NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 73)

6. Bố cục khóa luận

2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) của quân, dân ta nói chung và của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ nói riêng là cuộc đọ sức toàn diện giữa ta với giặc Pháp. Trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, hình thái chiến trận giữa ta và địch luôn luôn thay đổi. Theo đó, ở mỗi thời kỳ, sự đóng góp của phụ nữ tỉnh Phú Thọ cũng thay đổi.

Bên cạnh những việc đã làm được – là cơ bản – như: xây dựng hậu phương kháng chiến Phú Thọ vững mạnh, tạo tiềm lực lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, tích cực tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu,

góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trong tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Những việc làm đó đã được các cấp ủy, chính quyền ghi nhận “… phong trào phụ nữ nói chung rất khá, đã đóng góp nhiều vào việc phục vụ tiền tuyến. Chị em đi dân công đã thể hiện tinh thần nhẫn nại chịu đựng gian khổ; nhất là chị em làm hộ lý đã có tinh thần trách nhiệm cao săn sóc thương binh chu đáo. Nhiều chị em có thành tích đã được khen thưởng” [2, tr.83]. Nhưng bên cạnh những thành tích đó, phong trào phụ nữ tỉnh Phú Thọ thời kỳ này vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Công lao các chị để lại cho kháng chiến là vô cùng to lớn, song nhìn một cách tổng quát thì những đóng góp của phụ nữ Phú Thọ vẫn chưa tương xứng với sức mạnh tiềm năng của giới mình, Hội mình.

Cụ thể là:

Trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến (1946 – 1950), tuy đạt được một số thành tích trong hoạt động, nhưng nhìn chung phong trào phụ nữ Phú Thọ trong thời kỳ này vẫn còn hẹp, chưa toàn diện, chưa khơi dậy được tiềm năng to lớn của hội viên.

Nguyên nhân của tình trạng trên được kiểm điểm và khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy ngày 18 – 7 – 1947 là: “Ban phụ vận thiếu người nên hoạt động không khắp toàn tỉnh; trong khi đó ở mỗi huyện chỉ có một cán bộ làm công tác phụ nữ, nên nhiều trường hợp vẫn phải yêu cầu Mặt trận giúp đỡ… Về kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ, các cấp ủy còn mắc bệnh hẹp hòi trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, vì vậy việc phát triển đảng viên là phụ nữ ít. Số đảng viên nữ chỉ bằng 1/20 so với đảng viên là nam giới. Trong số đảng viên là nữ giới chủ yếu là thanh niên, ít phụ nữ có chồng con; một số cấp ủy còn có biểu hiện khoán trắng cho phụ nữ làm công tác vận động phụ nữ; có hiện tượng coi thường khả năng của phụ nữ, thậm chí có biểu hiện thiếu bình đẳng trong xem xét, đánh giá

phụ nữ…” [2, tr.62]. Những khuyết điểm trên là nguyên nhân chính dẫn đến phong trào phụ nữ chậm phát triển và không đồng đều, thiếu toàn diện.

Để khắc phục tình trạng trên, từ năm 1948, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện, thị đều bầu ban chấp hành phụ nữ. Như vậy, về mặt tổ chức đã được củng cố, công tác phát triển hội viên cũng được các cấp hội chú ý. Mặt khác, cấp ủy cũng tăng cường sự lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng với yêu cầu của kháng chiến. Tuy vậy, so với lực lượng phụ nữ toàn tỉnh và yêu cầu đòi hỏi của công tác vận động phụ nữ trong sự nghiệp kháng chiến thì kết quả đó còn rất hạn chế. Trong báo cáo “Tình hình công tác vận động phụ nữ tháng 7 1948”, Tỉnh ủy Phú Thọ đã đánh giá: “Tổ chức liên hiệp phụ nữ vẫn chưa được phổ biến rộng ở các huyện nên chưa thu hút được hết những tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào tổ chức. Phần lớn cán bộ Hội còn ít tuổi, kinh nghiệm lãnh đạo chưa nhiều nên uy tín còn hạn chế” [2, tr.62].

Do công tác tổ chức Hội còn thiếu thống nhất, công tác tuyên truyền, vận động chị em tham gia Hội còn chưa được quan tâm, những hạn chế này mặc dù đã được các cấp ủy, chính quyền, trước hết là các cấp Hội phụ nữ quan tâm chỉ đạo khắc phục. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh chủ quan, khách quan nhất định mà công tác phát triển Hội các cấp cũng như công tác vận động chị em tham gia tổ chức mình, còn một số hạn chế. Nên mặc dù các chị đã có những cống hiến quan trong cho kháng chiến nhưng sự cống hiến đó chưa tương xứng với tiềm năng của mình.

Trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi (1951 – 1954), do làm tốt công tác giáo dục, huấn luyện để chị em có ý thức phục vụ tập thể nên đã thu hút được quảng đại quần chúng phụ nữ tham gia mọi công tác. Vai trò của phụ nữ được thể hiện cao trong lao động sản xuất, phục vụ tiền tuyến, phục vụ các chiến dịch. Tuy vậy, trong lãnh đạo và chỉ đạo phong trào phụ nữ còn nhiều khuyết điểm, đó là, coi nhẹ phần xây dựng tổ chức, chưa kết

hợp giữa nhiệm vụ trọng tâm với công tác phát triển và củng cố tổ chức, việc sắp xếp tổ chức nói chung chưa thống nhất. Nơi thì có phân chi, nơi thì tổ hội, có nơi lại liên chi. Cán bộ chỉ đạo có những đồng chí tỏ ra hẹp hòi, thành phần xuất thân phần lớn là tiểu tư sản nên việc chỉ đạo sản xuất bị lúng túng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do những thiếu sót về tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện nên chất lượng phong trào phụ nữ tỉnh thời kỳ này có phần hạn chế.

Đánh giá chung về tình hình phong trào phụ nữ, Tỉnh ủy chỉ rõ:

“Tổ chức của phụ nữ còn hẹp chưa có tính chất mặt trận. Cơ sở ở một số vùng nông thông chưa vững. Số chị em ra nhập nông hội còn lẻ tẻ. Việc giáo dục ý thức giai cấp cho chị em còn kém nên một số chị đã không chịu đựng được gian khổ. Mặt khác, một số chị em lại tỏ ra an phận, ảnh hưởng tư tưởng phong kiến còn nặng. Do đó, không dám đấu tranh với những hành vi sai trái, ngay cả với chồng con mình” [39, tr.8]. Trong khuyết điểm đó, Tỉnh ủy cũng nghiêm khắc tự phê bình, thừa nhận thiếu sót là: “Các đồng chí trong Đảng cũng có tư tưởng coi thường phụ nữ, thể hiện sự thiếu tin vào khả năng cách mạng của phụ nữ nên chưa bố trí vào các cương vị của Đảng cũng như của các ngành chuyên môn. Công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy còn coi nhẹ bộ phận phụ nữ, còn khoán trắng cho cán bộ công đoàn. Do đó không nắm được tình hình chung cũng như sự hoạt động của chị em trong các xí nghiệp”

[40, tr.15].

Những đóng góp của phụ nữ tỉnh Phú Thọ giai đoạn này là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó phong trào phụ nữ tỉnh Phú Thọ thời kì này còn một số hạn chế nhất định, những hạn chế đó đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như tổ chức Hội các cấp nghiêm khắc kiểm điểm, tìm ra những hạn chế, thiếu sót và đề ra biện pháp khắc phục.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm

Từ những thành tích đã đạt được và những hạn chế nhất định của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có thể rút ra một số bài học chủ yếu sau:

Một là, phải thường xuyên quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị để đưa phong trào từng bước đi lên. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng ta xác định rõ quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mỗi thời kỳ, Đảng đề ra chủ trương, nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của đất nước, của các tầng lớp nhân dân nói chung, đối với phụ nữ nói riêng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phụ nữ, đánh giá đúng vai trò, vị trí của phụ nữ, luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của phụ nữ; đồng thời tạo mọi điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung. Vì thế, phong trào phụ nữ phát triển mạnh mẽ và hoạt động của Hội phụ nữ chỉ có hiệu quả thiết thực khi quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của phụ nữ ở địa phương, có như vậy mới làm hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hai là, luôn quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, phải chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: cán bộ là gốc của mọi phong trào. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp vận động phụ nữ, nhiệt tình, tận tâm với sự nghiệp giải phóng phụ nữ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội. Từ thực tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp cho thấy, chỉ khi nào công tác Hội được quan tâm,

kiện toàn chặt chẽ, công tác vận động, tuyên truyền chị em được chú trọng thì khi đó phong trào của phụ nữ Phú Thọ phát triển mạnh có số lượng và chất lượng, qua đó vai trò của chị em được thể hiện rõ.

Ba là, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phụ nữ cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành. Hội Liên hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị - xã hội nằm trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ do Đảng đề ra. Vì thế, các cấp Hội phải chủ động mở rộng tính liên hiệp, đoàn kết thống nhất, tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Hội phụ nữ có hệ thống từ Trung ương tới cơ sở, do đó phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phải tranh thủ được sự chỉ đạo của Trung ương Hội, trao đổi học tập kinh nghiệm với các cấp Hội phụ nữ của tỉnh bạn; đồng thời có sự chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên đối với hoạt động của tổ chức phụ nữ cấp huyện, xã, tạo thành một phong trào mang đặc điểm riêng của giới, phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bốn là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào, các cấp Hội phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy trí tuệ tập thể; cụ thể hóa nhiệm vụ của Hội, xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động để xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao. Phong trào phụ nữ thực hiện những nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra; nhưng hoạt động của Hội lại có những đặc điểm riêng, nên cần có những phong trào riêng để phát huy tối đa nguồn lực của phụ nữ.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm quý báu, được chắt lọc trong thời kỳ lịch sử rất khó khăn mà hết đỗi vinh quang của phụ nữ tỉnh Phú Thọ. Mặc dù cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trôi qua hơn nửa thế kỷ

nhưng những thời khắc huy hoàng được cống hiến cho đất nước của phụ nữ Phú Thọ vẫn mang tính chất thời đại. Đó là khí thế lao động hăng say, cống hiến hết mình cho đất nước và trên hết là những bài học qua “mưa bom bão đạn” mà vẫn kiên trung anh dũng để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

Ngày nay, đất nước đã bước sang thời kỳ lịch sử mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Những bài học kinh nghiệm trên không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn rất cao. Nó góp phần giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như các cấp Hội phụ nữ đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp với thực tế và đem lại kết quả cao.

Tiểu kết chương 2

Sau chín năm kháng chiến gian khổ, ngày 7 – 5 – 1954, quân ta giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ – kết thúc sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Ngày 18 – 6 – 1954, thực dân Pháp rút khỏi Hạ Nông và Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hoàn toàn giải phóng. Có được những thành quả đó không thể không nhắc tới lực lượng phụ nữ tỉnh. Có thể nói, chưa có cuộc chiến tranh nào trong lịch sử mà lực lượng phụ nữ Phú Thọ lại thể hiện vai trò vô cùng to lớn như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trước yêu cầu mới của lịch sử, các chị không quản gian lao, hạn chế về giới tham gia mọi lĩnh vực của cuộc “kháng chiến kiến quốc”.

Trên mặt trận sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương, mọi lúc mọi nơi phụ nữ Phú Thọ luôn luôn phát huy truyền thống cần cù, siêng năng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Sản phẩm mà các chị làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, địa phương mình mà còn cung ứng khối lượng lớn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, xây dựng thành công hậu phương Phú Thọ trở thành nơi “đứng chân” cho kháng chiến.

Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu – đây là lĩnh vực hiểm nguy nhưng cũng đầy vinh quang – phát huy tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, phụ nữ Phú Thọ đẩy mạnh tham gia các chiến dịch. Dù ở lĩnh vực nào, tham gia lực lượng dân quân du kích chống địch càn quét hay tham gia dân công hỏa tuyến, vận chuyển quân nhu phục vụ các chiến dịch, săn sóc thương binh… các chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chung của dân tộc cũng như công cuộc giải phóng quê hương.

Những việc làm của phụ nữ Phú Thọ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như tổ chức Hội các cấp ghi nhận, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đồng thời những cống hiến đó cũng thể hiện sự nối tiếp không giới hạn của phụ nữ vùng đất Tổ trong việc viết thêm những trang vàng truyền thống trong lao động, sản xuất, bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là những di sản quý báu của một vùng quê anh hùng trên đất nước anh hùng.

KẾT LUẬN

Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), thực chất là cuộc thể hiện sức mạnh to lớn của lực lượng phụ nữ tỉnh. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, với âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, nhằm mau chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (mùa đông năm 1947) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến cũng như quân chủ lực của ta, bao vây và khóa chặt biên giới phía Bắc… Phú Thọ nằm trên vùng được coi là cửa ngõ của chiến khu Việt Bắc, có mạch máu giao thông thủy, bộ quan trọng, là “kho người, kho của” cung ứng cho kháng chiến. Vì vậy, Phú Thọ trở thành mục tiêu bình định của Pháp. Đứng trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, phụ nữ Phú Thọ cùng nhân dân cả nước đã vượt qua khó khăn gia sức đóng góp nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Các chị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành “chỗ đứng chân” cho kháng chiến mà trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng lập được nhiều chiến công xuất

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ Tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)