Để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bên cạnh các công cụ về luật pháp, quy hoạch, chiến lược, chính sách tiền tệ, Nhà nước còn có công cụ tài chính rất quan trọng là NSNN để phân phối các nguồn tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Mục tiêu của đầu tư phát triển là đầu tư vào khu vực sản xuất, đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng, nhằm thúc đẩy sựtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia.
Đặc trưng của chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi lớn và không ngừng gia tăng: Là khoản chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Song lượng vốn đầu tư không ổn định hàng năm vì nhu cầu và mức độ đầu tư phụ thuộc vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và phụ thuộc vào khảnăng cân đối của NSNN. Trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khoản chi cho đầu tư phát triển không ngừng gia tăng.
- Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích lũy: Trong từng niên độ ngân sách, khoản chi đầu tư phát triển đều gắn với việc tạo ra của cải vật chất xã hội. Sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ kết quả của chi đầu tư phát triển có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng tích lũy cho NSNN.
- Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển gắn với việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và sự lựa chọn phương pháp cấp phát của Nhà nước.
Chi đầu tư phát triển được thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận NSĐP. Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau:
- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn hoặc thời gian thu hồi vốn rất dài.
- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.
- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển - Chi dự trữ nhà nước
25T