Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 1 Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu quản lý chi ngân sách địa phương thành phố bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 81 - 83)

- Chi Quản lý hành

2.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 1 Nguyên nhân khách quan

2.6.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Giai đoạn 2011-2015, những khó khăn chung của kinh tế đất nước đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn: tiêu thụ, xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng chậm, hàng tồn kho gia tăng, thị trường bất động sản đi xuống, tín dụng cho đầu tư và sản xuất suy giảm; đã ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế của thành phố và nhiệm vụ động viên thuế phí vào ngân sách. Đồng thời đây là giai đoạn Chính phủ thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nhiệp, thông qua miễn, giảm thuế và gia hạn thời gian nộp thuế, điều chỉnh giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và nhất là Chính phủ ban hành Nghịđịnh 209/2013/NĐ-CP quy định không thu thuế giá trịgia tăng đối với hàng nông sản chưa qua sơ chế (nguồn thu chủ lực của ngân sách thành phố) đã tác động mạnh đến kế hoạch thu NSNN; trong 3 năm liền 2011-2013, thành phố không hoàn thành dự toán thu từ thuế, phí và lệ phí và 2 năm 2012, 2013 không hoàn thành chỉ tiêu tổng thu NSNN trên địa bàn.

Do không hoàn thành chỉ tiêu thu từ thuế, phí và lệ phí và chỉ tiêu tổng NSNN trên địa bàn nên trong cân đối nhiệm vụ chi, thành phố dành phần lớn số tăng thu NSĐP và nguồn kinh phí tiết kiệm được chi cho hoạt động bộ máy chính quyền, chi cải cách tiền lương, chi đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chủ trương của Chính phủ, cắt giảm khoản đầu tư không thật sự cấp bách. Vì vậy, chi thường xuyên tăng nhanh trong cơ cấu tổng chi NSĐP và chi đầu tư giảm xuống đã ảnh hưởng đến sự bền vững

trong quản lý chi NSĐP.

Thứ hai, Do đặc điểm lồng ghép của hệ thống NSNN Việt Nam hiện hành dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền, hạn chếtính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách. Về nguyên tắc NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch nhưng do Ngân sách cấp dưới phục tùng vào quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp trên, ngân sách cấp trên cấp bổ sung, hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới đã tạo cơ sở để cơ chế “xin- cho” trong phân bổ ngân sách, quyết định chi tiêu tồn tại. Mặt khác, xuất phát từ tính thứ bậc trong hệ thống ngân sách; làm cho công tác giao dự toán, phân bổ ngân sách, quyết định chi tiêu của HĐND và UBND chính quyền cấp thành phố và cấp xã chỉ mang tính hình thức.

Thứ ba, Phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh và cấp thành phốchưa hợp lý, tỷ lệđiều tiết về thu cho NSĐP không tương xứng với phân cấp nhiệm vụ chi và chức năng đô thị trung tâm khu vực của thành phố; các định mức phân bổ chi ngân sách ổn định trong thời gian dài không điều chỉnh, các chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách chưa đồng bộ và sát thực tếnhưng chậm được đổi mới cũng ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP.

Nguồn kinh phí triển khai chính sách, chế độ mới ban hành thường không được cấp tỉnh bố trí nguồn và giao dự toán từ đầu năm ảnh hưởng đến sự chủ động trong điều hành chi, quản lý chi ngân sách và cân đối NSĐP. Dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển do hai cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ trì, xây dựng một cách độc lập, không có sự gắn kết về nội dung, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thứ tư, Quy trình lập dựtoán NSNN, trong đó bao gồm chi ngân sách của các cấp thực hiện theo chiều từdưới lên, nhưng giao dự toán và phân bổ ngân sách thì theo chiều ngược lại. Quy trình lập dựtoán như trênlàm cho các địa phương rất bị động về mặt thời gian, dẫn đến sai sót trong bao quát các nhiệm vụ chi. Khối lượng công việc phải triển khai để xây dựng dựtoán NSNN hàng năm là rất lớn nhưng thời gian thực hiện đối với cấp thành phố chỉ gần 01 tháng và thời gian dành cho công tác phân bổ dự toán còn ít hơn (15 ngày) nên lập dự toán, giao dự toán chưa có sự liên kết chặt chẽ với chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, không bám sát với kế hoạch công tác của đơn vị sử dụng NSNN, còn bỏ sót một số nhiệm vụ chi trong quá trình giao dự toán.

Một phần của tài liệu quản lý chi ngân sách địa phương thành phố bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)