Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hai chiều giữa

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 51 - 52)

Việt Nam và ASEAN+6 và hạn chế của mô hình trọng lượng

Từ kết quả của các mô hình trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

 Tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 bị tác động bởi tăng GDP cũng như sự gia tăng dân số. Khi xét trên phương diện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì tác động của tăng trưởng kinh tế lên nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu. Đối với tăng trưởng dân số thì tác động mạnh lên xuất khẩu hơn là nhập khẩu.

 Đối với các nước ASEAN+6, khoảng cách không tác động đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong nội khối, đồng thời giao thương giữa Việt Nam và các nước giáp biên giới không tác động như kỳ vọng của mô hình.

 Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam với đồng USD tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Đáng chú ý đó chính là tỷ giá của quốc gia đối tác lại ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam

 Hiệp định AFTA không tác động đến hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu, trong khi đó, việc ký kết các FTA giữa ASEAN và các nước mở rộng lại có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi FTA.

Tuy nhiên, mô hình vẫn còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, R-squared tương đối thấp và giao động mạnh, điều này cho thấy ngoài những yếu tố đã kể ở trên, vẫn còn nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến thương mại hai chiều. Thứ hai, mô hình chưa chỉ rõ được sự ảnh hưởng của các biến phụ thuộc lên từng mặt hàng đối với thương mại Việt Nam – ASEAN+6. Nghiên cứu của Chan-Huyn (2001) đã đưa nhiều nhóm mặt hàng xuất và nhập của lực vào mô hình do vậy đã giải thích một cách khách quan tác động trên đến từng mặt hàng và đề ra những chính sách cụ thể, nhưng

do hạn chế về thời gian, nguồn lực cũng như số liệu nên tác giả chưa đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Thứ ba, nguồn số liệu thống kê của một số quốc gia bị khuyết, điển hình như GDP của Myanmar, do vậy tác giả đã sử dụng số liệu ước tính từ các nguồn khác để bổ sung vào mô hình. Thứ tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước bằng 0 trong một số năm, điển hình như Brunei. Việc khắc phục mô hình trọng lượng khi thương mại bằng 0 đã được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới áp dụng, tuy nhiên vì yếu tố khách quan, tác giả không thực hiện được kỹ thuật này, đồng thời đã loại bỏ những năm này ra khỏi dữ liệu, tạo nên bảng dữ liệu không cân xứng (unbalanced panel). Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho mô hình

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)