3.2.4.1.Căn cứ đề xuất giải pháp
Một số thị trường lớn trong ASEAN+6 như Trung Quốc, Ấn Độ với dân số lớn nhất nhì thế giới, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người thuộc nhóm nước cao trong khu vực. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vào hai thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng của quốc gia đó.
Tăng trưởng GDP tác động đến thương mại, do vậy những quốc gia có GDP tăng mạnh như Trung Quốc, Lào, Cambodia, Philippines cũng như các quốc gia có thu nhập đầu người cao như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc sẽ có tiềm năng thương mại rất lớn đối với Việt Nam.
3.2.4.2.Triển khai giải pháp
Các cơ quan chứng năng tại nước sở tại cần thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tìm hiểu nắm bắt tình hình mới nhất về kinh tế thương mại, thị trường. Tích cực thực hiện các chính sách khảo sát thị trường, tư vấn đàm đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu hàng
Các Bộ ngành liên quan như cần kết hợp để ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất phát triển các ngành hàng sản phẩm mới phục vụ cho xuất khẩu trên cơ sở nhu cầu của nước nhập khẩu.
Đối với các doanh nghiêp, cần tích cực tham gia vào các hội chợ quan trọng tại thị trường mới trong nội khối các nước ASEAN+6. Điều tra, khảo sát thị trường các nước về từng mặt hàng cụ thể, nắm bắt thông tin thị trường một cách thường xuyên liên tục. Cập nhật những thông tin thay đổi về nhu cầu mới về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng, các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi để tìm ra những giải pháp phản ứng nhanh chóng và làm thõa mãn khách hàng. Liên kết với các doanh nghiệp, kênh phân phối bản địa, tăng cường hợp tác với họ để đưa sản phẩm vào phục vụ người tiêu dùng.
Duy trì hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn của nước nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập ACE và RCEP.