác vận động ngụy binh…” [6, tr.238].

Ở địa bàn tỉnh Phú Thọ, do bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch Lê Hồng Phong II (10 – 1950) và bị đánh mạnh trên các chiến trường khác, buộc địch phải rút một số vị trí ở phía Tây Nam tỉnh, chỉ để lại 2 vị trí Việt Trì (Hạc Trì) và Hạ Nông (Tam Nông) làm tiền tiêu bảo vệ cho phòng tuyến sông Đà và khu vực chiếm đóng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù bị thất bại liên tiếp, nhưng thực dân Pháp vẫn cố gắng tăng cường các hoạt động để phá hoại Phú Thọ. Chúng liên tiếp tổ chức những cuộc càn quét ra vùng tự do, cho quân sục sạo vơ vét của cải, phá hoại mùa màng, bắt người, cướp của, dùng máy bay, đại bác bắn phá đường giao thông vận tải, kho tàng, các vị trí xung yếu, tung biệt kích do thám, thăm dò lực lượng của ta…

Trên mặt trận quân sự, tuy Phú Thọ đã giành được những thắng lợi quan trọng, song trước tình hình phát triển cao của cuộc kháng chiến đòi hỏi lực lượng vũ trang phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Liên khu Việt Bắc, tăng cường xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích, đầu năm 1951, Đảng bộ chỉ đạo thành lập Trung đoàn bộ đội tỉnh.

Mặt khác, công cuộc xây dựng hậu phương Phú Thọ lại đạt được những kết quả đáng khích lệ, hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp được quan tâm phát triển, đạt những thành tựu to lớn; hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, số người biết đọc, biết viết tăng cao; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân được đẩy mạnh; các hoạt động phục vụ kháng chiến của quân và dân trong tỉnh được cấp trên chú trọng quan tâm nên đem lại kết quả tích cực, hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm được quyên góp ủng hộ bộ đội, nhiều thương binh được bàn tay ấm áp của chị em chăm sóc chu đáo…

Chính những kết quả đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân và dân toàn tỉnh tích cực tham gia hoạt động cứu nước, giải phóng quê hương ở giai đoạn sau.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ III (họp ngày 30 – 3 – 1951, tại xã Văn Lang – Hạ Hòa). Đại hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội; về củng cố chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng vững mạnh làm chỗ dựa cho hậu phương kháng chiến; tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và chú trọng công tác xây dựng Đảng… Đại hội cũng đề ra chương trình phát triển kinh tế của tỉnh trong năm 1951, trọng tâm là:

“Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện tiết kiệm, tiếp tục chỉnh đốn việc thực hiện chính sách nông thôn của Đảng làm chỗ dựa vũng chắc cho kháng chiến” [3, tr.92].

Nhờ sự soi sáng của Đảng, toàn thể quân và dân tỉnh Phú Thọ không ngừng phấn đấu để xây dựng hậu phương, tích cực tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu, nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 58 - 60)