giảm nhập siêu từ ASEAN+6
3.2.2.1.Căn cứ đề xuất giải pháp
Kim ngạch xuất nhập khẩu vào ASEAN+6 có chiều hướng thâm hụt và ngày càng nghiêm trọng, trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng nguyên liệu phụ trợ phục vụ cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nguyên liệu da giày, dệt may, hóa chất, linh kiện điện tử… trong khi đó cán cân thương mại của Việt Nam với thế giới lại theo chiều hướng cân bằng. Điều này thể hiện vai trò của ASEAN+6 như là khu vực đáp ứng tốt nguồn cung cho các hoạt động sản xuất trong nước. Đối tác mà Việt Nam thâm hụt thương mại lớn nhất đó chính là Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt trong những năm gần đây, sự phụ thuộc vào đối tác lớn này dẫn đến nhiều rủi ro cho các ngành công nghiệp trong nước. Chúng ta chưa chủ động được nguồn cung, hoặc nguồn cung chưa đáp ứng được cầu dẫn đến rủi ro hệ thống khi nước cung ứng có bất ổn về kinh tế, chính trị. Điều này dẫn đến đình trệ sản xuất trong nước cũng như mất uy tín đối với các đối tác nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào đối tác tiềm năng trì hoãn sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ. Khi công nghệ trong nước còn non trẻ, khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước sẽ có giá thành tương đối cao so với nhập khẩu
phải phát triển ngành này, không những đáp ứng tốt nguyên liệu sản xuất mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong nước. Sự hội nhập kinh tế sâu rộng dẫn đến nhiều FTA coi trọng quy tắc nguồn gốc xuất sứ. Giống như TPP, hàng hóa phải có nguyên liệu xuất sứ trong nội khối các quốc gia TPP mới được hưởng thuế xuất ưu đãi. Nếu như vậy thì ngành dệt may, da giày trong nước khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này khi hầu hết nguyên vật liệu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc (không phải là quốc gia đàm phán TPP) mặc dù đây là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và phải chịu thuế tương đối cao tại các thị trường như Mỹ, Canada…
Sự cần thiết phải phát triển ngành này cần phải được quan tâm đúng mức, trước hết để thoát khỏi sự lệ thuộc, và sau đó là sự chuẩn bị cho sự hội nhập sâu rộng hơn từ các Hiệp định Tự do hóa Thương mại.
3.2.2.2.Triển khai giải pháp
Tận dụng tốt các nguồn vốn FDI để đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Sự hấp dẫn từ TPP cũng như tiềm năng từ các ngành xuất khẩu chủ lực trong nước đòi hỏi một lượng lớn nguyên vật liệu cũng như những điều kiện tự nhiên trong nước phù hợp để phát triển nguyên liệu thô cho các ngành này như bông vải, da cá sâu, luồng đầu tư cho các ngành này từ nước ngoài trong nước đang có xu hướng phát triển. Đây là cơ hội lớn để xây dựng và phát triển ngành này với giá cả cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.
Quy hoạch, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đặc biệt chú trọng đến phát triển nguyên phụ liệu cho các ngành chủ lực như dệt may, da giày vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Việc quy hoạch phát triển này gắn liền với sự phát triển bền vững của ngành như đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu thô cho hoạt động chế biến nguyên liệu, vừa liên kết chặt chẽ với các nhà máy sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các mặt hàng, chất lượng mà các đối tác yêu cầu. Sự bố trí phải đảo bảo thuận lợi về vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất một các thuận tiện, tốt nhất là bố trí trong một cụm hoặc khu công nghiệp để giảm chi phí vận chuyển.
Hỗ trợ vốn để cho nông dân, doanh nghiệp phát triển ngành phụ trợ trong nước. Đầu tư cho nông dân đối với sản xuất bông, đay, ngành thuộc da như nuôi cá sấu để cung cấp nguyên liệu bền vững cho các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu. Hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp đầu tư, mua máy móc, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất sản phẩm. Đối với các nguyên phụ liệu đòi hỏi kỹ thuật như hóa chất, các loại linh kiện, cần tích cực hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn để đầu tư
Nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ kỹ thuật cho các loại cây trồng vật nuôi hỗ trợ cho ngành sản xuất phụ liệu như bông gòn, tơ tằm. Nhập khẩu các loại giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng đa dạng các loại nhu cho các mặt hàng, ngành hàng khác nhau.
Tìm kiếm các nhà phân phối mới các sản phẩm này để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc để phân bổ rủi ro trong quá trình quy hoạch và phát triển.