các chỉ số thương mại
2.2.1. Cán cân thương mại
Cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 có chiều hướng tiêu cực, liên tục giảm từ giai đoạn 2002 – 2013, điều này chứng tỏ Việt Nam nhập khẩu siêu hàng hóa trong khu vực này. Trong giai đoạn 2002 – 2005, mức độ thâm hụt thương mại tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên giai đoạn 2006 – 2013, tốc độ thâm hụt thương mại ngày càng tăng mạnh, từ 10,7 tỷ USD lên đến 51,2 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trong giai đoạn này có thể do ảnh hưởng của các FTA, bởi vì đây là giai đoạn hầu hết các FTA có hiệu lực như AFTA, ACFTA, AIFTA… Nhìn chung, các FTA sẽ gây tác động tiêu cực đến nhập khẩu tuy nhiên sự thâm hụt thương mại có phải gây ra bởi các FTA hay không vẫn chưa thể khẳng định được, bởi vì chính sách mở cửa trong các FTA với ASEAN+6 còn hạn chế, chưa toàn diện trên nhiều lĩnh vực và sự bảo hộ sản xuất trong nước vẫn còn hiện hữu. Có thể tăng trưởng kinh tế ngày càng cao đòi hỏi một lượng lớn máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất trong nước, và các quốc gia trong ASEAN+6 đáp ứng tốt những mặt hàng mà Việt Nam cần để phát triển sản xuất do vậy mức độ thâm hụt càng ngày càng nhiều. Xét về mặt tổng thể, trong hai năm 2012, 2013 cán cân thương mại của Việt Nam với thế giới cân bằng, trái ngược với độ thâm hụt với ASEAN+6 tăng lên mức kỷ lục, do vậy khả năng ASEAN+6 là nơi cung cấp các sản phẩm đầu vào cho Việt Nam để tiến hàng sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng hoặc thấp hơn một nửa so với kim ngạch nhập khẩu, do
vậy, có thể khẳng định rằng thị trường ASEAN+6 đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng hàng hóa, nguyên liệu sản xuất trong nước hơn là thị trường xuất khẩu.
Biểu đồ 2.3: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và 15 nước trong khu vực ASEAN+6 giai đoạn 2002 – 2013 (đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: DOT IMF và tính toán của tác giả
Trong số 15 nước trong ASEAN+6, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam với thị trường này ngày càng tăng mạnh. Đáng kể nhất là giai đoạn 2012 – 2013, khi thâm hụt thương mại tăng kỷ lục từ khoảng 18 tỷ USD lên đến 31,7 tỷ USD. Cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc theo chiều thâm hụt và tăng dần, năm 2001 thâm hụt 1,7 tỷ USD và tăng lên gần đến 8 lần trong sau 12 năm, cán mốc 13,9 tỷ USD trong năm 2013. Ngoài ra thâm hụt thương mại trong giai đoạn cũng diễn ra với các nước như Thái Lan, Singapore, Ấn Độ.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với cán cân thương mại dương, tuy mức độ thặng dư có biến động trong giai đoạn nhưng nhìn chung, giá trị thặng dư tăng trong giai đoạn 2002 đến năm 2013 từ 0,39 tỷ USD lên đến 3,69 tỷ USD. Một số nước mà Việt Nam xuất siêu còn lại trong khu vực như Australia, Philippines, Cambodia.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu với ASEAN+6 có nhiều biến động và không ổn định theo thời gian. Riêng năm 2009, do sự tác động
140 120 100 80 60 40 20 -20 -40 -60 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm
xuất khẩu nhập khẩu cán cân thương mại
tỷ
U
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng xuất và nhập đều âm, năm 2010, tộc độ tăng trưởng phục hồi lại và biến động dương cho đến hết năm 2013.
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu với các nước ASEAN+6 giai đoạn 2002 – 2013 (%)
Nguồn: IMF và tính toán của tác giả
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất vào năm 2011, đạt gần đến 40%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cực đại vào năm 2007, khoảng 38%.