Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
- Ban Lãnh đạo Công ty: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, đứng đầu là Tổng giám đốc Công ty – ông Nguyễn Hữu Lợi và Phó Tổng giám đốc – bà Trần Thị Mỹ Dung, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật, ký kết các hợp đồng kinh tế, hoạch định về chiến lược phát triển, điều hành nhân sự cấp cao và các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi nhuận của Công ty.
- Ban Cố vấn:
+/ Hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược của Công ty.
+/ Kiểm soát công tác triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch ngân sách hàng năm.
+/ Đánh giá và đưa ra các ý kiến góp ý đối với kế hoạch, biện pháp thực hiện công việc của đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung.
BAN KIỂM SOÁT BAN CỐ VẤN BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ CHI NHÁNH CON HEO VÀNG HẢI PHÒNG NHÀ MÁY CON HEO VÀNG HẢI PHÒN G NHÀ MÁY CON HEO VÀNG NGHỆ AN NHÀ MÁY CON HEO VÀNG QUY NHƠN NHÀ MÁY CON HEO VÀNG ĐỒNG THÁP CHI NHÁNH CON HEO VÀNG HÀ NỘI CHI NHÁNH CON HEO VÀNG NAM ĐỊNH CHI NHÁNH CON HEO VÀNG ĐỒNG NAI CHI NHÁNH CON HEO VÀNG THANH HÓA
+/ Nhận diện các rủi ro và đề xuất các giải pháp xử lý các rủi ro và tham gia kiểm soát đảm bảo duy trì sự tuân thủ pháp luật.
+/ Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Ban Kiểm soát: Do ban lãnh đạo Công ty bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là giám sát, kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty .
- Phòng Hành chính Nhân sự:
+/ Là phòng chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo hoặc nâng cao chất lượng nhân sự và chiến lược nhân sự của toàn bộ phận các đơn vị trực thuộc.
+/ Tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, xây dựng các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Quyết định các vấn đề hành chính văn phòng.
+/ Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, đại hội khách hàng và xây dựng các mối quan hệđối nội, đối ngoại, hành chính của Công ty.
- Phòng Tài chính Kế toán:
+/ Quản lý, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của Công ty liên quan đến lĩnh vực tài chính.
+/ Tham mưu với Ban lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực kế toán, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
+/ Quản lý và điều hành mọi hoạt động mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu và nội địa. Kiểm tra chấp hành chính sách, chếđộ bán hàng.
+/ Lập kế hoạch tài chính hàng tháng của đơn vị. Tổ chức mở sổ sách, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản hóa đơn, chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
- Phòng Kế hoạch thị trường và Kỹ thuật:
+/ Chịu trách nhiệm về khảo sát xây dựng kênh đại lý, nghiên cứu thị trường, làm các chính sách bán hàng cho các đại lý và lập các kế hoạch như khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị… để phục vụ cho bán hàng và phát triển thị trường tốt hơn.
+/ Là Phòng chịu trách nhiệm khảo sát về nhu cầu của thị trường để tham mưu cho lãnh đạo Công ty về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá bán, chiến lược quảng
bá thương hiệu thông qua các hoạt động hội thảo khách hàng, tờ rơi giới thiệu sản phẩm tới khách hàng,…
+/ Thực hiện các nhiệm vụ chính là quản lý chất lượng sản phẩm, sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu sản xuất.
+/ Phụ trách kế hoạch sản xuất ra sản phẩm, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Phòng Vật tư: Quản lý, đảm bảo cung cấp kịp thời toàn bộ vật tư và nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy và tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo trong việc lựa chọn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Nhà máy: Trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất của Công ty. Trong nhà máy, bao gồm các phân xưởng. Trong phân xưởng, bao gồm các tổ sản xuất được phân chia theo các công đoạn của quy trình sản xuất.
3.1.1.3 Tình hình lao động của Công ty năm 2011-2013
Lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, sự tác động của yếu tố lao động đến quá trình sản xuất được thể hiện trên hai mặt, đó là số lượng lao động và chất lượng lao động. Trong từng thời kỳ nhất định số lượng lao động nhiều hay ít, cơ cấu lao động hợp lý hay không sẽảnh hưởng không nhỏđến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tình hình lao động của Công ty thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%)
(ng) (%) (ng) (%) (ng) (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số lao động 526 100 469 100 422 100 0,89 0,90 0,90 2. Phân theo giới tính - Nam 414 78,7 361 76,97 326 77,25 0,87 0,90 0,89 - Nữ 112 21,3 108 23,03 96 22,75 0,96 0,89 0,93 3. Phân theo trình độ - Đại học- Cao đẳng 191 36,31 162 34,54 158 37,44 0,85 0,98 0,91 - Trung cấp-CN lành nghề 143 27,19 117 24,95 109 25,83 0,82 0,93 0,87 - Lao động phổ thông 192 36,5 190 40,51 155 36,73 0,99 0,82 0,90
Với đặc thù công việc trong sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi chủ yếu là những công việc nặng và đi lại nhiều. Nên trong cơ cấu lao động, tỷ lệ nam luôn trên 70%, do vậy mà sự biến động lao động của Công ty chủ yếu là do tỷ lệ lao động nam.
Do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, để giảm chi phí nên Công ty tiến hành cắt giảm một số vị trí ít quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao tính chuyên nghiệp, khoán công việc cho mỗi nhân viên. Vì vậy, số lượng lao động của Công ty có xu hướng giảm đáng kể, năm 2011 là 526 người, đến năm 2013 là 422 người, bình quân mỗi năm giảm 90%. Công ty thường xuyên trẻ hóa lực lượng lao động, đào tạo tại chỗ và có kế hoạch tuyển chọn và cử công nhân đi học các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho người lao động.
3.1.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2011-2013
Tài sản là biểu hiện tiềm lực kinh tế của công ty, nó biểu thị cho giá trị tài sản thu được trong tương lai hoặc tiềm năng sản xuất của đơn vị đó. Tài sản được biểu hiện ở nhiều loại khác nhau, việc dựa trên tài sản để đánh giá không phải lúc nào cũng chính xác mà tùy vào từng đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên những hình thức nào là chính, có khi lợi nhuận của doanh nghiệp không biểu hiện qua tiền mặt họ có mà có thể biểu hiện qua giá trị tài sản khác.
Bảng 3.2 cho thấy, tài sản của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 374,8 tỷ đồng, đến năm 2012 là 351,2 tỷ đồng, giảm 6,3%, năm 2013 tổng tài sản là 335,1 tỷ đồng, giảm 4,6%, bình quân 3 năm tổng tài sản giảm là 5,4%. Sự giảm sút này phản ánh khó khăn của Công ty trong tình hình ảm đạm của nền kinh tế, đặc biệt là những khó khăn trong ngành chăn nuôi. Như trong năm 2013, có lúc giá lợn hơi tụt sâu dưới giá thành khoảng 28.000 đồng/kg, và để tạo ra 1kg lợn hơi thì mất khoảng 30.000 đồng.
Trong tài sản dài hạn tăng thêm, thì đóng góp chủ yếu là tài sản cốđịnh. Vì trong thời gian này Công ty thay đổi một số bộ phận máy móc, xây dựng thêm một nhà kho và lắp thêm dây truyền cám cá tại nhà máy Hải Phòng. Tài sản cốđịnh năm 2011 là 43,3 tỷ đồng, năm 2012 là 55,6 tỷ đồng, tăng so với 2011 là 28,3%, năm 2013 là 59,9 tỷđồng, bình quân 3 năm tài sản cốđịnh của công ty tăng 18%.
Bảng 3.2: Tình hình tài sản của Công ty năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) 12/11 13/12 BQ Tổng tài sản 374,8 100,0 351,2 100,0 335,1 100,0 93,7 95,4 94,6 A Tài sản ngắn hạn 266,2 71,0 227,8 65,0 205,7 61,0 85,6 90,3 87,9 A1 Tiền mặt 9,2 12,4 13,5 134,8 109,0 122,0
A2 Các khoản phải thu ngắn hạn 149,0 107,8 119,0 72,4 110,0 91,2 A3 Hàng tồn kho 102,6 102,7 69,1 100,1 67,3 83,7 A4 Tài sản ngắn hạn khác 5,4 4,9 4,1 90,8 84,0 87,4 B Tài sản dài hạn 108,6 29,0 123,4 35,0 129,4 39,0 113,6 105,0 109,0 B1 Tài sản cố định 43,3 55,6 59,9 128,3 108,0 118,0 B2 Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 65,3 67,8 69,5 103,8 102,5 103,0
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Bất kỳ tài sản nào cũng hình thành từ nguồn vốn nhất định, cùng một tài sản xét về góc độ giá trị gọi là vốn kinh doanh, xét từ nguồn hình thành gọi là nguồn vốn, các loại tài sản có thể hình thành từ những nguồn vốn khác nhau hoặc từ một nguồn có thể hình thành nhiều tài sản khác nhau.
Bảng 3.3 cho thấy, nguồn vốn của công ty năm 2011 là 374,8 tỷ đồng, đến năm 2012 là 351,2 tỷ đồng, giảm 6,3%, năm 2013 là 335,1 tỷđồng, giảm 4,6% so với năm 2012, bình quân 3 năm giảm 5,4%. Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) 12/11 13/12 BQ Tổng nguồn vốn 374,8 100,0 351,2 100,0 335,1 100,0 93,7 95,4 94,6 A Nợ phải trả 227,7 60,7 181,7 51,7 155,9 46,5 79,8 85,9 82,8 A1 Nợ NH 225,5 179,6 153,6 79,6 85,6 82,6 A2 Nợ dài hạn 2,2 2,1 2,3 95,8 107,0 101,0 B Vốn CSH 147,1 39,3 169,5 48,3 179,2 53,5 115,2 105,7 110,0
Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 là 147,1 tỷ đồng, năm 2012 là 169,5 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2011, năm 2013 là 179,1 tỷđồng, tăng 5,7% so với 2012, bình quân 3 năm vốn chủ sở hữu tăng 10%.
Nợ phải trả năm 2011 là 227,7 tỷ đồng, năm 2012 là 181,7 tỷ đồng, năm 2013 là 155,9 tỷ đồng, bình quân 3 năm giảm 7,2%. Các khoản này có xu hướng giảm đi là do lượng hàng hóa tiêu thụ giảm qua các năm, do nhu cầu vay vốn ngắn hạn đểđáp ứng cho nhu cầu nhập nguyên vật liệu sản xuất.
3.1.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 – 2013
Mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận, vì lợi nhuận sẽ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty cũng không ngừng phấn đấu để hướng tới mức lợi nhuận cao nhất. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 – 2013 được thể hiện ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 - 2013
Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 11/12 13/12 BQ Tổng doanh thu 1.181,3 1.088,5 972,1 92,1 89,3 90,7 Các khoản giảm trừ 22,4 21,7 22,9 96,9 105,5 101,2 Doanh thu thuần 1.158,9 1.066,8 949,2 92,0 89,0 90,5 Giá vốn hàng bán 1.076,9 991,2 896,6 92,0 90,5 91,2
Lợi nhuận gộp 82,0 75,6 52,6 92,2 69,5 80,8
Doanh thu từ đầu tư tài chính 7,0 11,4 1,9 162,5 16,4 89,5 Chi phí tài chính 26,0 21,4 10,4 82,2 48,5 65,3 Chi phí bán hàng 29,0 25,7 22,2 88,4 86,6 87,5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,0 15,8 20,7 82,8 131,5 107,1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15,0 24,1 1,1 162,0 4,5 83,2
Thu nhập khác 4,8 3,4 3,7 71,1 110,8 90,9
Chi phí khác 0,4 1,4 2,5 368,8 178,5 273,7
Lợi nhuận khác 4,4 2,0 1,2 45,3 62,9 54,1
Lợi nhuận trước thuế 19,4 26,1 2,3 135,5 8,9 72,2 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 4,5 6,8 0,3 150,1 5,0 77,6 Lợi nhuận sau thuế 14,9 19,3 2,0 131,0 10,3 70,6
Xuất phát từ khó khăn của ngành chăn nuôi trong thời gian qua, nên doanh thu của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2011 doanh thu là 1.181,3 tỷ đồng, năm 2012 giảm còn 1.088,5 tỷ đồng và giảm còn 972,1 tỷ đồng trong năm 2013, mức giảm bình quân là 9,3%/năm. Sự sụt giảm này còn có nguyên nhân từ biến động lớn giá nguyên liệu đầu vào. Chủ lực sản phẩm Công ty là đậm đặc, nguyên liệu chiếm thành phần chủ yếu là khô đậu tương, nhưng cuối quý III và quý IV năm 2012, giá khô đậu tương thế giới có lúc đã tăng tới 120%. Sự tăng giá này buộc Công ty phải điều chỉnh giá đầu ra, nên sản phẩm đắt hơn, tiêu thụ khó hơn. Mặc dầu năm 2012 doanh thu thấp hơn 2011 nhưng lợi nhuận lại cao hơn, do một số lý do: việc giảm lãi suất của các ngân hàng trong cho các doanh nghiệp vay giảm từ 18,2% xuống còn 15,4%, tiếp nữa là quá trình điều chỉnh nhân sự, cắt giảm chi phí bán hàng của Công ty để thích nghi trong điều kiện khó khăn.
Theo đánh giá của Tổng giám đốc trong Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013, thì đây là năm khó khăn nhất mà Công ty phải đối mặt. Theo Bảng 3.4 ta thấy doanh thu sụt giảm 10,7% so với năm 2012. Vẫn một bộ máy quản lý như vậy, các chi phí tiếp thị, quảng cáo thay đổi không đáng kể, tức là chi phí gần như năm 2012, nhưng doanh thu sụt giảm lớn làm cho lợi nhuận gộp giảm 30,5%. Và làm cho lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2,0 tỷđồng, giảm tới 89,7% so với năm 2012.
3.1.1.5 Các giải thưởng, chứng nhận đạt được
Sự phát triển và đóng góp của Công ty không những được khách hàng trên khắp mọi miền đất nước đáng giá cao mà còn được các cơ quan nhà nước ghi nhận:
+/ Bằng khen đạt thành tích trong phát triển sản phẩm & thương hiệu tham gia hội chợ kinh tế (2004) của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
+/ Giải thưởng sao vàng đất Việt 2004, 2006.
+/ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003, 2005.
+/ Giải thưởng “trâu vàng đất Việt”, “Thương hiệu vàng” năm 2008. +/ Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng Quốc gia năm 2010.
+/ Bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu “Thương hiệu Vàng – Golden Brand awards 2008” của Bộ trưởng Bộ Công Thương…
3.1.2 Một số khái quát về Huyện Đông Hưng – Thái Bình
Huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà, phía Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, chính giữa phía Nam giáp thành phố Thái Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Xương. Huyện có diện tích tự nhiên là 191,7639 km², toàn bộ là đồng bằng. Với dân số 246.335 người (2007), bao gồm 43 xã và 1 thị trấn. Đông Hưng nằm trên điểm giao giữa quốc lộ 10 đi Hải Phòng - Quảng Ninh và quốc lộ 39 đi Hưng Yên - Hà Nội. Đường quốc lộ 39 còn một đoạn ngắn phía Đông cũng nối với đường quốc lộ 10, nhưng ở tại vị trí phía Nam, gần giáp ranh với thành phố Thái Bình, đoạn này đi sang Thái Thụy (vi.wikipedia.org).
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi và nằm trên các trục đường giao thông lớn, là