- Nguồn xổ số kiến thiết 7,2 9,2 12,5 17,4 11,
2. So sánh giữa giao dự toán so
lập dự toán ban đầu
- Tổng Chi NSĐP 141,5 130,4 93,4 103,1
- Chi đầu tư phát triển 205,0 232,5 100,0 100,0
- Chi thường xuyên 111,0 104,2 91,9 102,3
- Các khoản chi khác 376,9 326,2 107,9 119,6
(Nguồn báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố Bảo Lộc 2011-2014)
- Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên và dựtoán chi đầu phát triển do UBND các xã, phường và đơn vị dự toán cấp 1 lập, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành thẩm tra, loại bỏ, giảm trừ các khoản chi không đúng chế độ, các khoản chi nằm ngoài khả năng cân đối của NSĐP; đề nghị bổ sung các khoản chi cần thiết nếu có; trên cơ sởđó xác định dự toán Tổng số chi cân đối, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển toàn thành phố (thuộc dựtoán chi NSĐP).
- Sau đó tiến hành đối chiếu với số thu NSĐP để xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh nếu Tổng chi NSĐP lớn hơn tổng thu NSĐP.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch sau khi xác định được dự toán thu NSNN, thu - chi NSĐP cho năm sau sẽ báo cáo UBND thành phố để trình Sở Tài chính, Cục Thuế thẩm định, cho ý kiến trong trung tuần tháng 7 hàng năm.
- Đầu tháng 11, UBND thành phố, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế sẽ làm việc với Sở Tài chính, Cục Thuế về dự toán thu NSNN, dự toán thu – chi NSĐP cho năm sau, căn cứ vào kết quả làm việc với Sở Tài chính và Cục Thuế, Phòng Tài chính –
Kế hoạch tiến hành thảo luận với UBND cấp xã, các đơn vị dự toán cấp 1 đểxác định dự toán thu NSNN, thu chi NSĐP và số bổ sung có mục tiêu và bổ sung cân đối cho ngân sách cấp xã.
- Đầu tháng 12, sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu dự toán thu NSNN, thu chi NSĐPnăm sau; Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo UBND thành phố phương án thu NSNN trên địa bàn, thu chi NSĐP cho UBND các xã, phường và các đơn vị dự toán cấp 1 để trình HĐND thành phố.
- Sau khi dự toán thu NSNN, thu chi NSĐP năm sau đã được HĐND thành phố phê chuẩn, UBND thành phố ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán thu NSNN trên địa bàm, thu chi NSĐP năm sau cho UBND cấp xã và các đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách thành phốtrước ngày 24/12.
- Đối với cấp xã, việc phê chuẩn, phân bổ, giao dựtoán thu NSNN, thu chi NSĐP thực hiện tương tự như đối với cấp thành phố nhưng phải được quyết định trước ngày 31/12.
Nhìn chung, công tác lập và giao dự toán trên địa bàn còn khá nhiều sai sót hạn chế, phổ biến là lập dự toán không bao quát hết nhiệm vụ chi, không cập nhật hoạc cập nhật không đầy đủ chế độ mới làm tăng chi để xây dựng dự toán. Vì vậy giữa dự toán được xây dựng từđơn vịcơ sở so với số giáo dự toán chính thức chênh lệnh nhau khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng (chi tiết tại Bảng 2.8).
2.5.2 Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán 2.5.2.1 Chi thường xuyên 2.5.2.1 Chi thường xuyên
Quản lý chấp hành, thực hiện dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo chu trình quản lý gồm các giai đoạn:
- Cấp phát các khoản chi thường xuyên định kỳ theo quý theo dự toán đã được duyệt cho các đơn dự toán cấp 1; riêng UBND các xã phường căn cứ dự toán chi ngân sách và kết quả thu ngân sách và số bổ sung cân đối thực hiện rút dự toán trực tiếp với KBNN
- Kiểm soát chi thường xuyên nhằm đảm bảo các khoản chi phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán và nằm trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộdo đơn vịquy định.
Đối với các nhiệm vụ chi phát sinh ngoài dự toán giao từ đầu năm như phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định phát sinh ngoài dự toán thì đơn vị sử dụng ngân sách sẽ lập dự toán bổ sung và gửi phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định, trước khi trình UBND thành phố hành Quyết định giao bổ sung dự toán; đối với UBND cấp xã, nếu phát sinh các khoản chi ngoài dự toán được giao và nằm ngoài khả năng cân đối ngân sách của địa phương cũng phải đề nghị phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm tra để trình UBND thành phố ban hành quyết định bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã. Trường hợp sử dụng nguồn dự phòng ngân sách để bổ sung dự toán chi thường xuyên thì UBND thành phố phải được sự thống nhất của HĐND hoặc Thường trực HĐND.
Đối với các khoản chi thường xuyên không thuộc nguồn kinh phí tự chủ đã giao trong dựtoán đầu năm nhưng đến ngày 30/6 mà không giải ngân thì Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm đề xuất UBND thành phố thu hồi dự toán nếu đơn vị sử dụng ngân sách không giải trình được lý do chính đáng và có căn cứ trong việc chậm giải ngân, thanh toán. Trường hợp này thường rơi vào các khoản chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá thông tin, khoa học công nghệ, các khoản chi thường xuyên mang tính chất đầu tư.
Kết quả chấp hành dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2011-2014 thể hiện qua Bảng 2.9.
Bảng 2.9 Chấp hành dự toán chi thường xuyên
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thực hiện so Dự toán (%) TH so dự toán (Loại trừ các khoản BSCMT) (%) Thực hiện so Dự toán (%) TH so dự toán (Loại trừ các khoản BSCMT) (%) Thực hiện so Dự toán (%) TH so dự toán (Loại trừ các khoản BSCMT) (%) Thực hiện so Dự toán (%) TH so dự toán (Loại trừ các khoản BSCMT) (%)
Tổng chi thường xuyên 115,1 98,4 127,0 100,2 112,9 102,2 98,0 93,8
- Chi quốc phòng 191,3 191,3 125,5 125,5 106,3 106,3 104,3 104,3
- Chi an ninh 133,3 133,3 126,7 126,7 100,0 100,0 97,5 97,5