Để xây dựng lên một khu vực hội nhập kinh tế sâu rộng, các nhà hoạch định đã chỉ ra rằng, ASEAN sẽ là nhân tố chính tạo dựng nên sự phát triển đó. Việc hình thành nên Cộng đồng Kinh tế ASEAN là bước đệm quan trọng để tiến tới hình thành RCEP.
Sơ đồ 3.1: Quá trình hình thành ASEAN+6 từ ASEAN
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Ý tưởng cho việc thành lập AEC được đưa ra lần đầu trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức các nước ASEAN lần thứ 2 tại Kuala Lumpur vào năm 1997. Tại đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về phát triển kinh tế và hội nhập khu vực, hướng tới phát triển đồng đều và bền vững. Tầm nhìn đã được cụ thể hóa thông qua uyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN trong Hiệp định ASEAN II hay Hiệp định Bali II ngày 7 tháng 10 năm 2003. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiến tới thành lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Hua Hin Cha-am về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN(2009-2015) cũng đã được ký
kết ở Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan năm 2009. Cộng đồng Kinh tế ASEAN có những đặc điểm như sau:
Một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung:
Theo hoạch định của ACE, một thị trường thống nhất và một không gian sản xuất chung bao gồm năm yếu tố cốt lõi: di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; di chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tư. Trên phương diện mở cửa thương mại, ACE đã đạt được thành tựu quan trọng đối với việc cắt giảm thuế quan thông quan hiệp định Tự do Hàng Hóa ASEAN năm 2009 (ASEAN Trade In Goods Agreement).
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đường hàng không), ô tô, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…
Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh
Việc xây dựng một thị trường thống nhất và không gian sản xuất chung sẽ dựa trên cạnh tranh công bằng và bình đẳng, chính sách sở hữu trí tuệ, sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này đóng góp và việc xây dựng một môi trường kinh doanh hoàn hảo, nâng cao độ hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, thúc đẩy việc thành lập các mạng lưới sản xuất.
Phát triển kinh tế công bằng
Hoạch định cung của ACE chỉ ra rằng, mục tiêu quan trọng đó chính là thu hẹp khoảng cách trình độ phát triển giữa các nước thành viên, thúc đầy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhấn mạnh cơ chế bảo vệ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEM). Sự phát triển của các SEM là rất quan trọng bởi vì đây là những doanh nghiệp tồn tại với số lượng rất lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động cũng như đóng góp vào sự phát triển của mọi lực lượng lao động.
Hội nhập kinh tế toàn cầu
Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn toàn cầu hóa ngày càng
cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt được mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.
Việc thành lập ACE mang lại những lợi ích cũng như những thách thức nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN
Thứ nhất, gia nhập ACE sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều. Theo tính toán của Plummer và các cộng sự (2014), thì trước viễn cảnh của ACE, thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2025 sẽ tăng thêm 19%, nhập khẩu tăng 19,7%, GDP tăng 14,7% so với đường cơ sở (baseline) vào năm 2007. Việc tăng trưởng xuất khẩu có thể giải thích nhờ việc cắt giảm thuế quan. Cắt giảm thuế quan tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường ASEAN. Thuế quan xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào khu vực ASEAN tương đối cao, trung bình khoảng 6,2% và cao hơn thế giới 5,8%. Trong đó đối thuế quan nhập khẩu vào Philippines là cao nhất, lên tới 28% và thấp nhất là đối với Singapore là 0%. Do vậy, việc hình thành một khu vực tự do hóa thương mại thực sự trong nội khối ASEAN sẽ tạo cơ hội rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. Trên thực tế cho thấy, giữa các nước ASEAN đã ký kết AFTA nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN là thấp nhất so với các nước còn lại, chỉ chiếm khoảng 15,6% (2012) tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó, cao nhất là đối với Lào (46,5% năm 2012). Đây là cơ hội để tận dụng thị trường nội khối để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Cắt giảm thuế quan sẽ làm cho luồng hàng nhập khẩu từ ASEAN dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn. Ngoài ra, những hàng rào phi thuế quan được cam
kết dỡ bỏ theo lộ trình nhất định, cũng góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam với ASEAN và ngược lại.
Biểu đồ 3.1: Mức độ bảo hộ thuế quan của các nước ASEAN đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (năm 2007 - %)
Nguồn: Global Trade Analysis Project (phiên bản 8.1)
Thứ hai, tăng lượng vốn FDI vào Việt Nam từ nội khối các nước ASEAN.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng lượng vốn FDI sẽ làm động lực cho nền kinh tế phát triển, thừa hưởng những tiến bộ từ các doanh nghiệp ngoại quốc để phát triển, xây dựng, nâng cao hoạt động sản xuất trong nước. Kế thừa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà những doanh nghiệp này mang lại để cải tiến trình độ kỹ thuật, nâng cao năng suất. Theo Tổng cục Thống kê 2013, ASEAN là một trong những đối tác có nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam cao nhất, lên đến 22% tổng nguồn vốn. Trong đó Singapore là đối tác quan trọng về đầu tư vào Việt Nam (chỉ đứng sau Nhật Bản) Singapore Lào Rest of ASEAN Malaysia Indonesia Thái Lan Cambodia Philippines Thế giới ASEAN 0 5 10 15 20 25 30
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà cách doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó chính là sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa ngoại quốc vào thị trường nội địa, các doanh nghiệp FDI với tiềm lực về tài chính mạnh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN vào Việt Nam trung bình 6,6%, việc giảm thuế sẽ làm cho các mặt hàng ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam, trong bối cảnh trình độ khoa học kỹ thuật trong nước còn hạn chế, năng suất lao động của người Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực thì đây là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa với hàng hóa ngoại nhập.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất trên đầu người (sử dụng giá trị đô la quốc tế năm 2005 làm mốc - constant 2005 international $) 2011 2012 2013 ASEAN 10 097 10 467 10 812 Brunei 99 362 100 051 100 015 Cambodia 3 619 3 797 3 989 Indonesia 9 130 9 486 9 848 Lào 4 865 5 115 5 396 Malaysia 34 056 35 018 35 751 Myanmar 2 560 2 683 2 828 Philippines 9 168 9 571 10 026 Singapore 98 775 96 573 98 072 Thái Lan 13 666 14 446 14 754 Việt Nam 5 082 5 239 5 440
Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development Indicators, 2013.
Năng suất lao động của Việt Nam xếp vào hàng thấp nhất trong khu vực, khi ACE tạo một môi trường chung tự do di chuyển và hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động thì đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy, việc tạo ra hàng hóa sẽ kém cạnh tranh hơn so với các nước cùng khối dẫn đến hàng hóa không có lợi thế trên thị trường quốc tế. Và nếu, sự mở cửa của ACE là toàn diện thì có thể, trên chính thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được với hàng
nhập khẩu. Trước tình hình đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với áp lực cải tiến sản xuất hoặc phá sản, đây là động lực phát triển quốc gia trong bối cảnh ACE.