Nâng cao lợi thế thương mại để tạo dựng lợi thế cạnh tranh với các nước

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 62 - 68)

trong khu vực trước bối cảnh ACE và RCEP

3.2.1.1.Cơ sở đề xuất giải pháp

Chỉ số lợi thế thương mại đối tác của Việt Nam tương đối thấp đối với hầu hết các nước trong khu vực ASEAN+6, sự đáp ứng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đối với các thị trường này còn tương đối hạn chế, đây là một điểm bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam trước thềm ACE và RCEP. Hơn thế nữa, mức độ tự do hóa thương mại trước hai bối cảnh trên là tương đối toàn diện, do vậy, việc thâm nhập hàng hóa của các nước trong khu vực vào nội địa sẽ dễ dàng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tiến để tạo lợi thế trên trường quốc tế cũng như giữ vững thị phần nội địa.

Việc hàng hóa Việt Nam kém lợi được cho là, thứ nhất, năng suất lao động trong nước còn thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo Báo cáo công bố ngày

Đ ồ uống v à thuốc lá D ệt m ay Q uần áo Da Đ iện tử D ầu thô Mô tô Đ ồ g ỗ G iấy H óa c hấ t M áy m óc K hoáng sản H àng công n g hi ệp

19/8/2014 của Tổ chức Lao động Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á về năng suất lao động của ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 đã có bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Năm 2007 năng suất lao động của các nước ASEAN gấp 2,12 lần so với Việt Nam (9.173 USD/4.322 USD tính theo sức mua tương đương - PPP), đến năm 2013 khoảng cách này đã thu hẹp còn 1,98 lần (10.812 USD/5.440 USD). Trong đó, so với Singapore giảm từ 21,3 lần xuống còn 18; so với Thái Lan từ 3 lần xuống còn 2,7; so với Philippines từ 2 lần xuống còn 1,8. Trong khu vực ASEAN+6, năng suất lao động của Việt Nam chỉ hơn mỗi Cambodia và Myanmar, ngang bằng với Lào. Thứ hai, lao động được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế.

Bảng 3.3: Trình độ lao động của Việt Nam (số liệu mới nhất từ LFS %)

Tổng Nam Nữ

100 52,8 47,2

Trình độ cao 12,1 52,8 47,2

Trình độ trung cấp 20,2 68,4 31,6

Trình độ thấp 67,8 48,2 51,8

Nguồn: ILO Asia-Pacific Working Paper Series: Assessing the impact of ASEAN economic integration on labour markets, 2014

Trình độ lao động được đào tạo có kỹ năng cao ở Việt Nam chỉ chiếm 12,1%, lao động trình độ trung cấp chiếm 20,2% trong khi đó một lượng lớn lao động có trình độ thấp. Trình độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất lao động cũng như tạo dựng lợi thế cạnh tranh, do vậy, muốn cải thiện sản xuất thì đây là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.

Năm 2012, lực lượng lao động phân bổ cho ngành nông nghiệp là lớn nhất, chiếm 48% tổng lực lượng lao động, công nghiệp và dịch vụ lần lượt chiếm 21% và 32%. Mặc dù một lượng lớn lao động tham gia và hoạt động nông nghiệp và đây là lĩnh vực ngành nghề lao động được ít đào tạo nhất.

Đóng góp GDP của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 19,3%, công nghiệp chiếm 38,5% và dịch vụ chiếm 42,2% (số liệu ước tính năm 2013 bởi CIA). Do vậy có thể thấy, ngành nông nghiệp có số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ thấp dẫn đến khả năng tạo ra sản phẩm không cao, trong khi đó dịch vụ và công nghiệp với lực

lượng lao động ít hơn nhưng tỷ lệ được đào tạo cao hơn do vậy đóng góp vào GDP cao hơn. Trong chiến lược phát triển lâu dài thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành phải được đặt lên hàng đầu.

Bảng 3.4: Trình độ lao động chia theo nhóm ngành (%)

Trình độ cao Trung cấp Trình độ thấp

Lúa gạo 0,3 0,4 99,3

Ngũ cốc khác 0,3 0,4 99,3

Cây trồng khác 0,3 0,4 99,3

Chăn nuôi 0,2 0,1 99,7

Tài nguyên thiên nhiên 0,9 1,3 97,8

Khai khoáng 10,5 48,7 40,8 Thực phẩm 6,1 65,9 28,0 Dệt may 6,8 83,7 9,5 May mặc 3,3 92,3 4,4 Sản phẩm từ gỗ 4,4 83,5 12,2 Hóa chất 20,4 56,1 23,4 Kim loại 8,0 72,3 19,6 Xe cộ 16,8 73,8 9,3 Thiết bị điện tử 17,3 75,7 7,0 Máy móc 17,6 71,8 10,6 Sản phẩm công nghiệp khác 3,7 83,1 13,3 Dịch vụ công ích 45,9 40,0 14,1 Xây dựng 7,5 66,2 26,3

Thương mai/vận tải 5,8 17,8 76,3

Dịch vụ cá nhân 32,8 22,0 45,2

Chính phủ 76,3 9,4 14,3

Nguồn: ILO Asia-Pacific Working Paper Series: Assessing the impact of ASEAN economic integration on labour markets, 2014

Bên cạnh đó, việc kém lợi thế trên trường quốc tế bị ảnh hưởng bởi tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên

tiến sẽ giúp tăng năng suất, tạo ra sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng, tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.2.Triển khai giải pháp

Dựa trên căn cứ được đề xuất ở mục trước, tác giả đề ra ba nhóm giải pháp như sau:

a. Nâng cao năng suất lao động

(i) Đào đạo lao động có tay nghề cao.

Phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ đối với trình độ chuyên môn. Nâng cấp từ kỹ năng thấp lên kỹ năng trung bình, từ trung bình lên trình độ chuyên môn cao. Để làm được điều này, phải có cơ chế đào tạo lao động bài bản, có khoa học và đặc biệt phải đi kèm với thực tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tích cực đổi mới công tác giảng dạy đối với các bậc Cao đẳng, Đại học và sau đại học nhằm tạo ra lực lượng đội ngũ lao động có chất lượng cao. Trong tiến trình đào tạo cần gắn liền với thực tiễn như tăng thời lượng thực tập tại các doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho sinh viên thích ứng môi trường làm việc, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập tại trường. Loại bỏ bình thức lý thuyết hóa các tiết học và thay vào đó là sự kết hợp giữa giáo dục và mô phỏng thực tế, tăng cường tính tự chủ và sáng tạo của sinh viên nhằm giúp cho sinh viên biết ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế để tạo ra các sản phẩm trí tuệ do chính tay sinh viên làm ra. Đào tạo kết hợp với phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy phản biển, tự tìm tòi, học hỏi thay vì theo lối mòn đọc chép và mang nặng hình thức thi cử để ra trường. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp cho sinh viên dễ dàng thích nghi với môi trường thực tế đặc biệt là môi trường quốc tế trước ngưỡng cửa hội nhập ACE và RCEP. Không những đào tạo về học thuật mà còn thường xuyên tổ chức, thảo luận các chủ đề về xu hướng kinh tế quốc tế, xu hướng mở cửa hợp tác trong khu vực, đặc biệt là ACE để sinh viên có tầm nhìn hơn, nắm bắt cơ hội cũng như hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm nhằm đón đầu mọi cơ hội cũng như tối thiểu hóa rủi ro từ hội nhập mở cửa, khi nào lao động trong nội khối ASEAN được tự do di chuyển giữa các nước thì sự cạnh tranh trên thị trường lao động càng thể hiện rõ nét và ngày càng khốc liệt.

Đối với lao động có trình độ trung bình và lao động chưa có trình độ thì việc đào tạo là điều cần thiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cần tăng cường mở các lớp đào tạo nghề, cũng như nâng cao tay nghề cho mọi lực lượng lao động để nâng cao năng suất lao động cũng như đào tạo lao động thích nghi với sự đa dạng ngành nghề trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đào tạo chuyên môn thì đạo tạo ý thức và nhận thức cho lao động cần phải được nâng cao. Điều này sẽ giúp cho lực lượng lao động này nắm rõ các quy định về pháp luật để tránh hiện tượng bóc lột sức lao động, không công bằng về lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ phúc lợi khác. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức lao động còn tạo dựng môi trường lao động phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động cũng như tạo tâm lý an tâm cho chủ lao động.

Đối với chính người lao động như sinh viên, học sinh, lao động phổ thông thì việc tìm hiểu các xu thế hội nhập là điều hoàn toàn cần thiết để nắm bắt cơ hội và nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tích cực, chủ động học hỏi để hoàn thiện bản thân tốt nhất. Ngoài ra, yếu tố tiên quyết và quan trọng đó chính là ngoại ngữ. Mỗi sinh viên cần trao dồi ngoại ngữ trong thời hội nhập để bắt nhịp với xu thế của thế giới, đồng thời đây cũng là một yếu tố nền tảng giúp cho mỗi sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng cơ cơ hội giáo dục từ các nước trong khu vực ASEAN+6. Đối với xã hội và các doanh nghiệp, cần tạo điều kiện tốt nhất để đào tạo lực lượng lao động trẻ, các doanh nghiệp cần hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề để cùng đào tạo lực lượng lao động. Môi trường thực tế là điều kiện quan trọng để tào tạo và thích ứng với công việc. Bên cạnh đó, chính nội khối mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cấp đội ngũ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

(ii) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất cũng như quản lý

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn hạn chế, các loại dây chuyền máy móc đang dần lạc hậu và cho năng suất lao động kém. Do vậy: Các bộ ngành liên quan hỗ trợ cho cách doanh nghiệp vay vốn đầu tư các thiết bị máy móc tiên tiên để phục vụ sản xuất, thay thế các loại máy móc thiết bị lỗi thời, lạc hậu.

Đầu tư vào máy móc, đổi mới công nghệ và các cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng gia trị cho hàng hóa xuất khẩu, giữ vững thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản trị. Sự áp dụng công nghệ mới và máy móc thiết bị cần phải đồng bộ. Các mô hình sản xuất hiện đại cần phải áp dụng thống nhất liên tục, giúp cho doanh nghiệp cắt giảm đáng kể lực lượng lao động và các vị trị công việc, giảm mặt diện tích mặt bằng và lượng hàng tồn kho. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóc đất nước, các máy móc thiết bị cần được hiện đại hóa tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là đón đầu cơ hội từ ACE, RCEP.

Cải thiện cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý và khuyến khích công nhân tích cực tham gia vào quản lý chất lượng sản phẩm.

(iii) Điều tiết tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu mà phù hợp sẽ có tác động tốt đến người lao động với ý nghĩa làm một khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm được năng suất lao động ổn định và tăng lên. Nêu tiền lương tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lương bình quân thấp, tiền lương không còn là khoản thu nhập chính của người lao động và mất tác dụng kích thích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nếu tiền lương tối thiểu quá cao, gây ra sự đảo ngược hay quan hệ không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động chặt chẽ với nhau, do vậy cần phải đề ra một chính sách tiền thương thích hợp để tăng năng suất lao động.

Các bộ ngành liên quan cần thiết lập một mức lương tối thiểu nhất định nhằm giúp cho người lao động có thể trang trải được cuộc sống hằng ngày. Các doanh nghiệp căn cứ vào tiền lương tối thiểu để xác định mức lương chính thức cho người lao động, ngoài ra phải có chính sách thưởng trên hiệu quả công việc, thưởng trên doanh thu hoặc vượt chỉ tiêu để khuyến khích người lao động.

b. Chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất

Hầu hết các mặt hàng của Việt Nam là hàng nông nghiệp, thủy sản, khoáng sản thô, dầu thô, dệt may, da giày. Đây là những ngành phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch mang lại vẫn chưa cao, mức độ cạnh tranh vẫn còn kém so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu ngành sang các

có giá trị hơn, đáp ứng được định hướng phát triển quốc gia theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế và nâng cao đời sống cho người lao động trong nước.

Để đạt được mục tiêu này cần những biện pháp như, thứ nhất, vạch chiến lược phát triển dài hạn cho Việt Nam trên các ngành công nghệ cao như công nghệ phần mềm, cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, tinh chế và chế biến thực phẩm… theo xu hướng phát triển của thế giới. Thứ hai, đầu tư cho các ngành công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch các khu, vùng công nghiệp để phát triển ngành. Thứ ba, phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, tìm kiếm và chuyển giao công nghệ cho các ngành sản xuất. Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng từng ngành.

c.Chuyên môn hóa các sản phẩm xuất khẩu lợi thế

Chuyên môn hóa các sản phẩm lợi thế sẽ giúp cho Việt Nam tăng lợi thế theo kinh nghiệm và theo quy mô sản xuất. Một số ngành có thể tiếp tục tạo lợi thế như dệt may, da giày, nông nghiệp, khoáng sản. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài, cần tìm mở rộng ngành để tạo sự đa dạng về hàng hóa.

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 62 - 68)