XU THÊ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS TẠI VIỆT NAM & GIẢI PHÁP ĐÈ XUẤT CHO BLUESEA

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động công ty công nghệ và truyền thông Bluesea (Trang 80 - 81)

TẠI VIỆT NAM & GIẢI PHÁP ĐÈ XUẤT CHO BLUESEA 3.1. XU THÊ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VAS VIỆT NAM

3.1.1. Những yếu tố tác động tới sự phát triển thị trường 3.1.1.1. Sự bùng n của thị trường di động 3.1.1.1. Sự bùng n của thị trường di động

Có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ cùa thị trường di động tại Việt Nam

trong thời gian vài năm trờ lại đây. N ă m 2003, thị trường di động Việt Nam đã bát

đầu tăng tốc phát triển với tốc độ đạt 4 5 % và tổng số thuê bao trên 2,7 triệu. Con số này trong năm 2004 là 6 5 % và 4,5 triệu thuê bao. Đặc biêt, năm 2005 đã chứng kiến nhởng kết quà phát triển ngoạn mục của các nhà khai thác dịch vụ di động, với tổng số thuê bao di động tính tới cuối tháng 12/2005 lên tới 8,7 triệu, tăng gấp đôi so với cuối năm 2004. N ă m 2006 con số này đã là 21 triệu thuê bao.Có thể nói thị trường thông tin di động Việt Nam hiện đang ờ giai đoạn "cất cánh" và là thị trường có tốc

độ tăng trường mạnh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên mặc

dù, thị trường Việt Nam có mức tăng trường rất mạnh song mật độ thuê bao của

Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới. Và theo nhận định cùa các chuyên gia

trong và ngoài nước thì chắc chắn thị trường viễn thông Việt Nam sẽ vấn tiếp tục phát triển mạnh trong năm tới và có thể đạt mức 51 triệu thuê bao trong năm 2011.

Sự bùng nổ cùa thị trường di động việt nam có thể được lý giải bởi một số lý do sau:

à. Các nhà khai thác mạng tăng tốc cạnh tranh

Nếu như trước kia tại Việt Nam chỉ có duy nhất 2 đại gia chia sẻ thị trường

cung cấp dịch vụ viển thông di động là VinaPhone và MobiFone thì nay con số này

đã lên tới 6. Cùng với sự tham gia thị trường của Viettel, S-phone và gần đáy nhất là của của công ty viễn thông Hà Nội với đầu số 092 và công ty viễn thông điện lực

đầu số 096, thì việc cạnh tranh trên thị trường này ngày càng sôi động.

M ớ màn cho chiến dịch cạnh tranh là cuộc đua giảm giá cước và tiếp theo là hàng loạt các chương trình khuyến mại được tổ chức với quy m ô rầm rộ. Hiện nay giá cước sử dụng di động tuy vẫn cao so với khu vực và thế giới nhưng đã tháp hơn nhiều so với mấy năm trước.(Ví dụ với thuê bao trả trước chỉ khoảng 3 năm trước kia giá cước là 3000 V N Đ tính Blog 30s, thì hiện nay mức chung chì còn khoảng 2.300 V N Đ cách tính cước 6s+l và dự định trong tương lai con sủ này sẽ còn giảm xuủng nữa)

Không những vậy khách hàng hiện nay cũng không còn xa lạ với những hình thức khuyến mãi rầm rộ của các nhà cung cấp nữa. Có thể kể đến một sô chương

trình như mua sim 65 ngàn được 150 ngàn trong tài khoản...Hay với các mạng S- phone, điện lực với những chương trình tặng máy cho người sử dụng...VinaPhone với chương trình thêm bạn thêm vui. Đ ó đều là những chiêu thức cạnh tranh thu hút khách hàng tham gia hòa mạng cùa các nhà cung cấp.

Ngoài ra để giữ chân được những khách hàng đang hoạt động trong mạng không chuyển sang mạng khác các nhà khai thác mạng cũng tung ra hàng loạt những gói cước độc đáo hấp dẫn điển hình như S-fone với gói cước coupble, Viettel với Tomato...và hàng loạt những chương trình khuyến mại tặng tiền khi nạp thè như chiến dịch hiện đang triển khai của Viettel, hay cà những chiêu thức như "nghe càng nhiều tài khoản càng tăng"...

Tất cả những động thái đó cùa các nhà khai thác mạng đều là những động thái giúp họ đứng vững và dành được lợi thế trong môi trường cạnh tranh ngành ngày càng căng thẳng. Và chắc chắn một điều rằng khi các nhà khai thác mạng cạnh tranh càng mạnh mẽ thì người tiêu dùng lại được hường càng nhiều lợi ích. Điều này càng thúc đẩy cho sự bùng nổ của thị trường di động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh giá trị gia tăng trên điện thoại di động công ty công nghệ và truyền thông Bluesea (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)