Các vấn đề rút ra từ phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam –

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 52 - 54)

2.4. Các vấn đề rút ra từ phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 ASEAN+6

Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 ngày càng nghiêm trọng trong giai đoạn 2002 – 2013, hay nói cách khác ASEAN+6 là nơi cung cấp hàng hóa cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước hơn là thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được giải thích bởi mô hình trọng lượng là tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng trưởng thương mại trong đó tăng trưởng nhập khẩu trong khu vực mạnh hơn xuất khẩu. Một mặt, thâm hụt thương mại có tác động tích cực đến nền kinh tế, đó là cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước, thể hiện qua việc các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN+6 đều là nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nước. Mặt khác, thể hiện sự yếu kém trong đối với ngành công nghiệp phụ trợ và quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc dễ dẫn tới rủi ro khi có biến động về kinh tế, chính trị.

Việt Nam không có lợi thế thương mại đối với hầu hết các quốc gia trong ASEAN+6, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN+6 chưa đáp ứng được nhu cầu của quốc gia đó. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất của so với các nước đối tác trong khu vực có sự cạnh tranh do sự tương đồng về trình độ phát triển, cơ cấu sản xuất, lao động và định hướng phát triển. Tuy nhiên, trong ASEAN+6 vẫn có một số thị trường xuất khẩu truyền thống và ổn định qua các năm, điển hình như Nhật Bản, Australia, Philippines, Cambodia.

Độ co dãn của thương mại ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế và dân số trong nước cũng như nước đối tác. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia có tốc động tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển như Lào, Cambodia, Thái Lan, … mặt khác làm giấy lên lo ngại về khả năng nhập siêu từ ASEAN+6 ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chính sách tỷ giá chưa hợp lý và chưa điều tiết được nhập khẩu trong khi đó xuất khẩu lại bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Rủi ro về tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD tác động đến cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.

Việc ký kết các FTA chưa phát huy được hết tính hiệu quả, mặc dù có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng việc tuân thủ các quy định để được hưởng ưu đãi từ FTA vẫn còn hạn chế. Nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi FTA, do sự ưu đãi của nhà nước về thuế quan đối với mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu, độ bảo hộ trong nước vẫn còn cao.

Thị trường lớn bị bỏ ngõ, chưa khai thác hết tiềm năng của những thị trường này, đáng kể nhất đó chính là Ấn Độ, Trung Quốc là hai quốc gia cho dân số lớn nhất thế giới, có nhiều sự tương đồng trong văn hóa và thu nhập đầu người tương đối cao trong khu vực.

Tiểu kết chương 2

Chương hai đã phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam và các nước ASEAN+6 thông qua các chỉ số thương mại như cán cân thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, chỉ số cường độ thương mại, chỉ số lợi thế đối tác, chỉ số bổ sung thương mại. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô mình trọng lượng để đánh giá thương mại hai chiều Việt Nam – ASEAN+6 hỗ trợ cho quá trình phân tích trở nên chặt chẽ, thuyết phục hơn. Từ việc phân tích trên, tác giả đã đưa ra được toàn cảnh hoạt động thương mại của Việt Nam với 15 nước còn lại trong khu vực, rút ra những nhận xét làm tiền đề cho phân tích ở chương ba.

Trung Quốc

Nhật Bản

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG

KHU VỰC ASEAN+6

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)