Tổng quan về tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 28 - 30)

Năm ASEAN+6 Mỹ EU Các nước khác

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6

2.1.Tổng quan về tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2013 – 2013

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn tăng trưởng, riêng năm 2009, do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch giảm mạnh so với năm 2008, từ 143 USD xuống còn 127 tỷ USD, và sau đó tăng trưởng trở lại. Đến năm 2013, con số này đã là 255,7 tỷ USD, gấp 7 lần so với năm 2002.

Biểu đồ 2.1: Tổng thương mại của Việt Nam với các nước đối tác giai đoạn 2002 – 2013 (đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ IMF, ITC, Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Hoạt động thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2002 đến 2013 với các nước ASEAN+6 luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, và tăng đều qua các năm, từ 55% năm 2002 lên đến 74,5% trong năm 2013. Xu hướng tập trung thương mại vào khu vực này tăng mạnh từ năm 2006 trở đi trùng với thời điểm hầu hết các hiệp định tự do hóa thương mại giữa ASEAN và 6 nước mở rộng bắt đầu có hiệu lực, do vậy, có thể thấy, mức độ tập trung thương mại ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các FTA. Ngoài ra, Mỹ và EU là hai thị trường quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với giá trị thương mại trong năm 2013 lần lượt khoảng 31 tỷ USD và 33,8 tỷ USD.

T

U

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới liên tục tăng trong giai đoạn 2002 – 2013, từ khoảng dưới 20 tỷ USD trong năm 2002 lên đến hơn 123 tỷ USD trong năm 2013 đối với kinh ngạch xuất và nhập. Cán cân thương mại dần có dấu hiệu tích cực, thâm hụt thương mại trong giai đoạn 2002 đến 2011 và tương đối cân bằng trong 2 năm 2012 và 2013.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2013 (đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và tính toán của tác giả

Trong năm 2002, thâm hụt thương mại chỉ vào khoảng 3 tỷ USD, mức độ thâm hụt tăng nhẹ trong 4 năm kế tiếp và đạt mốc khoảng 5 tỷ USD vào năm 2006. Tuy nhiên, trong 2 năm kế tiếp mức độ thâm hụt tăng mạnh, năm 2007 là 14 tỷ USD và đến năm 2008 là 18 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn được đề cập. Trong giai đoạn 2009 – 2011, thâm hụt thương mại giảm dần và đạt mức cân bằng trong hai năm liên tiếp là năm 2012 và 2013.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2013 thuộc các nhóm hàng điện tử công nghệ như điện thoại các loại và linh kiện (21,24 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (17,95 tỷ USD); các sản phẩm hàng dệt may (17,95 tỷ USD), giày dép các loại (8,41 tỷ USD) trong khi đó lượng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm nguyên liệu may mặc, da giày, máy móc thiết bị. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, một mặt hàng nhập khẩu chủ yếu lại là sản phẩm đầu vào để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu. Điều này thể hiện rằng, Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong

80 60 40 20

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

xuất khẩu nhập khẩu cán cân thương mại

Kim n g ạc h (tỷ U S D )

khâu cung ứng đầu vào cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ đó lợi ích mang lại từ xuất khẩu vẫn chưa cao.

Trong năm 2013, các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU và các nước ASEAN. Trong đó Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này có xu hướng thâm hụt do sự gia tăng tốc độ nhanh chóng về nhập khẩu so với xuất khẩu. Ngoài ra, Mỹ và EU là 2 thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn nhất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)