- Nguồn xổ số kiến thiết 7,2 9,2 12,5 17,4 11,
2.5.1 Quản lý lập dự toán
Đầu quý 3 hàng năm, triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau; Thông tư của của Bộ Tài chính và Văn bản của Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm sau, UBND thành phố sẽ chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, UBND các xã, phường và các đơn vị dự toán cấp 1 xây dựng dự toán thu NSNN và thu NSĐP; đồng thời lập dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cho năm sau theo mục lục NSNN và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo UBND thành phố thông qua Phòng Tài chính – Kế hoạch. Thực trạng xây dựng dự toán chi ngân sách giai đoạn 2011-2014 thể hiện qua bảng 2.7
Bảng 2.7: Xây dựng dự toán chi ngân sách
(đvt: tỷđồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi NSĐP 201,0 270,7 387,4 409,5
- Chi đầu tư phát triển 20,0 15,7 23,9 23,9
- Chi thường xuyên 165,0 232,1 339,3 363,7
- Các khoản chi khác 16,0 22,9 24,2 21,9
(Tác giả tổng hợp từ dự toán các đơn vị sử dụng ngân sách giai đoạn 2011-2014)
2.5.1.1 Chi thường xuyên
UBND cấp xã và các đơn vị dự toán cấp 1 căn cứhướng dẫn về chếđộchi thường xuyên hiện hành, biên chế quỹlương, định mức chi thường xuyên lập dựtoán chi thường xuyên của đơn vị mình. Dự toán được các lập bao gồm cả các khoản chi chưa có định mức nhưng đã được bố trí dựtoán năm hiện hành và các các nhiệm vụ sẽ phát sinh hoặc phải thực hiện nhưng chưa được bố trí kinh phí thực hiện.
Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, tổng hợp và lập dự toán chi thường xuyên năm sau cho toàn thành phố theo mục lục ngân sách, trong đó xác định dự toán cụ thể của 4 khoản mục sau của chi thường xuyên:
+ Tổng quỹ lương (gồm lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và dự phòng nâng lương);
+ Chi hoạt động khác; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi được phân bổ theo định mức của thời kỳổn định ngân sách 2011-2015;
+ Các khoản chi chưa có định mức nhưng đã được bố trí dựtoán năm hiện hành; + Các khoản chi của các nhiệm vụ phát sinh hoặc các nhiệm vụ chi bắt buộc nhưng chưa được bố trí kinh phí.
2.5.1.2 Chi đầu tư phát triển
- Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố, trên cơ sởđề xuất của các chủđầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ tổng vốn kế hoạch dự kiến của năm sau, nguyên tắc phân bổ vốn, mục tiêu đầu tư, mức độưu tiên để dự kiến số vốn bố trí cho từng công trình dự án cụ thể. Trong đó, phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Tỷ lệ phân bổ vốn cho các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ không thấp hơn 40% tổng dựtoán chi đầu tư phát triển.
+ Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bốtrí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch;
+ Số vốn còn lại ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độđược phê duyệt.
+ Đối với các dự án khởi công mới, bố trí vốn cho các dự án thật sự cấp bách nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt; trong khả năng cân đối vốn của NSĐP;
- Đối với nguồn vốn khai thác quỹ đất tạo vốn đầu tư kết cấu hạ tầng theo quyết định 216 của Thủ tướng Chính phủ, tổng vốn của nguồn này phụ thuộc vào tiến độ thu tiền sử dụng đất thông qua bán đấu giá. Vì vậy nguồn vốn này không được UBND thành phốcân đối trong dự toán chi đầu tư phát triển, giao dự toán và phân bổtrước nguồn này cho năm sau. Hàng năm, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ căn cứ vào số thu từ bán đấu giá, tham mưu cho UBND thành phố và trình thường trực HĐND ban hành Nghị quyết phân bổ nguồn vốn này cho các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của thành phố; trong đó ưu tiên bố trí cho các công trình đầu tư hạ tầng đô thị, các dự án trọng điểm.
- Đối với các nguồn chi đầu tư phát triển thuộc thẩm quyền phân bổ của cấp tỉnh, các chủđầu tư thuộc thành phố xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn bố trí năm sau cho từng công trình, dự án cụ thể theo từng nguồn vốn; trong đó xắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo thứ tự:
+ Công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, công trình có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch;
+ Công trình chuyển tiếp cần bố trí vốn theo tiến độ;
+ Công trình khởi công mới nằm ngoài khảnăng cân đối vốn của NSĐP.