Điều tiết hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 72 - 82)

3.2.5.1.Căn cứ đề xuất giải pháp

Mở cửa thị trường trước ACE và RCEP sẽ làm cho hàng hóa các nước trong ASEAN+6 thâm nhập vào thị trường nội địa dẫn đến cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất trong nước. Công cụ điều tiết bằng thuế nhập khẩu sẽ không còn phát huy hiệu quả. Thuế nhập khẩu từ ASEAN và Việt Nam là 6,6%, từ thế giới vào là 10,4% (xem thêm tại biểu đồ 3.1), đây là những con số tương đối cao, tuy nhiên nếu cam kết giảm thuế quạn được thực hiện thì sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều cơ chế khác nhau để hạn chế tình trạng nhập siêu. Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa chưa rõ nét trong việc tác động đến xuất nhập khẩu, trong khi đó, tỷ giá thực hiệu quả lại có tác động rất rõ nét đến thâm hụt thương mại. Điều này chứng tỏ tỷ giá danh nghĩa chưa sát với tỷ giá thực hiệu quả… Chính sách tỷ giá chưa thật sự phù hợp và không tác động đến hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN+6.

3.2.5.2.Triển khai giải pháp

Đổi mới cơ chế quản lý và điều hành hoạt động nhập khẩu. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, cần xây dựng đồng bộ các tiêu chuẩn phi thuế quan khác phù hợp với hội nhập quốc tế để hạn chế nhập khẩu như chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường trong thương mại, tự vệ, khẩn cấp, áp thuế chống

Xây dựng chính sách tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế nhập khẩu. Việt Nam nên theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá, song điều hành tỷ giá danh nghĩa nên bám sát tỷ giá thực hiệu quả, điều đó từng bước tạo điều kiện cho tỷ giá trở thành công cụ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong trung hạn. Cần có chính sách vĩ mô thích hợp, với mục tiêu giữ lạm phát ở mức độ hợp lý trong trung và dài hạn để vừa đạt được ổn định tỷ giá hối đoái vừa tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã nêu lên được các xu hướng mở cửa thương mại của các nước trong khu vực ASEAN+6 trong tương lai đó chính là hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện. Trên cơ những cơ sở phân tích từ chương 2, kết hợp với xu thế thương mại trong ASEAN+6, tác giả đã nêu lên những cơ hội và thách thức của Việt Nam trước thềm hội nhập từ đó đưa ra những giải pháp cho Việt Nam trước bối cảnh hội nhập ACE và RCEP.

KẾT LUẬN

Bằng việc phối hợp các phương pháp nghiên cứu, tác giả rút ra các kết luận như sau. Với các nước ASEAN+6, Việt Nam luôn thâm hụt thương với mức độ càng ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây, trong đó nhập khẩu Trung Quốc luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam không có lợi thế thương mại đối tác với hầu hết các nước trong khu vực ASEAN+6. Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cho thấy sự tương quan giữa đầu vào các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, đó là Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ ASEAN+6 để sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực xuất vào khu vực này cũng như ra thế giới. Quan hệ thương mại tác động bởi tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, đây là cơ hội lớn cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương với các nước có tốc độ phát triển nhanh trong ASEAN+6 cũng như các nước có thu nhập đầu người cao. Khi xem xét yếu tố FTA, đề tài đã chỉ ra rằng, các FTA giữa ASEAN với các nước mở rộng tác động một đến xuất khẩu và không ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa, đây là cơ sở cho các Hiệp định Tự do hóa Thương mại sâu rộng hơn trong tương lai để tăng cường mối quan hệ kinh tế trong nội khối. Không những thế, biến động về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD có tác động đến luồng thương mại hai chiều, trong đó, đối với hoạt động nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi tỷ giá đồng quốc gia nước đối tác so với USD. Mặc dù khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến thương mại theo lý thuyết, tuy nhiên mô hình đã chứng minh rằng, khoảng cách không còn là rào cản hiện hữu đối với quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN+6, đồng thời, giáp biên giới quốc gia với Lào, Cambodia, Trung Quốc cũng không ảnh hưởng đến thương mại.

Trước những phân tích trên, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho Việt Nam khắc phục được những yếu điểm còn tồn đọng trong nước và phát huy những điểm mạnh trong bối cảnh ACE và RCEP để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, đề tài chú trọng đến các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường ASEAN+6, chú trọng đến phát triển nguồn lực lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành, chuyên môn hóa các sản phẩm có lợi thế. Giữa xu thế hội nhập sâu rộng hơn, không chỉ từ ACE hay RCEP mà còn từ TPP thì việc phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến nhiều rủi ro và kém lợi thế trên thị trường quốc tế, do vậy đề tài đã đề xuất xây dựng các biện pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước nhằm giải quyết bài toán nhập siêu cũng như nguyên tắc nguồn gốc xuất sứ. Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp như tận dụng các FTA

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng, 2008, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2) Nguyễn Xuân Bắc, 2010, The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches, International Journal of Economics and Finance no.4, vol.2.

3) Bergstrand, Jeffrey H. a, 1985, The gravity equation in international trade: some microeconomic foundations and empirical evidence, Havard University Press: The Review of Economics and Statistics, vol 67, p.471-81.

4) Bergstrand, Jeffrey H. b, 1989, The Generalized Gravity Equation, Monopolistic Competition, and the Factor-Proportions Theory in International Trade, Review of Economics and Statistics, February 1989, vol.71(1), p.143-53.

5) Boisso, Dale and Ferrantino, Michael, 1997, Cultural Distance, and Openness in International Trade: Empirical Puzzles, Journal of Economic Integration, vol.12(4), p.456-84.

6)Cheng, I-H và H-J. Wall, 2005, Controlling for heterogeneity in gravity models of trade and intergration, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, v87(1), p49-63. 7)Tô Xuân Dân, 1997, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Hà Nội.

8)Deardorff, A.V., 1998, Determinant of bilateral trade: does gravity model work in a neoclassical world, University of Michigan, No.382, p.1-27.

9)Dell’Ariccia, G., 1999, Exchange rate fluctuation and trade flows: evidence from the European Union, IMF Staff papers, no.3, vol.56.

10) Eaton, Jeffrey, và Korton, S., 1997, Technology and bilateral trade, NBER working paper, Cambridge, MA, National Bureau of Economic Research, No 6253, p.1-53.

11) Frankel, Jeffrey; Stein, Ernesto và Wei, Shang-Jin, 1995, Trading Blocs and the Americas: The Natural, the Unnatural, and the Super-Natural, Journal of Development Economics, vol.47(1), p.61-95.

12) Frankel, Jeffrey, 1997, Regional trading blocs in the world economic system, institute for International Economics, Washington, D.C.

13) Gujarati D.N., và Dawn C. Porter, 2009, Basic Econometrics 5th ed, McGraw- Hill/Irwin, New York.

14) Hà Văn Hội, 2013, Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53

15) Hausman, J.A. và W.E. Taylor, 1981, Panel data and unobservable individual effects. Econometrica, v49(1), p1377-1398.

16) International Labour Organization and Asian Development Bank, 2014, Asean Community 2015: Managing intergration for better jobs and shared prosperity, Thái Lan.

17) International Monetary Fund A, 2014, Direction of Trade Statistics (DOTS)

18) International Monetary Fund B, 2014, International Financial Statistics (IFS)

19) Nguyễn Trung Kiên, 2009, Gravity model by panel data approach: An empirical application with implications for the ASEAN free trade agreement, ASEAN economic Bulletin Vol. 26, No. 3, pp 266-77

20) Krugman, P.R., và Maurice, 2005, International economics: theory and policy, Addison-Wesley, Boston US.

21) Krugman P.R., Maurice, O., Marc, J.M., 2012. International Economics Theory and Policy, Pearson Education, US. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22) Linnemanm, H., 1966, An econometric study of international trade flows, Amsterdam, North Holland.

23)Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2007, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động, Hà Nội.

24) Bùi Thị Lý, 2010, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục.

25) Matthie Bussiere và Bernd Schnatz, 2006, Evaluating China’s Intergration in World Trade with a Gravity Model Based Benchmark, European Central Bank Working Paper Series No.693.

26) Plummer, M.G., và Peter A.P., 2014. Assessing the impact of ASEAN economic intergration on labour markets, ILO Asia-Pacific Working Paper Series, Thái Lan.

27)Sohn, Chan-Hyun A, 2005, Does the Gravity Model Fit Korrea’s Trade Patterns? Implications for Korea’s FTA Policy and North-South Korean Trade, Center for International Trade Studies Working Papers.

28) Sohn, Chan-Hyun B, 2001, A gravity model Analysis of Korea’s Trade Patterns and the Effects of a Regional Trading Arrangement, Working Paper Series Vol.2001- 09.

29) Nguyễn Hồng Sơn, 2009, Cộng đồng ASEAN: Nội dung và lộ trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

30)Tinbergen, J., 1962, Shaping the world economy: Suggestions for an international economic policy, The Twentieth Century Fund, New York.

31) Đỗ Thái Trí, 2006, A gravity model for Trade Between Vietnam and Twenty- Three European Countries.

32) Wall, Howard J. a, 2000, Gravity Model Specification and the Effect of the Canada-U.S. Border, Federal Reserve Bank of St. Louis, Working Paper No. 2000- 024A.

33) Wall, Howard J. b, 2002, Has Japan Been Left Out in the Cold by Regional Integration?” Bank of Japan, Monetary and Economic Studies, pp. 117-34.

34) Wei, Shang-Jin, Frankel, Jeffrey, 1997, Open versus Closed Trading Blocs,” in Takatoshi Ito and Anne O. Krueger, eds., Regionalism versus Multilateral Trade Arrangements, University of Chicago Press, Chicago, pp. 119-39

PHỤ LỤC

DANH MỤC PHỤ MỤC BẢNG

Bảng p.1: Các chỉ số quốc gia 16 nước ASEAN+6 năm 2013 ... 92

Bảng p.2: Mười mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2013 (tỷ USD) ...93

Bảng p.3: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước ASEAN+6 năm 2013 (đơn vị tỷ USD) ... 94

Bảng p.4: Chỉ số cường độ thương mại: ... 96

Bảng p.5: Chỉ số lợi thế thương mại đối tác... 97

Bảng p.6: Chỉ số bổ trợ thương mại ... 98

DANH MỤC PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ p.1: Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2013 ... 98

Biểu đồ p.2: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN+6 giai đoạn 2002 – 2013 (đơn vị: tỷ USD) ... 99

DANH MỤC PHỤ LỤC HÌNH

Hình p.1: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình tổng thương

mại bằng Stata 11 ... 82

Hình p.2: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình tổng thương

mại bằng stata 11 ... 82

Hình p.3: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình tổng

thương mại bằng stata 11 ... 83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình p.4: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effect và Ramdom effects cho mô

hình tổng thương mại ... 83

Hình p.5: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình tổng thương mại bằng

stata 11 ... 84

Hình p.6: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình xuất khẩu

bằng stata 11 ... 84

Hình p.7: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình xuất khẩu

bằng stata 11 ... 85

Hình p.8: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình xuất khẩu

bằng stata 11 ... 85

Hình p. 9: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effects và Ramdom effects cho

mô hình xuất khẩu ... 86

Hình p.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình xuất khẩu bằng stata

11 ... 86

Hình p.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình nhập khẩu

bằng stata 11 ... 87

Hình p.12: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình nhập khẩu

bằng stata 11 ... 87

Hình p.13: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình nhập

khẩu bằng stata 11 ... 88

Hình p.14: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effects và Ramdom effects cho

mô hình nhập khẩu ... 88

Hình p.15: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình nhập khẩu bằng stata

Hình p.16: Kết quả hồi quy lại theo phương pháp HT của mô hình xuất khẩu bằng

stata 11 ... 90

Hình p.17: Kết quả hồi quy lại theo phương pháp HT của mô hình nhập khẩu bằng

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 72 - 82)