- Sơ đồ, danh mục riêng cho từng tiêuchuẩn.
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của Hệ thống Quản lý tích hợp
1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, số đơn vị thực hiện cùng lúc nhiều hệ thống còn ít và đa phần là được cấp chứng chỉ riêng rẽ cho từng hệ thống nên kinh nghiệm về tích hợp các hệ thống quản lý chưa nhiều.
Số lượng các nghiên cứu, hội thảo về hệ thống quản lý tích hợp, cách thức triển khai vẫn còn quá ít. Các hội thảo về hệ thống quản lý tích hợp thường do các tổ chức chứng nhận đang hoạt động tại Việt Nam đứng ra tổ chức như TUV Rheinland Việt Nam đã tiến hành tổ chức hội thảo về áp dụng hệ thống quản lý tích hợp để phát triển bền vững vào tháng 10/2012.
1.4.2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trong khi đó ở nước ngoài, việc tích hợp các hệ thống quản lý đã được áp dụng nhiều và cũng có nhiều bài báo, sách, nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Các chuyên gia về quản lý của các tổ chức chất lượng lớn trên thế giới như Del Norske Veritas (DNV), Hiệp hội Châu Âu về chất lượng, Viện đảm bảo chất lượng đã đưa ra giải pháp hợp nhất các mô hình HTQLMT, HTQLCL và HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thành mô hình quản lý tích hợp. Villasedor (2004) dự đoán khoảng 10% các công ty ở Tây Ban Nha có khả năng thực hiện IMS với các mức độ tích hợp khác nhau.
AENOR (tổ chức Tây Ban Nha về tiêu chuẩn hoá và chứng nhận) đang triển khai tiêu chuẩn Tây Ban Nha gọi là: “Hướng dẫn triển khai chiến lược tích hợp ở các công ty”. Mục đích nhằm giúp các công ty chọn được mức độ tích hợp phù hợp theo cấu trúc công ty, và triển khai chiến lược thích hợp nhằm đạt được các kết quả hiệu quảhơn so với trước.
“Hướng dẫn triển khai chiến lược tích hợp ở các công ty” bao gồm các hướng dẫn, các đề nghị cho việc tích hợp và có cấu trúc như sau: đầu tiên là việc kiểm tra ban đầu về tình trạng của công ty liên quan đến các hệ thống quản lý khác nhau. Sau đó, công ty phải phân tích các thuận lợi và các rào cản cho việc thực hiện IMS và cuối cùng, với tất cả những dữ liệu này, công ty có thể sẵn sàng để chọn kiểu tích hợp phù hợp nhất tùy thuộc vào cấu trúc của công ty.
25
Có 2 mô hình tích hợp được đề nghịtrong “Hướng dẫn triển khai chiến lược tích hợp ở các công ty” là:
Mô hình thứ nhất (tích hợp một phần): Mô hình này bao gồm việc tích hợp các thủ tục chung của cả 3 hệ thống quản lý.
Mô hình thứ hai (tích hợp toàn bộ): Mô hình này hướng đến việc tích hợp các thủ tục chung và tích hợp trên cơ sở tiếp cận theo quá trình và cải tiến liên tục.
Tại các trường đại học ở nước ngoài, cũng có một số đề tài liên quan đến tích hợp các hệ thống quản lý như:
Hệ thống quản lý tích hợp cho các tổ chức vừa và nhỏ: lý thuyết và thực hành của Theofanis Stamou, ởđại học East Anglia và đại học Plain tháng 8/ 2003.
Hợp nhất văn hoá và hệ thống quản lý tích hợp tại công ty công nghệ xây dựng UK của Jia Tang ở đại học East Anglia và đại học Plain tháng 8/2003.
Hệ thống quản lý tích hợp - Phân tích cách thực hiện tốt ở các công ty Đan Mạch của Jacob M. Rasmussen ởđại học Aalborg tháng 6/ 2007.
Luận văn tiến sĩ của Franziska Rank (2005) về hệ thống quản lý tích hợp để đảm bảo chất lượng trong sản xuất dược phẩm: phân tích và triển khai mô hình.
Luận văn tiến sĩ của Denise Mocha (2006) về tích hợp trong đánh giá, phương tiện cho việc đánh giá sự phù hợp trong phát triển và sản xuất các sản phẩm dược.
Suzan Linn Jackson (1997) đã trình bày “Hướng dẫn thực hiện ISO 14001: thiết lập hệ thống quản lý tích hợp” là rất cần thiết để tiết kiệm chi phí cho việc thực hiện nhiều hệ thống quản lý cho cùng một tổ chức.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng thực hiện IMS cho một tổ chức hay dự án dựa trên cách tiếp cận với đánh giá và quản lý rủi ro môi trường.
Alena Labodová (2003) “Thực hiện hệ thống quản lý tích hợp dựa trên cách tiếp cận phân tích rủi ro”. Nội dung nghiên cứu nêu bật lên các hướng tích hợp khác nhau và những thuận lợi của việc tích hợp. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thảo luận về 2 cách tích hợp: thứ nhất là thực hiện tích hợp từ những hệ thống riêng rẽ đã có ban đầu, thứ hai là triển khai và thực hiện IMS ngay từ khởi đầu. Việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe dựa trên phương pháp luận đánh giá rủi ro được sử dụng như cách tiếp cận hệ thống đặc biệt và cũng được sử dụng cho việc thực hiện IMS trên cơ
26
sở phân tích rủi ro. Cả 2 cách đều được kiểm chứng theo hình thức nghiên cứu điển hình và kết quả kiểm chứng đã cho thấy chức năng của mô hình lý thuyết về việc thực hiện phân tích rủi ro trên cơ sở các hệ thống quản lý.
Rodger Holdsworth (2003) “Tiếp cận việc áp dụng thực tế đối với việc thiết kế,